Vì sao kết nối “đô thị thông minh” bị quên lãng?
Kết nối hạ tầng công nghệ thông tin với các công trình xây dựng để tạo ra những “đô thị thông minh” đang bị… lãng quên
Kết nối hạ tầng công nghệ thông tin với các công trình xây dựng để tạo ra những “đô thị thông minh” dường như đang bị… bỏ quên.
Tại cuộc hội thảo “Thông minh và kết nối – Xu thế phát triển nhà ở và đô thị” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Bộ Xây dựng và Công ty Cisco tổ chức mới đây, nhiều người mới chợt nhận ra, các đô thị mới của Việt Nam đang lãng quên việc xây dựng lên những khu “đô thị thông minh”, một trong những xu thế phát triển của thế giới.
“Đô thị thông minh” là gì?
Khái niệm “đô thị thông minh” ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Có người định nghĩa cho rằng, đó là một đô thị hiện đại với đầy đủ các tính năng và tiện nghi phục vụ cho nhu cầu của con người và công việc.
Tuy nhiên, ngoài vấn đề giao thông, điện, nước…, thì hệ thống phát triển hạ tầng mạng truyền dẫn, kết nối thông tin theo xu hướng “kết nối thông minh”, để giúp cho việc quản lý đô thị hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân, đồng thời giúp cho đô thị có thể phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng… mới là yếu tố then chốt và nền tảng để làm nên một “đô thị thông minh”.
Bà Mrinalini Ingram, Giám đốc cấp cao về chiến lược và phát triển của Cisco toàn cầu cho rằng, nền tảng của một thành phố tương lai sẽ là mạng lưới và những thông tin được mạng truyền tải, cho phép tất cả các dịch vụ quan trọng, từ giao thông vận tải, an ninh, tới giải trí, đào tạo, y tế… được kết nối với nhau, trở nên thông minh và thân thiện với môi trường.
Cụ thể hơn, cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm nhà cửa, văn phòng, xe hơi, các phương tiện giao thông công cộng, bệnh viện, trường học, năng lượng và các trang thiết bị đều được kết nối thông qua cơ sở hạ tầng mạng vô tuyến và hữu tuyến vào mạng Internet. Và Internet phát triển thành một "mạng lưới kết nối mọi thứ" (Internet of things), chứ không còn chỉ bó hẹp ở máy tính và các thiết bị di động truyền thống nữa.
Các thành phố sử dụng mạng như là nền tảng để lập kế hoạch, xây dựng và quản lý các hoạt động thường nhật, sẽ nâng cao đáng kể hiệu suất trong mọi khía cạnh của cuộc sống cộng đồng, nhất là nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, cải tiến năng lực và khả năng truy cập vào các dịch vụ công.
Ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Tp. Đà Nẵng cho biết, hiện chính quyền thành phố cũng đang theo đuổi sáng kiến xây dựng nền tảng kết nối cho thành phố với hệ thống gồm: xây dựng mạng diện rộng của thành phố (mạng MAN), phủ sóng Wi-Fi cho tất cả các không gian công cộng (tụ điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, khu thương mại, khu hội chợ triển lãm…
Ngoài ra, thành phố cũng đang hướng đến xây dựng thành phố thông minh với các giải pháp ban đầu gồm: hệ thống kiểm soát giao thông thông minh, hệ thống kiểm soát ô nhiễm nước thải, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và cảnh báo thiên nhiên.
Thách thức phát triển “đô thị thông minh”
Bà Đỗ Tú Lan, Phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết, từ năm 1999 - 2010, dân số đô thị tại Việt Nam đã tăng từ 18,3 lên 26 triệu người và hiện có khoảng 755 khu đô thị. Theo tính toán, đến năm 2040, tổng diện tích đô thị sẽ tăng gấp 10 lần hiện nay và sẽ có thêm 20 triệu người sinh sống.
Nhưng trên thực tế, sự phát triển của đô thị ở Việt Nam đa số mới dừng lại ở việc cung cấp cho người dân những dịch vụ và điều kiện thông thường như điện, nước, giao thông và công nghệ thông tin (mạng Internet, cáp, truyền hình) ở mức đơn giản.
Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), hạ tầng đô thị của ta phát triển thiếu sự đồng bộ giữa quy hoạch xây dựng đô thị và các công trình viễn thông thụ động. Ngoài ra, hạn chế trong vấn đề ngầm hóa các mạng cấp thông tin, sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông… dẫn tới tình trạng mạnh ai nấy làm, chỉ chú trọng đến việc xây dựng nhà ở đơn thuần mà không quan tâm đến vấn đề kết nối lại với nhau.
Ông Đặng Thạch Quân, Giám đốc điều hành Công ty Công nghệ Quang Dũng (QD.Tek) phân tích, khó khăn trong việc xây dựng lên những khu “đô thị thông minh” còn bởi nhà đầu tư thiếu kinh phí, nhu cầu về các tiện ích liên quan đến hạ tầng công nghệ thông tin của người dân chưa cao. Thêm vào đó, nhận thức về công nghệ thông tin, kết nối cho một “đô thị thông minh” của chủ đầu tư các khu đô thị, các tòa nhà cũng hạn chế.
Phần nhiều chủ đầu tư các tòa nhà, khu đô thị hiện cũng chưa xây dựng được bộ phận quản trị chuyên trách về công nghệ thông tin (có thể do thiếu nguồn đầu tư hoặc không quan tâm) để vận hành hệ thống quản lý thông tin, truyền dẫn trong tòa nhà.
Theo nhiều chuyên gia cả trong nước và quốc tế, thách thức lớn nhất đối với việc xây dựng, quy hoạch lên những “đô thị thông minh” là vấn đề về nhận thức, vì nếu không nhìn trước được xu hướng phát triển của “đô thị thông minh” và sự phát triển của công nghệ sẽ ra sao, để đáp ứng nhu cầu thực tế trong 5 - 10 năm tới thì chất chất lượng sống của người dân khó được cải thiện. Và các đô thị của Việt Nam khó có thể theo kịp được sự phát triển hiện đại, thông minh của các đô thị trên thế giới.
Để thực sự tạo ra “đô thị thông minh” tại Việt Nam thì bài toán đặt ra chính là sự kết nối các giải pháp của các tòa nhà, khu đô thị với nhau. Bởi nếu chỉ phát triển rời rạc, lẻ tẻ từng giải pháp thì sự “thông minh” chỉ giới hạn trong những ứng dụng công nghệ của các nhà cung cấp khác nhau, và như thế sẽ khó có thể mà tạo được những “đô thị thông minh”.
Tại cuộc hội thảo “Thông minh và kết nối – Xu thế phát triển nhà ở và đô thị” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Bộ Xây dựng và Công ty Cisco tổ chức mới đây, nhiều người mới chợt nhận ra, các đô thị mới của Việt Nam đang lãng quên việc xây dựng lên những khu “đô thị thông minh”, một trong những xu thế phát triển của thế giới.
“Đô thị thông minh” là gì?
Khái niệm “đô thị thông minh” ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Có người định nghĩa cho rằng, đó là một đô thị hiện đại với đầy đủ các tính năng và tiện nghi phục vụ cho nhu cầu của con người và công việc.
Tuy nhiên, ngoài vấn đề giao thông, điện, nước…, thì hệ thống phát triển hạ tầng mạng truyền dẫn, kết nối thông tin theo xu hướng “kết nối thông minh”, để giúp cho việc quản lý đô thị hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân, đồng thời giúp cho đô thị có thể phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng… mới là yếu tố then chốt và nền tảng để làm nên một “đô thị thông minh”.
Bà Mrinalini Ingram, Giám đốc cấp cao về chiến lược và phát triển của Cisco toàn cầu cho rằng, nền tảng của một thành phố tương lai sẽ là mạng lưới và những thông tin được mạng truyền tải, cho phép tất cả các dịch vụ quan trọng, từ giao thông vận tải, an ninh, tới giải trí, đào tạo, y tế… được kết nối với nhau, trở nên thông minh và thân thiện với môi trường.
Cụ thể hơn, cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm nhà cửa, văn phòng, xe hơi, các phương tiện giao thông công cộng, bệnh viện, trường học, năng lượng và các trang thiết bị đều được kết nối thông qua cơ sở hạ tầng mạng vô tuyến và hữu tuyến vào mạng Internet. Và Internet phát triển thành một "mạng lưới kết nối mọi thứ" (Internet of things), chứ không còn chỉ bó hẹp ở máy tính và các thiết bị di động truyền thống nữa.
Các thành phố sử dụng mạng như là nền tảng để lập kế hoạch, xây dựng và quản lý các hoạt động thường nhật, sẽ nâng cao đáng kể hiệu suất trong mọi khía cạnh của cuộc sống cộng đồng, nhất là nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, cải tiến năng lực và khả năng truy cập vào các dịch vụ công.
Ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Tp. Đà Nẵng cho biết, hiện chính quyền thành phố cũng đang theo đuổi sáng kiến xây dựng nền tảng kết nối cho thành phố với hệ thống gồm: xây dựng mạng diện rộng của thành phố (mạng MAN), phủ sóng Wi-Fi cho tất cả các không gian công cộng (tụ điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, khu thương mại, khu hội chợ triển lãm…
Ngoài ra, thành phố cũng đang hướng đến xây dựng thành phố thông minh với các giải pháp ban đầu gồm: hệ thống kiểm soát giao thông thông minh, hệ thống kiểm soát ô nhiễm nước thải, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và cảnh báo thiên nhiên.
Thách thức phát triển “đô thị thông minh”
Bà Đỗ Tú Lan, Phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết, từ năm 1999 - 2010, dân số đô thị tại Việt Nam đã tăng từ 18,3 lên 26 triệu người và hiện có khoảng 755 khu đô thị. Theo tính toán, đến năm 2040, tổng diện tích đô thị sẽ tăng gấp 10 lần hiện nay và sẽ có thêm 20 triệu người sinh sống.
Nhưng trên thực tế, sự phát triển của đô thị ở Việt Nam đa số mới dừng lại ở việc cung cấp cho người dân những dịch vụ và điều kiện thông thường như điện, nước, giao thông và công nghệ thông tin (mạng Internet, cáp, truyền hình) ở mức đơn giản.
Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), hạ tầng đô thị của ta phát triển thiếu sự đồng bộ giữa quy hoạch xây dựng đô thị và các công trình viễn thông thụ động. Ngoài ra, hạn chế trong vấn đề ngầm hóa các mạng cấp thông tin, sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông… dẫn tới tình trạng mạnh ai nấy làm, chỉ chú trọng đến việc xây dựng nhà ở đơn thuần mà không quan tâm đến vấn đề kết nối lại với nhau.
Ông Đặng Thạch Quân, Giám đốc điều hành Công ty Công nghệ Quang Dũng (QD.Tek) phân tích, khó khăn trong việc xây dựng lên những khu “đô thị thông minh” còn bởi nhà đầu tư thiếu kinh phí, nhu cầu về các tiện ích liên quan đến hạ tầng công nghệ thông tin của người dân chưa cao. Thêm vào đó, nhận thức về công nghệ thông tin, kết nối cho một “đô thị thông minh” của chủ đầu tư các khu đô thị, các tòa nhà cũng hạn chế.
Phần nhiều chủ đầu tư các tòa nhà, khu đô thị hiện cũng chưa xây dựng được bộ phận quản trị chuyên trách về công nghệ thông tin (có thể do thiếu nguồn đầu tư hoặc không quan tâm) để vận hành hệ thống quản lý thông tin, truyền dẫn trong tòa nhà.
Theo nhiều chuyên gia cả trong nước và quốc tế, thách thức lớn nhất đối với việc xây dựng, quy hoạch lên những “đô thị thông minh” là vấn đề về nhận thức, vì nếu không nhìn trước được xu hướng phát triển của “đô thị thông minh” và sự phát triển của công nghệ sẽ ra sao, để đáp ứng nhu cầu thực tế trong 5 - 10 năm tới thì chất chất lượng sống của người dân khó được cải thiện. Và các đô thị của Việt Nam khó có thể theo kịp được sự phát triển hiện đại, thông minh của các đô thị trên thế giới.
Để thực sự tạo ra “đô thị thông minh” tại Việt Nam thì bài toán đặt ra chính là sự kết nối các giải pháp của các tòa nhà, khu đô thị với nhau. Bởi nếu chỉ phát triển rời rạc, lẻ tẻ từng giải pháp thì sự “thông minh” chỉ giới hạn trong những ứng dụng công nghệ của các nhà cung cấp khác nhau, và như thế sẽ khó có thể mà tạo được những “đô thị thông minh”.