Vì sao “biến mất” chỉ tiêu tạo việc làm mới?
“Nếu thực trạng phát triển như thế mà Việt Nam tạo được việc làm như thế thì cả thế giới phải sang học tập”
Sau chặng đường ròng rã đại biểu cứ nghi ngờ, các bộ liên quan cứ thanh minh là “hợp lý”, chỉ tiêu tạo việc làm mới nay đã không còn xuất hiện ở nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016, vừa được Quốc hội thông qua sáng 10/11.
Riêng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4% là không đổi ở cả năm 2015 và 2016.
Nhìn cả hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho năm sau so với năm 2015, bên cạnh việc không còn chỉ tiêu tạo việc làm mới, thì cũng còn những thay đổi đáng chú ý khác.
Đó là, 2016 không còn các chỉ tiêu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường
Có hai chỉ tiêu mới xuất hiện ở hệ thống chỉ tiêu của năm sau là tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5% so với năm 2015. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 76%.
Sự thay đổi nói trên không xuất hiện trong phần giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, khi biểu quyết riêng về các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội 2016 trước khi thông qua toàn bộ nghị quyết thì 100% các vị đại biểu có mặt đều đồng ý.
Không khó để lý giải vì sao sự “biến mất” của chỉ tiêu tạo việc làm mới lại dễ dàng được chấp nhận như vậy.
Một năm trước, bài viết trên VnEconomy đã đề cập khá sâu về sự tai tiếng của chỉ tiêu này, khi mà từ đầu năm 2009, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa 12 đã từng khẳng định là con số tạo việc làm mới không có cơ sở cả về lý thuyết và thực tiễn, khi tăng trưởng kinh tế giảm, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng việc làm vẫn cứ tăng.
Nay, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa 13, ông Bùi Sỹ Lợi vẫn đề nghị bỏ chỉ tiêu tạo việc làm mới vì con số tạo việc làm là hoàn toàn không có căn cứ nên không thể dùng làm chỉ tiêu pháp lệnh của Quốc hội được.
Không bao giờ tin con số giải quyết việc làm năm nào cũng 1,5 - 1,6 triệu, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, ông Trần Du Lịch đã kiến nghị Chính phủ bằng các công cụ kỹ thuật phải tính chính xác được số lao động được tạo việc làm mới.
Còn nếu kinh tế cỡ nào cũng giải quyết việc làm cỡ 1,5 - 1,6 triệu, thì theo ông, Quốc hội không nên quyết làm gì chỉ tiêu này.
Thế nhưng, các quan chức của bộ chuyên ngành vẫn khẳng định con số tạo việc làm như thế là “hợp lý”, còn tỷ lệ thất nghiệp dưới 4% là “đáng tin cậy”.
Và cho đến tận kỳ họp cuối năm 2014 Quốc hội vẫn “chốt” chỉ tiêu tạo việc làm cho 2015 là 1,6 triệu lượt người và Chính phủ báo cáo là chỉ tiêu này dự kiến về đích.
Cũng theo Chính phủ thì số lao động được tạo việc làm 5 năm 2011 - 2015 là 7,8 triệu lượt người, không đạt chỉ tiêu nhưng cũng rất gần con số đã được thông qua là 8 triệu.
“Nếu thực trạng phát triển như thế mà Việt Nam tạo được việc làm như thế thì cả thế giới phải sang học tập”, một vị đại biểu bình luận.
Và theo ông, sau nhiều năm chỉ “áng chừng” thì nay bỏ chỉ tiêu tạo việc làm mới đi là hợp lý.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng cho rằng, khi chưa có căn cứ vững chắc để tính đúng số lao động được tạo việc làm mới hành năm thì nên tạm bỏ chỉ tiêu đó ra khỏi hệ thống chỉ tiêu.
“Trước đây, có khi một công nhân ở khu công nghiệp nào đó do doanh nghiệp tạm dừng sản xuất nên quay về nhà ở nông thôn, sau đó lại trở lại thì có khi cũng tính đó là việc làm mới, dẫn đến con số thiếu sự tin cậy”, ông Hùng nói thêm.
Cho biết đã là nhiều kỳ họp đề xuất bỏ chỉ tiêu tạo việc làm mới, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho biết, khi tính toán hệ thống chỉ tiêu cho năm sau, Tổng cục Thống kê phân tích thấy rằng chỉ tiêu tạo việc làm mới không chuẩn và xu thế quốc tế cũng không dùng chỉ tiêu này mà dùng chỉ tiêu thất nghiệp.
Biết là không chính xác nhưng có để chỉ tiêu này hay không là do Chính phủ trình, hơn nữa Trung ương cũng đặt ra chỉ tiêu này nên năm sau hết nhiệm kỳ bỏ đi là hợp lý, ông Lợi giải thích.
Riêng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4% là không đổi ở cả năm 2015 và 2016.
Nhìn cả hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho năm sau so với năm 2015, bên cạnh việc không còn chỉ tiêu tạo việc làm mới, thì cũng còn những thay đổi đáng chú ý khác.
Đó là, 2016 không còn các chỉ tiêu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường
Có hai chỉ tiêu mới xuất hiện ở hệ thống chỉ tiêu của năm sau là tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5% so với năm 2015. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 76%.
Sự thay đổi nói trên không xuất hiện trong phần giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, khi biểu quyết riêng về các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội 2016 trước khi thông qua toàn bộ nghị quyết thì 100% các vị đại biểu có mặt đều đồng ý.
Không khó để lý giải vì sao sự “biến mất” của chỉ tiêu tạo việc làm mới lại dễ dàng được chấp nhận như vậy.
Một năm trước, bài viết trên VnEconomy đã đề cập khá sâu về sự tai tiếng của chỉ tiêu này, khi mà từ đầu năm 2009, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa 12 đã từng khẳng định là con số tạo việc làm mới không có cơ sở cả về lý thuyết và thực tiễn, khi tăng trưởng kinh tế giảm, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng việc làm vẫn cứ tăng.
Nay, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa 13, ông Bùi Sỹ Lợi vẫn đề nghị bỏ chỉ tiêu tạo việc làm mới vì con số tạo việc làm là hoàn toàn không có căn cứ nên không thể dùng làm chỉ tiêu pháp lệnh của Quốc hội được.
Không bao giờ tin con số giải quyết việc làm năm nào cũng 1,5 - 1,6 triệu, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, ông Trần Du Lịch đã kiến nghị Chính phủ bằng các công cụ kỹ thuật phải tính chính xác được số lao động được tạo việc làm mới.
Còn nếu kinh tế cỡ nào cũng giải quyết việc làm cỡ 1,5 - 1,6 triệu, thì theo ông, Quốc hội không nên quyết làm gì chỉ tiêu này.
Thế nhưng, các quan chức của bộ chuyên ngành vẫn khẳng định con số tạo việc làm như thế là “hợp lý”, còn tỷ lệ thất nghiệp dưới 4% là “đáng tin cậy”.
Và cho đến tận kỳ họp cuối năm 2014 Quốc hội vẫn “chốt” chỉ tiêu tạo việc làm cho 2015 là 1,6 triệu lượt người và Chính phủ báo cáo là chỉ tiêu này dự kiến về đích.
Cũng theo Chính phủ thì số lao động được tạo việc làm 5 năm 2011 - 2015 là 7,8 triệu lượt người, không đạt chỉ tiêu nhưng cũng rất gần con số đã được thông qua là 8 triệu.
“Nếu thực trạng phát triển như thế mà Việt Nam tạo được việc làm như thế thì cả thế giới phải sang học tập”, một vị đại biểu bình luận.
Và theo ông, sau nhiều năm chỉ “áng chừng” thì nay bỏ chỉ tiêu tạo việc làm mới đi là hợp lý.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng cho rằng, khi chưa có căn cứ vững chắc để tính đúng số lao động được tạo việc làm mới hành năm thì nên tạm bỏ chỉ tiêu đó ra khỏi hệ thống chỉ tiêu.
“Trước đây, có khi một công nhân ở khu công nghiệp nào đó do doanh nghiệp tạm dừng sản xuất nên quay về nhà ở nông thôn, sau đó lại trở lại thì có khi cũng tính đó là việc làm mới, dẫn đến con số thiếu sự tin cậy”, ông Hùng nói thêm.
Cho biết đã là nhiều kỳ họp đề xuất bỏ chỉ tiêu tạo việc làm mới, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho biết, khi tính toán hệ thống chỉ tiêu cho năm sau, Tổng cục Thống kê phân tích thấy rằng chỉ tiêu tạo việc làm mới không chuẩn và xu thế quốc tế cũng không dùng chỉ tiêu này mà dùng chỉ tiêu thất nghiệp.
Biết là không chính xác nhưng có để chỉ tiêu này hay không là do Chính phủ trình, hơn nữa Trung ương cũng đặt ra chỉ tiêu này nên năm sau hết nhiệm kỳ bỏ đi là hợp lý, ông Lợi giải thích.