Vay tín dụng tiêu dùng: Bút sa tiền mất
Khá nhiều người tìm đến vay tín dụng ở một số công ty tài chính vì thủ tục không quá khắt khe
Nhu cầu vay mua sắm, tiêu dùng cuối năm đang tăng cao. Khá nhiều người tìm đến vay tín dụng ở một số công ty tài chính vì thủ tục không quá khắt khe, giải ngân nhanh chóng.
Tuy nhiên, đi vay tín dụng cần cẩn thận khi ký hợp đồng.
Ngân hàng từ chối, công ty tài chính vào cuộc
Với lý do những ngày cuối năm cận kề, lãi suất không ổn định, nhiều ngân hàng cho biết chỉ giải ngân sau Tết Nguyên đán. Trong khi đó, các công ty tài chính vẫn cho vay mạnh.
Tại một số giao lộ trong thành phố, khi dừng xe người ta dễ dàng nhận được tờ rơi quảng cáo cho vay tiêu dùng cá nhân của một công ty tài chính trực thuộc công ty bảo hiểm P. Nhân viên của công ty tài chính này thường xuyên gọi điện mời mọc vay tiền, với lời quảng cáo hấp dẫn như thủ tục vay khá đơn giản, chỉ cần bản sao chứng minh nhân dân, bản sao giấy tờ tuỳ thân có hình, hợp đồng lao động, hoá đơn tiền điện.
Liên lạc chuyên viên tư vấn tài chính tên A., công ty tài chính P. theo số điện thoại in trên tờ rơi, nhân viên này tư vấn khá nhiệt tình. Theo đó, nếu đã mua bảo hiểm của công ty P. thì sẽ được vay với lãi suất ưu đãi 1,1%, tính theo dư nợ giảm dần. Mua bảo hiểm của công ty khác thì lãi suất từ 1,2 – 1,3%. Không có hợp đồng bảo hiểm, lãi suất 1,5 – 1,8% cho người vay đang làm việc tại các công ty, có thu nhập ổn định hàng tháng, tính theo dư nợ ban đầu.
Với người vay không có hợp đồng bảo hiểm thì mức vay tối đa gấp chín lần tiền lương hàng tháng. Thời hạn vay tối đa bốn năm. Với mức lương 3,5 triệu đồng, nhu cầu vay 70 triệu đồng, người muốn vay phải có xác nhận mức lương từ 8 – 10 triệu/tháng thì mới được vay đúng mức cần với lãi suất 1,7%.
A. cho biết, điều kiện và thủ tục vay đã thoáng hơn trước đây nhiều. Người vay chỉ cần nộp đủ hồ sơ, chỉ sau năm đến bảy ngày là công ty có thể giải ngân.
Bút sa tiền mất
Chị L.T.K nhà ở quận Thủ Đức khá bức xúc khi biết mình phải chịu lỗ thêm một khoản tiền mà không bắt bẻ được một công ty tài chính. Tháng 10.2008, chị K. được công ty tài chính P. mời vay tiền. Chị hợp đồng vay 20 triệu đồng, trả dần trong 36 tháng, lãi suất 1,52%/năm.
Theo tư vấn của nhân viên tín dụng và các khoản thể hiện trong hợp đồng, mỗi tháng chị K. phải trả 859.500 đồng, khoản thanh toán cuối cùng là 63.800 đồng. Trong đó có 304.000 đồng tiền lãi và 555.500 đồng tiền vốn. Vào cuối năm 2009, chị K. được công ty tài chính thông báo, vì chị trả nợ nghiêm túc nên công ty sẽ cho chị ký thêm hợp đồng vay tiếp.
Để được vay khoản mới, chị phải thanh lý hợp đồng cũ. Nhân viên tư vấn bảo chị cứ ký thanh lý hợp đồng rồi đến công ty sẽ giải quyết cụ thể. Theo tính toán của công ty P. thì khoản tiền chị trả hàng tháng tiền lãi cao hơn tiền vốn, tính theo dư nợ giảm dần thì chị K. chịu lỗ 1.637.000 đồng. Chị không đồng ý với cách tính trên và yêu cầu tiếp tục hợp đồng đúng thời hạn. Nhân viên công ty nói: “Chị đã ký thanh lý hợp đồng nên không thể tiếp tục!”
Chị K. bức xúc: “Hàng tháng tôi đến ngân hàng chuyển tiền trả nợ cứ đinh ninh là mình trả theo hợp đồng vậy là đúng. Không ngờ bị thế này”.
Tương tự, một số giáo viên mầm non ở quận Bình Tân lâm vào tình trạng rắc rối với lãi suất. Ban đầu, các giáo viên ký hợp đồng vay tín dụng với ngân hàng A. theo lãi suất 1,5%, trừ lương dần trong hai năm. Đến giữa năm 2009, lãi suất được báo tăng 1,8%. Nhân viên tín dụng của ngân hàng chìa ra bản hợp đồng, ghi rõ: “Lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường đúng quy định của Nhà nước”. Do hợp đồng chỉ ghi chung chung là lãi suất thị trường nên người vay khó tìm lý do để thoả thuận được lãi suất thấp hơn.
Sa Đồng (SGTT)
Tuy nhiên, đi vay tín dụng cần cẩn thận khi ký hợp đồng.
Ngân hàng từ chối, công ty tài chính vào cuộc
Với lý do những ngày cuối năm cận kề, lãi suất không ổn định, nhiều ngân hàng cho biết chỉ giải ngân sau Tết Nguyên đán. Trong khi đó, các công ty tài chính vẫn cho vay mạnh.
Tại một số giao lộ trong thành phố, khi dừng xe người ta dễ dàng nhận được tờ rơi quảng cáo cho vay tiêu dùng cá nhân của một công ty tài chính trực thuộc công ty bảo hiểm P. Nhân viên của công ty tài chính này thường xuyên gọi điện mời mọc vay tiền, với lời quảng cáo hấp dẫn như thủ tục vay khá đơn giản, chỉ cần bản sao chứng minh nhân dân, bản sao giấy tờ tuỳ thân có hình, hợp đồng lao động, hoá đơn tiền điện.
Liên lạc chuyên viên tư vấn tài chính tên A., công ty tài chính P. theo số điện thoại in trên tờ rơi, nhân viên này tư vấn khá nhiệt tình. Theo đó, nếu đã mua bảo hiểm của công ty P. thì sẽ được vay với lãi suất ưu đãi 1,1%, tính theo dư nợ giảm dần. Mua bảo hiểm của công ty khác thì lãi suất từ 1,2 – 1,3%. Không có hợp đồng bảo hiểm, lãi suất 1,5 – 1,8% cho người vay đang làm việc tại các công ty, có thu nhập ổn định hàng tháng, tính theo dư nợ ban đầu.
Với người vay không có hợp đồng bảo hiểm thì mức vay tối đa gấp chín lần tiền lương hàng tháng. Thời hạn vay tối đa bốn năm. Với mức lương 3,5 triệu đồng, nhu cầu vay 70 triệu đồng, người muốn vay phải có xác nhận mức lương từ 8 – 10 triệu/tháng thì mới được vay đúng mức cần với lãi suất 1,7%.
A. cho biết, điều kiện và thủ tục vay đã thoáng hơn trước đây nhiều. Người vay chỉ cần nộp đủ hồ sơ, chỉ sau năm đến bảy ngày là công ty có thể giải ngân.
Bút sa tiền mất
Chị L.T.K nhà ở quận Thủ Đức khá bức xúc khi biết mình phải chịu lỗ thêm một khoản tiền mà không bắt bẻ được một công ty tài chính. Tháng 10.2008, chị K. được công ty tài chính P. mời vay tiền. Chị hợp đồng vay 20 triệu đồng, trả dần trong 36 tháng, lãi suất 1,52%/năm.
Theo tư vấn của nhân viên tín dụng và các khoản thể hiện trong hợp đồng, mỗi tháng chị K. phải trả 859.500 đồng, khoản thanh toán cuối cùng là 63.800 đồng. Trong đó có 304.000 đồng tiền lãi và 555.500 đồng tiền vốn. Vào cuối năm 2009, chị K. được công ty tài chính thông báo, vì chị trả nợ nghiêm túc nên công ty sẽ cho chị ký thêm hợp đồng vay tiếp.
Để được vay khoản mới, chị phải thanh lý hợp đồng cũ. Nhân viên tư vấn bảo chị cứ ký thanh lý hợp đồng rồi đến công ty sẽ giải quyết cụ thể. Theo tính toán của công ty P. thì khoản tiền chị trả hàng tháng tiền lãi cao hơn tiền vốn, tính theo dư nợ giảm dần thì chị K. chịu lỗ 1.637.000 đồng. Chị không đồng ý với cách tính trên và yêu cầu tiếp tục hợp đồng đúng thời hạn. Nhân viên công ty nói: “Chị đã ký thanh lý hợp đồng nên không thể tiếp tục!”
Chị K. bức xúc: “Hàng tháng tôi đến ngân hàng chuyển tiền trả nợ cứ đinh ninh là mình trả theo hợp đồng vậy là đúng. Không ngờ bị thế này”.
Tương tự, một số giáo viên mầm non ở quận Bình Tân lâm vào tình trạng rắc rối với lãi suất. Ban đầu, các giáo viên ký hợp đồng vay tín dụng với ngân hàng A. theo lãi suất 1,5%, trừ lương dần trong hai năm. Đến giữa năm 2009, lãi suất được báo tăng 1,8%. Nhân viên tín dụng của ngân hàng chìa ra bản hợp đồng, ghi rõ: “Lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường đúng quy định của Nhà nước”. Do hợp đồng chỉ ghi chung chung là lãi suất thị trường nên người vay khó tìm lý do để thoả thuận được lãi suất thấp hơn.
Sa Đồng (SGTT)