Vệ sĩ Nam Phi "đắt hàng" dịp World Cup
Ước tính các dịch vụ an ninh ở Nam Phi sẽ tạo được doanh thu khổng lồ khoảng 14 tỷ Rand, tương đương 1,9 tỉ USD
Chuông điện thoại reo không ngừng trong văn phòng một hãng vệ sĩ. Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh (World Cup 2010) đang tới gần, và các văn phòng cho thuê vệ sĩ riêng ở Nam Phi càng trở nên tất bật.
“Chúng tôi có 45 công ty vệ sĩ đối tác, đáp ứng các nhu cầu bảo vệ khác nhau, nhưng phải tiếp tục tìm thêm vì đơn đặt hàng vẫn rất lớn”, Condon, Giám đốc điều hành công ty tư vấn quản lý D & K, nói với hãng AFP. “Doanh thu và lợi nhuận của chúng tôi đã tăng gần gấp 3 lần nhờ có World Cup”.
Mỗi khách hàng của anh Condon sẽ phải thanh toán từ 2.000 đến 4.000 Rand/ngày (256 - 512 USD), tùy mức độ rủi ro, để được một nhân viên an ninh (nam hoặc nữ) có trang bị súng lục bảo vệ.
Nhiều người trong số các vệ sĩ là binh lính hoặc cảnh sát đã giải ngũ. Họ đều được huấn luyện bài bản, từ bắn súng, lái xe, khả năng đối phó với các tình huống khẩn cấp, sơ cứu nạn nhân, cho đến việc lên kế hoạch bảo vệ thân chủ.
“Đó không phải là chuyện bay người ra để đỡ đạn. Điều đó chỉ xuất hiện trong phim có diễn viên Kevin Costner”, Condon nói. “Điều chúng tôi làm là lên kế hoạch an toàn cho thân chủ trong thời gian ở Nam Phi. Chúng tôi giống như trợ lý riêng”.
Nỗi lo sợ tội phạm không chỉ giới hạn ở khách du lịch hay thương nhân đến từ nước ngoài, mà còn với cả người dân bản xứ. Các hãng dịch vụ bảo vệ an ninh đã mọc lên như nấm ở Nam Phi, với mức tăng trưởng hàng năm là 13% kể từ năm 1994 tới nay.
Theo số liệu thống kê của năm 2009, Nam Phi là quốc gia có tỉ lệ tội phạm cao nhất thế giới với hơn 18.000 vụ mưu sát, trung bình hơn 49 vụ mỗi ngày, dù dân số quốc gia này chỉ vào khoảng 49,3 triệu (thống kê năm 2009).
Thêm vào đó, lời đe dọa từ những phần tử khủng bố cũng làm giảm đáng kể lượng du khách đến Nam Phi xem World Cup 2010. Mặc dù quốc gia này đã cố gắng huy động một lượng cảnh sát hùng hậu để bảo vệ giải thi đấu, nhưng an toàn của từng cá nhân trong dịp World Cup vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát.
Tuần trước, một băng cướp có vũ trang ngang nhiên chặn cướp xe chuyển tiền ngay tại TP Johannesburg, gần nơi đóng quân của đội Mexico và Bờ Biển Ngà, bắn chết một cảnh sát, làm bị thương một cảnh sát khác cùng hai nhân viên an ninh.
Vụ việc này đã khiến du khách thêm lo lắng và các công ty vệ sĩ trở nên quá tải hơn. Nhiều khách du lịch, doanh nhân nước ngoài dù chưa tới Nam Phi, đã ký hợp đồng thuê vệ sĩ riêng, thuê xe chống đạn, cài thiết bị định vị toàn cầu...
Hiện Nam Phi có hơn 6.400 công ty vệ sĩ với khoảng 375.000 nhân viên được Chính phủ Nam Phi công nhận. Ước tính các dịch vụ an ninh sẽ tạo được doanh thu khổng lồ khoảng 14 tỷ Rand (1,9 tỉ USD). Doanh thu này có thể lên tới 40 tỷ Rand, nếu bao gồm cả tiền bán các trang thiết bị như hàng rào điện, camera quan sát, thiết bị định vị...
Tuy nhiên, quan chức an ninh của Nam Phi Junior Yele cho biết: “Du khách cũng không thể hoàn toàn trông cậy vào vệ sĩ và cảnh sát. Cách tốt nhất để bảo vệ mình là đừng bao giờ cho người ta thấy bạn là người có tiền hay thu hút sự chú ý của người khác”.
Tuần trước, Cơ quan tình báo quốc gia Nam Phi đã bác bỏ thông tin về nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố nhằm vào World Cup 2010 được đăng tải trên nhật báo Sunday Times của Nam Phi.
Sunday Times dẫn nguồn tin của Cơ quan chống khủng bố thuộc Quốc hội Mỹ (NEFA) cho rằng nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố tại Nam Phi trong thời gian diễn ra World Cup 2010 vẫn rất cao. Theo NEFA, một số tổ chức khủng bố quốc tế và khu vực đang lên kế hoạch tiến hành tấn công trong dịp World Cup 2010.
Đặc biệt, một số trại huấn luyện khủng bố đã được thành lập tại Mozambique, nước láng giềng của Nam Phi, và một số phần tử khủng bố, trong đó có những thành viên al-Qaeda, đã xuất hiện tại các trại huấn luyện này.
Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo, công dân và người hâm mộ nước này cần nâng cao cảnh giác khi đến Nam Phi du lịch và cổ vũ cho đội tuyển bóng đá Mỹ trong thời gian diễn ra World Cup 2010.
Tuy nhiên, phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Pretoria ngày 30/5, người phát ngôn Cơ quan tình báo quốc gia Nam Phi, ông Brian Dube, khẳng định không có bất cứ mối đe dọa nào đối với World Cup 2010.
Ông nhấn mạnh nước chủ nhà đã huy động, triển khai tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh cao nhất cho ngày hội bóng đá thế giới, trong đó có việc trao đổi thông tin tình báo, phối hợp hành động với tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol và lực lượng an ninh nước ngoài.
“Chúng tôi có 45 công ty vệ sĩ đối tác, đáp ứng các nhu cầu bảo vệ khác nhau, nhưng phải tiếp tục tìm thêm vì đơn đặt hàng vẫn rất lớn”, Condon, Giám đốc điều hành công ty tư vấn quản lý D & K, nói với hãng AFP. “Doanh thu và lợi nhuận của chúng tôi đã tăng gần gấp 3 lần nhờ có World Cup”.
Mỗi khách hàng của anh Condon sẽ phải thanh toán từ 2.000 đến 4.000 Rand/ngày (256 - 512 USD), tùy mức độ rủi ro, để được một nhân viên an ninh (nam hoặc nữ) có trang bị súng lục bảo vệ.
Nhiều người trong số các vệ sĩ là binh lính hoặc cảnh sát đã giải ngũ. Họ đều được huấn luyện bài bản, từ bắn súng, lái xe, khả năng đối phó với các tình huống khẩn cấp, sơ cứu nạn nhân, cho đến việc lên kế hoạch bảo vệ thân chủ.
“Đó không phải là chuyện bay người ra để đỡ đạn. Điều đó chỉ xuất hiện trong phim có diễn viên Kevin Costner”, Condon nói. “Điều chúng tôi làm là lên kế hoạch an toàn cho thân chủ trong thời gian ở Nam Phi. Chúng tôi giống như trợ lý riêng”.
Nỗi lo sợ tội phạm không chỉ giới hạn ở khách du lịch hay thương nhân đến từ nước ngoài, mà còn với cả người dân bản xứ. Các hãng dịch vụ bảo vệ an ninh đã mọc lên như nấm ở Nam Phi, với mức tăng trưởng hàng năm là 13% kể từ năm 1994 tới nay.
Theo số liệu thống kê của năm 2009, Nam Phi là quốc gia có tỉ lệ tội phạm cao nhất thế giới với hơn 18.000 vụ mưu sát, trung bình hơn 49 vụ mỗi ngày, dù dân số quốc gia này chỉ vào khoảng 49,3 triệu (thống kê năm 2009).
Thêm vào đó, lời đe dọa từ những phần tử khủng bố cũng làm giảm đáng kể lượng du khách đến Nam Phi xem World Cup 2010. Mặc dù quốc gia này đã cố gắng huy động một lượng cảnh sát hùng hậu để bảo vệ giải thi đấu, nhưng an toàn của từng cá nhân trong dịp World Cup vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát.
Tuần trước, một băng cướp có vũ trang ngang nhiên chặn cướp xe chuyển tiền ngay tại TP Johannesburg, gần nơi đóng quân của đội Mexico và Bờ Biển Ngà, bắn chết một cảnh sát, làm bị thương một cảnh sát khác cùng hai nhân viên an ninh.
Vụ việc này đã khiến du khách thêm lo lắng và các công ty vệ sĩ trở nên quá tải hơn. Nhiều khách du lịch, doanh nhân nước ngoài dù chưa tới Nam Phi, đã ký hợp đồng thuê vệ sĩ riêng, thuê xe chống đạn, cài thiết bị định vị toàn cầu...
Hiện Nam Phi có hơn 6.400 công ty vệ sĩ với khoảng 375.000 nhân viên được Chính phủ Nam Phi công nhận. Ước tính các dịch vụ an ninh sẽ tạo được doanh thu khổng lồ khoảng 14 tỷ Rand (1,9 tỉ USD). Doanh thu này có thể lên tới 40 tỷ Rand, nếu bao gồm cả tiền bán các trang thiết bị như hàng rào điện, camera quan sát, thiết bị định vị...
Tuy nhiên, quan chức an ninh của Nam Phi Junior Yele cho biết: “Du khách cũng không thể hoàn toàn trông cậy vào vệ sĩ và cảnh sát. Cách tốt nhất để bảo vệ mình là đừng bao giờ cho người ta thấy bạn là người có tiền hay thu hút sự chú ý của người khác”.
Tuần trước, Cơ quan tình báo quốc gia Nam Phi đã bác bỏ thông tin về nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố nhằm vào World Cup 2010 được đăng tải trên nhật báo Sunday Times của Nam Phi.
Sunday Times dẫn nguồn tin của Cơ quan chống khủng bố thuộc Quốc hội Mỹ (NEFA) cho rằng nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố tại Nam Phi trong thời gian diễn ra World Cup 2010 vẫn rất cao. Theo NEFA, một số tổ chức khủng bố quốc tế và khu vực đang lên kế hoạch tiến hành tấn công trong dịp World Cup 2010.
Đặc biệt, một số trại huấn luyện khủng bố đã được thành lập tại Mozambique, nước láng giềng của Nam Phi, và một số phần tử khủng bố, trong đó có những thành viên al-Qaeda, đã xuất hiện tại các trại huấn luyện này.
Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo, công dân và người hâm mộ nước này cần nâng cao cảnh giác khi đến Nam Phi du lịch và cổ vũ cho đội tuyển bóng đá Mỹ trong thời gian diễn ra World Cup 2010.
Tuy nhiên, phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Pretoria ngày 30/5, người phát ngôn Cơ quan tình báo quốc gia Nam Phi, ông Brian Dube, khẳng định không có bất cứ mối đe dọa nào đối với World Cup 2010.
Ông nhấn mạnh nước chủ nhà đã huy động, triển khai tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh cao nhất cho ngày hội bóng đá thế giới, trong đó có việc trao đổi thông tin tình báo, phối hợp hành động với tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol và lực lượng an ninh nước ngoài.