Vì sao chứng khoán thờ ơ với CPI tháng 10?
Thị trường chứng khoán phản ứng hết sức dè dặt với thông tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Hà Nội chỉ tăng 0,13%
Có lẽ hôm nay là phiên giao dịch đầu tiên, thị trường chứng khoán phản ứng hết sức dè dặt với thông tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Hà Nội chỉ tăng 0,13%. Có vẻ như CPI đã hết “mốt” với thị trường, khi có khá nhiều sự kiện mới đang thu hút sự chú ý?
Trước mấy ngày khi CPI Hà Nội được công bố chính thức, thị trường đã đồn ầm việc CPI cả nước tháng 10 sẽ tăng dưới 0,5%. Ba con số quan trọng được đồn thổi là CPI Hà Nội tăng 0,13% (đã được xác nhận), CPI Tp.HCM tăng 0,4% và CPI cả nước tăng 0,35%. Có vẻ như trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tin đồn có độ chính xác rất cao!
Việc CPI Hà Nội tính theo tháng tăng thấp nhất trong vòng 18 tháng gần đây được cho là nguyên nhân của đợt đảo chiều khá mạnh cuối phiên hôm qua. Sau giờ giao dịch, thông tin trên được xác nhận là đúng, khiến không ít nhà đầu tư khấp khởi chờ đêm qua mau để sang phiên giao dịch mới.
Tuy nhiên phiên giao dịch hôm nay, tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 607,1 tỷ đồng, và nếu trừ đi giao dịch thỏa thuận, chỉ còn 395,1 tỷ đồng, giảm 24% so với hôm qua. Giả sử những ai theo trường phái đầu cơ thông tin đã chủ động mua hết trong phiên hôm nay thì rõ ràng lượng tiền là quá ít.
Vì sao thị trường đột nhiên thờ ơ với thông tin hỗ trợ đáng chú ý như vậy? Mấy tháng trước, cả thị trường đều trông ngóng và dõi theo từng bước giảm của CPI cùng với câu chuyện lãi suất giảm dần. CPI tháng 10 nếu tăng thấp, triển vọng hạ lãi suất còn sáng sủa hơn.
Có thể thấy bản thân việc CPI thấp không đem lại liều thuốc kích thích cho thị trường, mà là triển vọng của chính sách “hậu” CPI mới là điều quan trọng. Logic suy luận giản đơn rằng CPI thấp dẫn đến lãi suất giảm, tiền tệ nới lỏng. Như vậy thị trường không chờ đợi CPI, mà chờ đợi chuyển biến trong chính sách, hay chí ít là kỳ vọng có sự chuyển biến trong chính sách.
Điều này cũng không có gì sai, nhưng tính thời điểm lại chi phối quá nhiều. Phải khẳng định rằng câu chuyện CPI và lãi suất là mối quan tâm của tháng 9, nhưng chưa chắc đã là mối quan tâm hàng đầu của tháng 10 và một vài tháng tới. Mặt bằng lãi suất cho vay hiện đã được “ép” về 17%-19% và báo cáo chính thống của Ngân hàng Nhà nước đã xác nhận. Vậy triển vọng hạ thêm lãi suất có sáng sủa?
Xét về dài hạn, lạm phát giảm là tiền đề để lãi suất giảm. Nhưng trong những tháng cuối năm, xác suất xảy ra điều này chưa hẳn đã nhiều. Trước mắt mối quan tâm của thị trường có lẽ hướng nhiều hơn đến những câu chuyện đang nóng khác: tỷ giá, vỡ nợ và tái cấu trúc ngành ngân hàng, thậm chí cả tái cấu trúc khối công ty chứng khoán. Trong những câu chuyện này, có vấn đề dài hơi (như tái cơ cấu ngành ngân hàng), nhưng vẫn trong mạch thời sự vì được thông tin dồn dập cùng với mạch biến động lãi suất liên ngân hàng.
Câu chuyện tỷ giá cũng vậy, đã nóng lại càng nóng hơn khi Ngân hàng Nhà nước liên tục nâng tỷ giá trung tâm lên những ngày vừa qua. Cam kết giữ mức giảm giá của VND dưới 1% đến hết năm nay liên tục bị nghi ngờ, dù biên độ tăng USD vẫn nằm trong vòng “cam kết”.
Bình ổn thị trường vàng là câu chuyện đi đôi với tỷ giá và quan điểm nghi ngờ là liệu có tiêu tốn quá mức lượng USD tích cóp được cho nhiệm vụ này mà hiệu quả không tương xứng? Hôm nay truyền thông lại đưa tin Ngân hàng Nhà nước cho phép bán tiếp khoảng 5 tấn vàng nữa.
Tỷ giá tăng lên những ngày qua được cho là xuất phát một phần từ nhu cầu thu gom USD cho việc cân đối lượng vàng đã bán ra. Việc các doanh nghiệp vàng có được mua USD theo giá niêm yết hay không là một dấu hỏi lớn. Chỉ biết rằng bản thân các ngân hàng thương mại đang niêm yết tỷ giá bán ra kịch trần cho phép liên tục theo mỗi ngày điều chỉnh tăng của Ngân hàng Nhà nước.
Các vụ vỡ nợ gần đây được giới đầu tư quan tâm ở quy mô và đối tượng ảnh hưởng. Công ty chứng khoán và ngân hàng dĩ nhiên là hai đối tượng bị nghi ngờ nhiều nhất. Chất lượng tài sản của các ngân hàng do đó cũng bị nghi ngờ, nhất là khi những thông tin, bình luận - kể cả kênh chính thức - về chuyện tái cơ cấu, sáp nhập, mua lại được nói đến quá nhiều và cấp tập. Dĩ nhiên đây là câu chuyện dài hơi, nhưng cần phải có thời gian mới có thể nguội đi trong mạch quan tâm của giới đầu tư chứng khoán.
Câu chuyện thứ ba nóng hơn CPI là lãi suất liên ngân hàng biến động quá mạnh. Các biện pháp siết chặt lãi suất huy động, đặc biệt là lãi suất kỳ hạn dưới 1 tháng đã làm bộc lộ thanh khoản yếu kém của nhiều ngân hàng. Cửa tái cấp vốn và thị trường mở không dễ “mở”, và các ngân hàng này đành chạy qua thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng dư giả tín dụng, lại không đẩy mạnh cho vay được vì khống chế tăng trưởng tín dụng, đã lại quay ra buôn vốn, ép các ngân hàng nhỏ.
Cuộc chơi này phần thắng luôn nghiêng về các ngân hàng lớn, và mối quan tâm của giới đầu tư sẽ vẫn còn chừng nào những căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng còn tiếp diễn. Những thông điệp mang tính trấn an của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa trấn an được giới đầu tư chứng khoán, và chừng nào những vấn đề nói trên chưa được tháo giỡ thì điểm rủi ro cho thị trường chứng khoán vẫn bị cộng thêm.
Những mối quan tâm của thị trường chứng khoán không phải cố định và tùy từng thời điểm, mỗi mối quan tâm trở nên nổi trội hơn, thu hút sự chú ý nhiều hơn khiến những thông tin khác cũng quan trọng trở nên ít tác động. CPI giảm đương nhiên là cải thiện tốt, nhưng chưa đủ tốt để gây sốc. Phần lớn thị trường đã kỳ vọng CPI tháng 10 sẽ giảm do giá thực phẩm, lương thực giảm. Thị trường chứng khoán luôn ưa chuộng sự bất ngờ, ngoài dự tính của thông tin hỗ trợ, hơn là những gì có khả năng dự báo trước.
Mặc dù CPI tháng 10 giảm nhưng liệu đà giảm có tiếp tục trong những tháng tới khi lại xuất hiện các biến số mới, như thiên tại, giá năng lượng và yếu tố mùa vụ. Mặt khác, hành trình giảm lãi suất còn phụ thuộc vào những yếu tố khác, trong đó quan trọng là nguồn vốn của các ngân hàng cần có thời gian mới hạ xuống được sau khi phải chấp nhận huy động với lãi suất cao. Lãi suất cũng còn phải nhìn vào tỷ giá vì nhiệm vụ bình ổn tỷ giá cũng rất quan trọng vào thời điểm cuối năm.
Trước mấy ngày khi CPI Hà Nội được công bố chính thức, thị trường đã đồn ầm việc CPI cả nước tháng 10 sẽ tăng dưới 0,5%. Ba con số quan trọng được đồn thổi là CPI Hà Nội tăng 0,13% (đã được xác nhận), CPI Tp.HCM tăng 0,4% và CPI cả nước tăng 0,35%. Có vẻ như trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tin đồn có độ chính xác rất cao!
Việc CPI Hà Nội tính theo tháng tăng thấp nhất trong vòng 18 tháng gần đây được cho là nguyên nhân của đợt đảo chiều khá mạnh cuối phiên hôm qua. Sau giờ giao dịch, thông tin trên được xác nhận là đúng, khiến không ít nhà đầu tư khấp khởi chờ đêm qua mau để sang phiên giao dịch mới.
Tuy nhiên phiên giao dịch hôm nay, tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 607,1 tỷ đồng, và nếu trừ đi giao dịch thỏa thuận, chỉ còn 395,1 tỷ đồng, giảm 24% so với hôm qua. Giả sử những ai theo trường phái đầu cơ thông tin đã chủ động mua hết trong phiên hôm nay thì rõ ràng lượng tiền là quá ít.
Vì sao thị trường đột nhiên thờ ơ với thông tin hỗ trợ đáng chú ý như vậy? Mấy tháng trước, cả thị trường đều trông ngóng và dõi theo từng bước giảm của CPI cùng với câu chuyện lãi suất giảm dần. CPI tháng 10 nếu tăng thấp, triển vọng hạ lãi suất còn sáng sủa hơn.
Có thể thấy bản thân việc CPI thấp không đem lại liều thuốc kích thích cho thị trường, mà là triển vọng của chính sách “hậu” CPI mới là điều quan trọng. Logic suy luận giản đơn rằng CPI thấp dẫn đến lãi suất giảm, tiền tệ nới lỏng. Như vậy thị trường không chờ đợi CPI, mà chờ đợi chuyển biến trong chính sách, hay chí ít là kỳ vọng có sự chuyển biến trong chính sách.
Điều này cũng không có gì sai, nhưng tính thời điểm lại chi phối quá nhiều. Phải khẳng định rằng câu chuyện CPI và lãi suất là mối quan tâm của tháng 9, nhưng chưa chắc đã là mối quan tâm hàng đầu của tháng 10 và một vài tháng tới. Mặt bằng lãi suất cho vay hiện đã được “ép” về 17%-19% và báo cáo chính thống của Ngân hàng Nhà nước đã xác nhận. Vậy triển vọng hạ thêm lãi suất có sáng sủa?
Xét về dài hạn, lạm phát giảm là tiền đề để lãi suất giảm. Nhưng trong những tháng cuối năm, xác suất xảy ra điều này chưa hẳn đã nhiều. Trước mắt mối quan tâm của thị trường có lẽ hướng nhiều hơn đến những câu chuyện đang nóng khác: tỷ giá, vỡ nợ và tái cấu trúc ngành ngân hàng, thậm chí cả tái cấu trúc khối công ty chứng khoán. Trong những câu chuyện này, có vấn đề dài hơi (như tái cơ cấu ngành ngân hàng), nhưng vẫn trong mạch thời sự vì được thông tin dồn dập cùng với mạch biến động lãi suất liên ngân hàng.
Câu chuyện tỷ giá cũng vậy, đã nóng lại càng nóng hơn khi Ngân hàng Nhà nước liên tục nâng tỷ giá trung tâm lên những ngày vừa qua. Cam kết giữ mức giảm giá của VND dưới 1% đến hết năm nay liên tục bị nghi ngờ, dù biên độ tăng USD vẫn nằm trong vòng “cam kết”.
Bình ổn thị trường vàng là câu chuyện đi đôi với tỷ giá và quan điểm nghi ngờ là liệu có tiêu tốn quá mức lượng USD tích cóp được cho nhiệm vụ này mà hiệu quả không tương xứng? Hôm nay truyền thông lại đưa tin Ngân hàng Nhà nước cho phép bán tiếp khoảng 5 tấn vàng nữa.
Tỷ giá tăng lên những ngày qua được cho là xuất phát một phần từ nhu cầu thu gom USD cho việc cân đối lượng vàng đã bán ra. Việc các doanh nghiệp vàng có được mua USD theo giá niêm yết hay không là một dấu hỏi lớn. Chỉ biết rằng bản thân các ngân hàng thương mại đang niêm yết tỷ giá bán ra kịch trần cho phép liên tục theo mỗi ngày điều chỉnh tăng của Ngân hàng Nhà nước.
Các vụ vỡ nợ gần đây được giới đầu tư quan tâm ở quy mô và đối tượng ảnh hưởng. Công ty chứng khoán và ngân hàng dĩ nhiên là hai đối tượng bị nghi ngờ nhiều nhất. Chất lượng tài sản của các ngân hàng do đó cũng bị nghi ngờ, nhất là khi những thông tin, bình luận - kể cả kênh chính thức - về chuyện tái cơ cấu, sáp nhập, mua lại được nói đến quá nhiều và cấp tập. Dĩ nhiên đây là câu chuyện dài hơi, nhưng cần phải có thời gian mới có thể nguội đi trong mạch quan tâm của giới đầu tư chứng khoán.
Câu chuyện thứ ba nóng hơn CPI là lãi suất liên ngân hàng biến động quá mạnh. Các biện pháp siết chặt lãi suất huy động, đặc biệt là lãi suất kỳ hạn dưới 1 tháng đã làm bộc lộ thanh khoản yếu kém của nhiều ngân hàng. Cửa tái cấp vốn và thị trường mở không dễ “mở”, và các ngân hàng này đành chạy qua thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng dư giả tín dụng, lại không đẩy mạnh cho vay được vì khống chế tăng trưởng tín dụng, đã lại quay ra buôn vốn, ép các ngân hàng nhỏ.
Cuộc chơi này phần thắng luôn nghiêng về các ngân hàng lớn, và mối quan tâm của giới đầu tư sẽ vẫn còn chừng nào những căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng còn tiếp diễn. Những thông điệp mang tính trấn an của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa trấn an được giới đầu tư chứng khoán, và chừng nào những vấn đề nói trên chưa được tháo giỡ thì điểm rủi ro cho thị trường chứng khoán vẫn bị cộng thêm.
Những mối quan tâm của thị trường chứng khoán không phải cố định và tùy từng thời điểm, mỗi mối quan tâm trở nên nổi trội hơn, thu hút sự chú ý nhiều hơn khiến những thông tin khác cũng quan trọng trở nên ít tác động. CPI giảm đương nhiên là cải thiện tốt, nhưng chưa đủ tốt để gây sốc. Phần lớn thị trường đã kỳ vọng CPI tháng 10 sẽ giảm do giá thực phẩm, lương thực giảm. Thị trường chứng khoán luôn ưa chuộng sự bất ngờ, ngoài dự tính của thông tin hỗ trợ, hơn là những gì có khả năng dự báo trước.
Mặc dù CPI tháng 10 giảm nhưng liệu đà giảm có tiếp tục trong những tháng tới khi lại xuất hiện các biến số mới, như thiên tại, giá năng lượng và yếu tố mùa vụ. Mặt khác, hành trình giảm lãi suất còn phụ thuộc vào những yếu tố khác, trong đó quan trọng là nguồn vốn của các ngân hàng cần có thời gian mới hạ xuống được sau khi phải chấp nhận huy động với lãi suất cao. Lãi suất cũng còn phải nhìn vào tỷ giá vì nhiệm vụ bình ổn tỷ giá cũng rất quan trọng vào thời điểm cuối năm.