15:00 22/11/2020

Vì sao phải tiêm vắc-xin cúm cho trẻ hằng năm?

An Nhiên

Trẻ bị cúm thường có triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mắc biến chứng nặng, có nguy cơ tử vong.

Theo BS Nguyễn Minh Hồng – Phó GĐ Trung tâm Dịch vụ  y tế dự phòng – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, vắc-xin cúm không có hiệu lực bảo vệ lâu dài như các loại vắc-xin khác bởi virus gây bệnh có nhiều chủng và thay đổi liên tục. Vì vậy, mỗi năm, mọi người đều nên tiêm phòng cúm, nhất là trẻ em và những người có sức đề kháng kém. Cúm có thể gây biến chứng nguy hiểmCúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp, thường gia tăng vào thời điểm giao mùa Đông – Xuân, với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 5-7 ngày.Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai,viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong. Tuy là bệnh thường gặp nhưng ngay cả người khỏe mạnh cũng không thể lơ là chủ quan với cúm.  Thông thường, phải hai tuần sau khi tiêm vắc xin, cơ thể mới sinh kháng thể chống lại virus. Vì vậy, nên tiêm vắc-xin cúm cho trẻ trước mùa dịch. Tại những khu vực chia hai mùa nóng – lạnh rõ rệt như miền Bắc nước ta thì thời điểm tốt nhất tiêm vắc xin cúm là vào tháng 9, 10, 11. Nhưng ở miền Nam, các giám sát dịch tễ cho thấy số ca mắc cúm xuất hiện rải rác quanh năm nên bất cứ khi nào các mẹ cũng có thể đưa con đi tiêm phòng cúm.Vắc-xin cúm rất an toàn nên đa số trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đều có thể tiêm được. Sau khi tiêm, trẻ có thể  bị sưng đau tại chỗ, sốt nhẹ nhưng các biểu hiện này nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, một số trẻ  đang mắc  bệnh như sốt, nhiễm trùng … có thể hoãn tiêm. Vắc-xin cúm chống chỉ định với trẻ có tiền sử dị ứng vắc-xin hoặc trứng gà.
Vì sao phải tiêm vắc-xin cúm cho trẻ hằng năm? - Ảnh 1.
Trường hợp nào không nên tiêm phòng cúm?Chuyên gia y tế khuyến cáo, chống chỉ định tiêm vacxin cúm ở những người đang có bệnh cấp tính như đang sốt, đang điều trị bệnh, trường hợp dị ứng với vacxin, với các thành phần vacxin đã bị phản ứng lần trước.Tác dụng phụ của vacxin cúm cũng giống như các vacxin thông thường khác, bao gồm sưng, đau nhẹ chỗ tiêm, sốt nhẹ thường tự khỏi sau 2-3 ngày. Cá biệt trường hợp có thể xảy ra phản ứng mạnh. Tiêm phòng vacxin cần phải có một thời gian nhất định thì cơ thể mới sinh ra miễn dịch. Nhìn chung, vacxin tiêm sau 2 tuần thì cơ thể mới được miễn dịch đầy đủ.Vacxin nhìn chung có tỷ lệ phòng bệnh cao, nhưng cũng có người không đáp ứng được thì cũng không có tác dụng bảo vệ. Những người tiêm vacxin cúm vẫn có thể mắc cúm nhưng biểu hiện nhẹ đi rất nhiều và thời gian khỏi bệnh nhanh so với người chưa tiêm vacxin lần nào.Tiêm phòng vacxin cúm là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm. Các vacxin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm. Hiệu quả bảo vệ của vacxin cúm phụ thuộc vào tuổi tiêm và đáp ứng miễn dịch của người được tiêm vắc xin, mức độ giống nhau giữa thành phần vi rút của vacxin và các vi rút hiện đang lưu hành. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiêm phòng vacxin cúm làm giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 – 80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80% – 90%.
Vì sao phải tiêm vắc-xin cúm cho trẻ hằng năm? - Ảnh 2.
Những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và có nguy cơ có biến chứng cao của bệnh cúm nên tiêm vacxin cúm hằng năm như:Tất cả trẻ em từ 6 đến 23 tháng tuổi và những người già từ 65 tuổi trở lên. Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch.
Phụ nữ sẽ có thai trong mùa bệnh cúm. Những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân....Hiệu quả của vacxin cúm bắt đầu suy yếu sau khoảng sáu tháng kể từ thời điểm tiêm, nên bạn cũng không nên tiêm phòng quá sớm vào tháng 7 hoặc tháng 8 nếu bạn muốn chắc chắn rằng mình được bảo vệ trong những tháng mùa đông và mùa xuân kế tiếp. Để phòng bệnh cúm mùa, bạn cần tiêm nhắc lại định kỳ mỗi năm một lần vacxin cúm mùa với thành phần kháng nguyên thay đổi hàng năm.Hiện trên một số trang mạng xã hội rao bán loại vắc-xin khô phòng cúm dạng uống, được chiết xuất từ thảo dược. Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế  nước ta chưa cấp phép lưu hành cũng như  không coi sản phẩm này là vắc-xin. Vì vậy, các bà mẹ nên thận trọng khi mua và sử dụng cho trẻ.  Biện pháp hiệu quả nhất để phòng cúm vẫn là tiêm vắc-xin và thực hiện vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.