Venezuela thực hiện “cách mạng” tài chính
Tổng thống H.Chavez đang tiến hành cuộc “cách mạng” trong ngành tài chính với việc 8 ngân hàng bị đóng cửa trong 3 tuần qua
Sau khi thực hiện quốc hữu hóa một số ngành quan trọng như: điện, xi măng, thép, dịch vụ dầu mỏ, trong vòng 2 năm qua, Tổng thống H.Chavez đang tiến hành cuộc “cách mạng” trong ngành tài chính với việc 8 ngân hàng bị đóng cửa trong 3 tuần qua và một số quan chức cấp cao trong ngành tài chính-ngân hàng đã bị bắt hoặc bị truy nã.
Tổng thống Hugo Chavez mới đây còn tuyên bố, chính phủ nước này sẽ thành lập một thiết chế tài chính mới do nhà nước quản lý từ một số ngân hàng tư nhân bị đóng cửa do vi phạm các quy tắc tài chính. Đồng thời, có thể sẽ đặt "toàn bộ các ngân hàng tư nhân" của Venezuela dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Mở rộng điều tra các vụ bê bối
Ngày 12/12, Chính phủ Venezuela đã thông báo bắt giữ cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Quốc gia, ông A. Marquez Sanchez, với các cáo buộc liên quan đến tội phạm tài chính trong đó có biển thủ ngân quỹ.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán A. Marquez Sanchez đã trở thành quan chức cao cấp thứ hai của Venezuela bị sa thải liên quan tới các vụ bê bối trong ngành ngân hàng nước này. Động thái trên diễn ra sau khi Tổng Chưởng lý Venezuela, bà Luisa Ortega Diaz, cho biết các cơ quan chức năng đang điều tra vai trò của Ủy ban Chứng khoán.
Ngày 6/12, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Jesse Chacón, cũng đã từ chức vì em trai ông này dính líu tới hoạt động của một số ngân hàng "có vấn đề" và đã bị chính quyền đóng cửa.
Tuần trước, cảnh sát liên bang Venezuela cũng đã bất ngờ khám xét các văn phòng của Công ty Khứng khoán Caja Iberica de Valores trong cuộc điều tra vụ bê bối tài chính. Trước đó, các quan chức và nhân viên an ninh của Venezuela cũng đã khám xét 3 công ty kinh doanh chứng khoán khác và 2 công ty bảo hiểm liên quan đến vụ bê bối trên.
Hiện, họ đang truy tìm 22 thành viên hội đồng quản trị và cổ đông bị buộc tội có những hành động trái với quy định dẫn đến các vấn đề về tài chính của những ngân hàng bị cáo buộc có sai phạm quy tắc tài chính.
Ngân hàng bị cáo buộc“vi phạm nguyên tắc”
Liên quan tới cuộc điều tra các vụ bê bối ngân hàng, hiện Venezuela đã bắt giữ ít nhất 10 người, ra lệnh cấm đi lại đối với 15 người khác, đồng thời yêu cầu cảnh sát quốc tế (Interpol) hỗ trợ bắt giữ 9 nghi can bị nghi ngờ đã trốn ra nước ngoài. Hiện còn hơn 20 quan chức ngân hàng đang bị truy nã. Những đối tượng trên phải đối mặt với những cáo buộc vi phạm nguyên tắc tràn lan khiến nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng tài chính khó khăn.
BaNorte Banco là ngân hàng thứ 8, vừa bị đóng cửa cuối tuần qua do không còn khả năng thanh toán. Một quan chức giám sát khu vực ngân hàng cho biết tình trạng thiếu tiền mặt không cho phép BaNorte Banco đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn hạn. Chính phủ sẽ bảo lãnh cho hơn 90% số tiền gửi của gần 61.000 khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng này.
Trước đó, Chính phủ của Tổng thống Hugo Chavez đã đóng cửa 7 ngân hàng tư nhân do phát hiện nhiều vấn đề tài chính nghiêm trọng. Hầu hết các khoản tiền gửi của những ngân hàng này sẽ được quỹ bảo hiểm tiền gửi nhà nước kiểm soát.
Việc đóng cửa các ngân hàng nói trên diễn ra sau khi ông Chavez cảnh báo sẽ quốc hữu hóa bất kỳ ngân hàng tư nhân nào trên toàn quốc không tuân thủ luật pháp. Để tránh tình trạng người dân đổ xô đi rút tiền, giới chức phụ trách tài chính và ngân hàng của Venezuela tuyên bố hệ thống tài chính quốc gia vẫn vững chắc và đảm bảo với khách hàng gửi tiền tại các ngân hàng trên rằng họ sẽ không bị mất số tiền gửi tiết kiệm.
Tổng thống Hugo Chavez vừa tuyên bố chính phủ nước ông sẽ thành lập một thiết chế tài chính mới. Ngân hàng mới sẽ mang tên Banco Bicentenario, nhân kỷ niệm 200 năm giành độc lập của Venezuela vào năm tới. Ngân hàng này bao gồm Ngân hàng Nhà nước Banfoandes và phần còn lại của 4/8 ngân hàng hiện đang phải đóng cửa để điều tra là: Confederado, Central, Bolivar và Banco Real.
Tổng thống Hugo Chavez mới đây còn tuyên bố, chính phủ nước này sẽ thành lập một thiết chế tài chính mới do nhà nước quản lý từ một số ngân hàng tư nhân bị đóng cửa do vi phạm các quy tắc tài chính. Đồng thời, có thể sẽ đặt "toàn bộ các ngân hàng tư nhân" của Venezuela dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Mở rộng điều tra các vụ bê bối
Ngày 12/12, Chính phủ Venezuela đã thông báo bắt giữ cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Quốc gia, ông A. Marquez Sanchez, với các cáo buộc liên quan đến tội phạm tài chính trong đó có biển thủ ngân quỹ.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán A. Marquez Sanchez đã trở thành quan chức cao cấp thứ hai của Venezuela bị sa thải liên quan tới các vụ bê bối trong ngành ngân hàng nước này. Động thái trên diễn ra sau khi Tổng Chưởng lý Venezuela, bà Luisa Ortega Diaz, cho biết các cơ quan chức năng đang điều tra vai trò của Ủy ban Chứng khoán.
Ngày 6/12, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Jesse Chacón, cũng đã từ chức vì em trai ông này dính líu tới hoạt động của một số ngân hàng "có vấn đề" và đã bị chính quyền đóng cửa.
Tuần trước, cảnh sát liên bang Venezuela cũng đã bất ngờ khám xét các văn phòng của Công ty Khứng khoán Caja Iberica de Valores trong cuộc điều tra vụ bê bối tài chính. Trước đó, các quan chức và nhân viên an ninh của Venezuela cũng đã khám xét 3 công ty kinh doanh chứng khoán khác và 2 công ty bảo hiểm liên quan đến vụ bê bối trên.
Hiện, họ đang truy tìm 22 thành viên hội đồng quản trị và cổ đông bị buộc tội có những hành động trái với quy định dẫn đến các vấn đề về tài chính của những ngân hàng bị cáo buộc có sai phạm quy tắc tài chính.
Ngân hàng bị cáo buộc“vi phạm nguyên tắc”
Liên quan tới cuộc điều tra các vụ bê bối ngân hàng, hiện Venezuela đã bắt giữ ít nhất 10 người, ra lệnh cấm đi lại đối với 15 người khác, đồng thời yêu cầu cảnh sát quốc tế (Interpol) hỗ trợ bắt giữ 9 nghi can bị nghi ngờ đã trốn ra nước ngoài. Hiện còn hơn 20 quan chức ngân hàng đang bị truy nã. Những đối tượng trên phải đối mặt với những cáo buộc vi phạm nguyên tắc tràn lan khiến nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng tài chính khó khăn.
BaNorte Banco là ngân hàng thứ 8, vừa bị đóng cửa cuối tuần qua do không còn khả năng thanh toán. Một quan chức giám sát khu vực ngân hàng cho biết tình trạng thiếu tiền mặt không cho phép BaNorte Banco đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn hạn. Chính phủ sẽ bảo lãnh cho hơn 90% số tiền gửi của gần 61.000 khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng này.
Trước đó, Chính phủ của Tổng thống Hugo Chavez đã đóng cửa 7 ngân hàng tư nhân do phát hiện nhiều vấn đề tài chính nghiêm trọng. Hầu hết các khoản tiền gửi của những ngân hàng này sẽ được quỹ bảo hiểm tiền gửi nhà nước kiểm soát.
Việc đóng cửa các ngân hàng nói trên diễn ra sau khi ông Chavez cảnh báo sẽ quốc hữu hóa bất kỳ ngân hàng tư nhân nào trên toàn quốc không tuân thủ luật pháp. Để tránh tình trạng người dân đổ xô đi rút tiền, giới chức phụ trách tài chính và ngân hàng của Venezuela tuyên bố hệ thống tài chính quốc gia vẫn vững chắc và đảm bảo với khách hàng gửi tiền tại các ngân hàng trên rằng họ sẽ không bị mất số tiền gửi tiết kiệm.
Tổng thống Hugo Chavez vừa tuyên bố chính phủ nước ông sẽ thành lập một thiết chế tài chính mới. Ngân hàng mới sẽ mang tên Banco Bicentenario, nhân kỷ niệm 200 năm giành độc lập của Venezuela vào năm tới. Ngân hàng này bao gồm Ngân hàng Nhà nước Banfoandes và phần còn lại của 4/8 ngân hàng hiện đang phải đóng cửa để điều tra là: Confederado, Central, Bolivar và Banco Real.