17:08 01/12/2021

Vì sao CEO Twitter, Amazon, Google... từ chức?

Hoàng An

Các công ty công nghệ ở mọi quy mô đang chứng kiến hiện tượng các CEO từ nhiệm hoặc về hưu với số lượng kỷ lục...

Việc Jack Dorsey từ chức Giám đốc điều hành của gã khổng lồ internet Twitter là trường hợp mới nhất trong số các vụ rời đi kỷ lục của Giám đốc điều hành ở lĩnh vực công nghệ trong hai năm qua...
Việc Jack Dorsey từ chức Giám đốc điều hành của gã khổng lồ internet Twitter là trường hợp mới nhất trong số các vụ rời đi kỷ lục của Giám đốc điều hành ở lĩnh vực công nghệ trong hai năm qua...

Việc Jack Dorsey từ chức Giám đốc điều hành của gã khổng lồ Internet Twitter là sự ra đi mới nhất trong số các vụ từ chức kỷ lục của Giám đốc điều hành ở lĩnh vực công nghệ trong hai năm qua, theo Zdnet.

THÁCH THỨC ĐẾN TỪ COVID-19

Báo cáo từ hãng tuyển dụng điều hành Challenger, Grey & Christmas phát hành vào tháng 11 cho thấy, có tới 21 CEO của các công ty công nghệ “dứt áo ra đi” trong tháng 10. Trong khi đó, từ đầu năm tới nay, số CEO trong giới công nghệ từ nhiệm hay rời bỏ công ty lên tới gần 150 người. Thời điểm tồi tệ nhất ghi nhận về sự ra đi của CEO công nghệ là tháng 1 năm 2020 với 35 người rời khỏi vị trí “ghế nóng”.

 
Giám đốc điều hành Larry Page và Sergey Brin, những người đồng sáng lập tại Google đã rời khỏi gã khổng lồ công nghệ một cách lặng lẽ vào cuối tháng 12 năm 2019. 

Xu hướng này đạt mức cao ngay trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 và tiếp tục duy trì ở mức “báo động” trong các đợt giãn cách hay tình trạng trở lại văn phòng không liền mạch trong thời gian qua. 

Các báo cáo của Challenger, Grey & Christmas cho rằng "nghỉ hưu" thường là lý do hàng đầu được các cựu CEO viện dẫn để từ chức, trong khi những người khác nói rằng họ rời đi vì có cơ hội tốt hơn ở các công ty khác.

Ông Andrew Challenger, Phó chủ tịch cấp cao của Challenger, Grey & Christmas, lưu ý trong một báo cáo hồi tháng 8 rằng, có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến sự rời đi của một loạt các CEO công nghệ. “Các nhà lãnh đạo có một loạt các vấn đề “chưa có tiền lệ” cần giải quyết liên quan đến quản lý nhân tài, giữ chân, tuyển dụng và cấu trúc lại nơi làm việc hậu Covid”, ông Andrew nói.

CÁC ÁP LỰC BỦA VÂY

Các nhà sáng lập của các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ, như Amazon, Google, Twitter và Facebook phải đối mặt với những áp lực vượt xa mức trung bình. Nhiều người đã được kêu gọi làm chứng trước các chính trị gia Hoa Kỳ về mọi thứ, từ vai trò của họ trong việc cho phép các tổ chức bất chính can thiệp vào các cuộc bầu cử Hoa Kỳ hay khả năng kiểm soát các nội dung thù địch, tin giả trên nền tảng của mình.

Theo giới quan sát, đối với những CEO của các công ty hàng đầu này, sự giám sát về mặt chính trị lẫn những chỉ trích từ công chúng sau nhiều năm được ca ngợi và tung hô hẳn không phải là điều dễ chịu. 

Giám đốc điều hành Larry Page và Sergey Brin, những người đồng sáng lập tại Google đã rời khỏi gã khổng lồ công nghệ một cách lặng lẽ vào cuối tháng 12 năm 2019. 

 
Việc các CEO công nghệ tìm đường “rút lui” cũng được cho là không quá ngạc nhiên. Page, cựu Giám đốc điều hành của Google từng tuyên bố rằng tình trạng sức khỏe khiến ông không thể nói to.  

Jeff Bezos, cựu Giám đốc điều hành kiêm người sáng lập tại Amazon rời đi vào giữa năm 2021. Mới đây Dorsey cũng đã rời khỏi Twitter. Mark Zuckerberg là CEO/người sáng lập cuối cùng vẫn “trụ lại” trong số các gã khổng lồ Internet.

Vấn đề nằm trong bản chất cơ bản của các doanh nghiệp Internet khổng lồ này. Họ thu thập một lượng lớn dữ liệu về người dùng để phục vụ cho dịch vụ quảng cáo “hái ra tiền” của mình. Mô hình kinh doanh này ngày càng trở nên kém bền vững khi giới chính trị gia trên khắp thế giới cuối cùng cũng nhận ra rằng, hành vi kinh doanh này khá độc hại cho xã hội. Ngày càng nhiều quy định bảo vệ người dùng và quyền riêng tư được áp lên các công ty công nghệ. 

Đơn cử, một đạo luật Quyền riêng tư của California có hiệu lực vào tháng 1/ 2023 sẽ có tác động lớn đến việc thu thập và bán dữ liệu cá nhân của cư dân California. Các bang khác tại Mỹ cũng đang thảo luận về các đạo luật tương tự.

Các bộ luật mới nhằm kiểm soát hoặc chia tách các công ty công nghệ lớn sẽ mất vài năm mới có hiệu lực. Tuy nhiên, việc các chính trị gia công khai yêu cầu lời khai từ các giám đốc điều hành công nghệ hàng đầu sẽ không còn quá xa. 

Vì vậy, theo giới quan sát, việc các CEO công nghệ tìm đường “rút lui” cũng được cho là không quá ngạc nhiên. Page, cựu Giám đốc điều hành của Google từng tuyên bố rằng tình trạng sức khỏe khiến ông không thể nói to.  

Với Zuckerberg, CEO hiếm hoi còn trụ lại trong giới công nghệ toàn cầu cũng đã biết rằng, quảng cáo nhắm mục tiêu cao - thứ cốt lõi trong cỗ máy kiếm tiền của Facebook sẽ không thể tìm lại thời kỳ hoàng kim.

CEO này gần đây đang tích cực quảng bá cho một hướng đi mới của Facebook - một động thái được xem giúp thoát khỏi các chỉ trích nhắm vào mạng xã hội này. Zuckerberg hy vọng, Meta (công ty mẹ của Facebook) có thể chuyển đổi sang một mô hình kinh doanh khác - như xây dựng “vũ trụ ảo” metaverse.