Venezuela tấn công tội phạm đầu cơ giấy toilet
Giấy vệ sinh dạng cuộn hiện đang là một trong 5 hàng hóa thiết yếu khan hiếm nhất ở Venezuela
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Hãng tin AFP cho biết, cuộc tấn công trên đã được thực hiện sau khi có tin báo mật cho cảnh sát. Kết quả đã tìm thấy 2.450 cuộn giấy toilet được cất giữ trong một nhà kho ở khu dân cư lao động Antimano thuộc phía Tây của thủ đô Caracas. Đích thân Bộ trưởng Bộ Nội vụ Venezuela, ông Miguel Rodriguez Torres, đã thông báo trên trang mạng xã hội Twitter về vụ bắt giữ này.
Ngoài ra, vụ tấn công cũng phát hiện 7.000 lít nước ép trái cây và 400 bịch tã giấy trẻ em. Đây đều là những mặt hàng đang khan hiếm ở Venezuela, quốc gia Nam Mỹ nhiều dầu lửa, tương tự như giấy vệ sinh.
Cảnh sát trưởng quốc gia Venezuela, ông Luis Karabin, cho biết đã khởi động một cuộc điều tra để xác định nguồn gốc xuất xứ của lô hàng trên và chủ nhân thực sự của lô hàng là ai.
Là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng nền kinh tế của Venezuela đang gặp nhiều khó khăn.
Giấy vệ sinh dạng cuộn hiện đang là một trong 5 hàng hóa thiết yếu khan hiếm nhất ở nước này, bên cạnh kem đánh răng, xà phòng rửa tay, tã giấy trẻ em và băng vệ sinh phụ nữ. Nhiều người dân cao tuổi ở Venezuela cho biết, đây là lần đầu tiên trong đời họ chứng kiến cảnh thiếu giấy toilet.
Các biện pháp kiểm soát giá cả và ngoại tệ, cũng như nạn quan liêu, dẫn tới việc các nhà nhập khẩu khó có được ngoại tệ mạnh để nhập hàng, được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khan hiếm các mặt hàng nói trên.
Để giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu giấy toilet, chính phủ của tân Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro mới đây đã tuyên bố sẽ nhập khẩu 50 triệu cuộn giấy toilet. Bên cạnh đó, Quốc hội nước này cũng thông qua một khoản vay 80 triệu USD để nhập khẩu 5 mặt hàng thiết yếu bị thiếu.
Nạn khan hiếm hàng hóa đã thúc đẩy Chính phủ Venezuela tổ chức các cuộc họp với giới doanh nhân thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Thậm chí, Chính phủ Venezuela còn cáo buộc phe đối lập găm hàng giấy toilet và các mặt hàng thiết yếu khác nhằm mục đích phá hoại nền kinh tế.
Phe đối lập ở Venezuela do chính trị gia Henrique Capriles dẫn đầu không công nhận kết quả cuộc bầu cử diễn ra hồi giữa tháng 4, được tổ chức sau cái chết của Tổng thống Hugo Chavez. Cho rằng ông Maduro đã chiến thắng do gian lận, ông Capriles đã đâm đơn kiện lên tòa án tối cao, đòi hủy bỏ kết quả của cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, điều này khó có khả năng xảy ra vì các điều luật ở Venezuela đa số đều đang đứng về Chính phủ của ông Maduro, người được Tổng thống Chavez gửi gắm tâm nguyện sẽ lên lãnh đạo đất nước sau khi ông qua đời.
Venezuela bắt đầu thực hiện các biện pháp kiểm soát giá cả đối với một số mặt hàng thiết yếu từ năm 2003, sau khi một cuộc đình công trong ngành dầu lửa đẩy nền kinh tế vào tình trạng tê liệt, lạm phát tăng vọt và hàng hóa khan hiếm.
Người dân Venezuela hiện đang mất dần kiên nhẫn trước tình trạng thiếu thốn các mặt hàng thiết yếu. Họ thường xuyên phải xếp hạng dài trước các siêu thị và nhà thuốc để chờ đến lượt mua hàng. Tháng trước, lạm phát 12 tháng tăng lên mức gần 30%. Người tiêu dùng Venezuela thường xuyên phải dành thời gian để “săn lùng” các mặt hàng thiết yếu và tích trữ hàng khi mua được.
Hãng tin AFP cho biết, cuộc tấn công trên đã được thực hiện sau khi có tin báo mật cho cảnh sát. Kết quả đã tìm thấy 2.450 cuộn giấy toilet được cất giữ trong một nhà kho ở khu dân cư lao động Antimano thuộc phía Tây của thủ đô Caracas. Đích thân Bộ trưởng Bộ Nội vụ Venezuela, ông Miguel Rodriguez Torres, đã thông báo trên trang mạng xã hội Twitter về vụ bắt giữ này.
Ngoài ra, vụ tấn công cũng phát hiện 7.000 lít nước ép trái cây và 400 bịch tã giấy trẻ em. Đây đều là những mặt hàng đang khan hiếm ở Venezuela, quốc gia Nam Mỹ nhiều dầu lửa, tương tự như giấy vệ sinh.
Cảnh sát trưởng quốc gia Venezuela, ông Luis Karabin, cho biết đã khởi động một cuộc điều tra để xác định nguồn gốc xuất xứ của lô hàng trên và chủ nhân thực sự của lô hàng là ai.
Là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng nền kinh tế của Venezuela đang gặp nhiều khó khăn.
Giấy vệ sinh dạng cuộn hiện đang là một trong 5 hàng hóa thiết yếu khan hiếm nhất ở nước này, bên cạnh kem đánh răng, xà phòng rửa tay, tã giấy trẻ em và băng vệ sinh phụ nữ. Nhiều người dân cao tuổi ở Venezuela cho biết, đây là lần đầu tiên trong đời họ chứng kiến cảnh thiếu giấy toilet.
Các biện pháp kiểm soát giá cả và ngoại tệ, cũng như nạn quan liêu, dẫn tới việc các nhà nhập khẩu khó có được ngoại tệ mạnh để nhập hàng, được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khan hiếm các mặt hàng nói trên.
Để giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu giấy toilet, chính phủ của tân Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro mới đây đã tuyên bố sẽ nhập khẩu 50 triệu cuộn giấy toilet. Bên cạnh đó, Quốc hội nước này cũng thông qua một khoản vay 80 triệu USD để nhập khẩu 5 mặt hàng thiết yếu bị thiếu.
Nạn khan hiếm hàng hóa đã thúc đẩy Chính phủ Venezuela tổ chức các cuộc họp với giới doanh nhân thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Thậm chí, Chính phủ Venezuela còn cáo buộc phe đối lập găm hàng giấy toilet và các mặt hàng thiết yếu khác nhằm mục đích phá hoại nền kinh tế.
Phe đối lập ở Venezuela do chính trị gia Henrique Capriles dẫn đầu không công nhận kết quả cuộc bầu cử diễn ra hồi giữa tháng 4, được tổ chức sau cái chết của Tổng thống Hugo Chavez. Cho rằng ông Maduro đã chiến thắng do gian lận, ông Capriles đã đâm đơn kiện lên tòa án tối cao, đòi hủy bỏ kết quả của cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, điều này khó có khả năng xảy ra vì các điều luật ở Venezuela đa số đều đang đứng về Chính phủ của ông Maduro, người được Tổng thống Chavez gửi gắm tâm nguyện sẽ lên lãnh đạo đất nước sau khi ông qua đời.
Venezuela bắt đầu thực hiện các biện pháp kiểm soát giá cả đối với một số mặt hàng thiết yếu từ năm 2003, sau khi một cuộc đình công trong ngành dầu lửa đẩy nền kinh tế vào tình trạng tê liệt, lạm phát tăng vọt và hàng hóa khan hiếm.
Người dân Venezuela hiện đang mất dần kiên nhẫn trước tình trạng thiếu thốn các mặt hàng thiết yếu. Họ thường xuyên phải xếp hạng dài trước các siêu thị và nhà thuốc để chờ đến lượt mua hàng. Tháng trước, lạm phát 12 tháng tăng lên mức gần 30%. Người tiêu dùng Venezuela thường xuyên phải dành thời gian để “săn lùng” các mặt hàng thiết yếu và tích trữ hàng khi mua được.