Vì sao Nga im lặng trước lời thỉnh cầu của quân ly khai Ukraine?
Trước những lời kêu cứu đang mỗi lúc một trở nên tuyệt vọng từ phe ly khai, Nga tỏ rõ thái độ phớt lờ
Chính phủ Ukraine đã lên kế hoạch phá vỡ căn cứ cuối cùng của phe ly khai ở miền Đông. Trong khi đó, Nga đang đối mặt với một quyết định quan trọng là có nên đáp lại lời kêu gọi hỗ trợ quân sự mà lực lượng nổi dậy đưa ra.
Theo tờ Wall Street Journal, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định có hay không giúp phe ly khai sẽ quyết định Moscow được gì và mất gì trong cuộc xung đột kéo dài mấy tháng qua ở miền Đông Ukraine - cuộc xung đột đẩy căng thẳng trong quan hệ Đông-Tây lên mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh.
Phương Tây trước nay vẫn cho rằng, Nga đã khuyến khích và hậu thuẫn các phần tử ly khai ở miền Đông Ukraine nổi dậy. Tuy nhiên, kể từ cuối tuần trước, khi quân Chính phủ Ukraine lần lượt giành quyền kiểm soát một loạt địa phương ở miền Đông, đẩy phe ly khai tới căn cứ cuối cùng ở Donetsk, thì Moscow lại trở nên im lặng “một cách bất thường”.
Trước những lời kêu cứu đang mỗi lúc một trở nên tuyệt vọng từ phe ly khai, Nga tỏ rõ thái độ phớt lờ. Mỹ cho rằng, Nga đang có khoảng 7.000 quân tập trung ở biên giới Ukraine. Nếu Moscow cho lực lượng này can thiệp vào miền Đông Ukraine, thì quân Chính phủ Ukraine vốn non yếu về kinh nghiệm chiến đấu có thể dễ dàng bị đánh bại.
Những người theo trường phái dân tộc chủ nghĩa ở Nga tỏ ra thất vọng trước sự thận trọng hiện nay của Tổng thống Putin. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, đây là một bước đi có tính toán của người đứng đầu điện Kremlin.
Lựa chọn im lặng của Moscow lúc này có thể đem lại cho Nga nhiều lợi ích. Thứ nhất, Nga sẽ giảm bớt được “cái tiếng” tiếp tay cho quân ly khai; thứ hai, Nga củng cố được “chiến lợi phẩm” Crimea; và thứ ba, Nga tránh được những lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn mà phương Tây có thể tung ra giữa lúc kinh tế Nga đã ngấp nghé bờ vực suy thoái.
Thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Putin đã gửi cho Tổng thống Mỹ Barack Obama một bức điện chúc mừng Quốc khánh Mỹ 4-7, trong đó bày tỏ hy vọng hai nước có thể cải thiện quan hệ.
Tuần tới, ông Putin sẽ có chuyến công du Mỹ Latin. Ông Putin sẽ tới thăm Cuba và tới Brazil tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 5 nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS.
Giới chức Mỹ nói, họ không rõ tại sao ông Putin chưa phản ứng rõ ràng trước bước tiến của quân Chính phủ Ukraine, nhưng cho rằng, khả năng Moscow đưa quân vào Ukraine vẫn còn để ngỏ.“Không nên tin rằng Tổng thống Putin đã dừng bước. Chỉ có một người duy nhất biết Putin đang nghĩ gì, và đó chính là Putin”, một quan chức cao cấp của Mỹ.
Tuy vậy, một số quan chức Mỹ khác tin rằng, mục tiêu chính của ông Putin là sáp nhập Crimea vào Nga và đảm bảo sự tiếp cận của Nga với căn cứ hải quân quan trọng trên biển Đen. Việc Nga không can thiệp vào miền Đông Ukraine, nhưng vẫn duy trì tiếp vũ khí và nhân sự cho quân nổi dậy, là một cách để duy trì bất ổn ở đây, từ đó củng cố sự kiểm soát đối với Crimea.
Kiev hiện vẫn đưa ra những cáo buộc cho rằng Nga tiếp sức cho lực lượng nổi dậy gây bất ổn ở miền Đông Ukraine. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hôm qua, cố vấn an ninh cấp cao của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, ông Andriy Parubiy, nói, Nga vẫn chưa làm bất kỳ điều gì để ngăn dòng chảy vũ khí và chiến binh qua biên giới.
Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi Ukraine ngừng bắn để bảo vệ người dân thường. Đây là phản ứng công khai cấp cao đầu tiên của Moscow trước những bước tiến mạnh mẽ của quân đội Ukraine ở miền Đông. Trong khi đó, giới truyền thông Nga tuyệt nhiên không đả động gì đến những lời kêu gọi xin hỗ trợ của phe ly khai.
Hôm qua, quân đội Ukraine đã tiến về phía Donetsk, nơi được xem là căn cứ cuối cùng còn nằm trong sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy. Quân ly khai đáp trả bằng cách phong tỏa các tuyến đường và phá hủy 3 cây cầu dẫn vào thành phố. Việc quân ly khai tập trung ở thành phố có khoảng 1 triệu dân này đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra những trận giao tranh ác liệt và đẫm máu.
Theo tờ Wall Street Journal, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định có hay không giúp phe ly khai sẽ quyết định Moscow được gì và mất gì trong cuộc xung đột kéo dài mấy tháng qua ở miền Đông Ukraine - cuộc xung đột đẩy căng thẳng trong quan hệ Đông-Tây lên mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh.
Phương Tây trước nay vẫn cho rằng, Nga đã khuyến khích và hậu thuẫn các phần tử ly khai ở miền Đông Ukraine nổi dậy. Tuy nhiên, kể từ cuối tuần trước, khi quân Chính phủ Ukraine lần lượt giành quyền kiểm soát một loạt địa phương ở miền Đông, đẩy phe ly khai tới căn cứ cuối cùng ở Donetsk, thì Moscow lại trở nên im lặng “một cách bất thường”.
Trước những lời kêu cứu đang mỗi lúc một trở nên tuyệt vọng từ phe ly khai, Nga tỏ rõ thái độ phớt lờ. Mỹ cho rằng, Nga đang có khoảng 7.000 quân tập trung ở biên giới Ukraine. Nếu Moscow cho lực lượng này can thiệp vào miền Đông Ukraine, thì quân Chính phủ Ukraine vốn non yếu về kinh nghiệm chiến đấu có thể dễ dàng bị đánh bại.
Những người theo trường phái dân tộc chủ nghĩa ở Nga tỏ ra thất vọng trước sự thận trọng hiện nay của Tổng thống Putin. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, đây là một bước đi có tính toán của người đứng đầu điện Kremlin.
Lựa chọn im lặng của Moscow lúc này có thể đem lại cho Nga nhiều lợi ích. Thứ nhất, Nga sẽ giảm bớt được “cái tiếng” tiếp tay cho quân ly khai; thứ hai, Nga củng cố được “chiến lợi phẩm” Crimea; và thứ ba, Nga tránh được những lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn mà phương Tây có thể tung ra giữa lúc kinh tế Nga đã ngấp nghé bờ vực suy thoái.
Thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Putin đã gửi cho Tổng thống Mỹ Barack Obama một bức điện chúc mừng Quốc khánh Mỹ 4-7, trong đó bày tỏ hy vọng hai nước có thể cải thiện quan hệ.
Tuần tới, ông Putin sẽ có chuyến công du Mỹ Latin. Ông Putin sẽ tới thăm Cuba và tới Brazil tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 5 nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS.
Giới chức Mỹ nói, họ không rõ tại sao ông Putin chưa phản ứng rõ ràng trước bước tiến của quân Chính phủ Ukraine, nhưng cho rằng, khả năng Moscow đưa quân vào Ukraine vẫn còn để ngỏ.“Không nên tin rằng Tổng thống Putin đã dừng bước. Chỉ có một người duy nhất biết Putin đang nghĩ gì, và đó chính là Putin”, một quan chức cao cấp của Mỹ.
Tuy vậy, một số quan chức Mỹ khác tin rằng, mục tiêu chính của ông Putin là sáp nhập Crimea vào Nga và đảm bảo sự tiếp cận của Nga với căn cứ hải quân quan trọng trên biển Đen. Việc Nga không can thiệp vào miền Đông Ukraine, nhưng vẫn duy trì tiếp vũ khí và nhân sự cho quân nổi dậy, là một cách để duy trì bất ổn ở đây, từ đó củng cố sự kiểm soát đối với Crimea.
Kiev hiện vẫn đưa ra những cáo buộc cho rằng Nga tiếp sức cho lực lượng nổi dậy gây bất ổn ở miền Đông Ukraine. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hôm qua, cố vấn an ninh cấp cao của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, ông Andriy Parubiy, nói, Nga vẫn chưa làm bất kỳ điều gì để ngăn dòng chảy vũ khí và chiến binh qua biên giới.
Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi Ukraine ngừng bắn để bảo vệ người dân thường. Đây là phản ứng công khai cấp cao đầu tiên của Moscow trước những bước tiến mạnh mẽ của quân đội Ukraine ở miền Đông. Trong khi đó, giới truyền thông Nga tuyệt nhiên không đả động gì đến những lời kêu gọi xin hỗ trợ của phe ly khai.
Hôm qua, quân đội Ukraine đã tiến về phía Donetsk, nơi được xem là căn cứ cuối cùng còn nằm trong sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy. Quân ly khai đáp trả bằng cách phong tỏa các tuyến đường và phá hủy 3 cây cầu dẫn vào thành phố. Việc quân ly khai tập trung ở thành phố có khoảng 1 triệu dân này đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra những trận giao tranh ác liệt và đẫm máu.