Vì sao Thái Lan hoãn mua tàu ngầm Trung Quốc?
“Rõ ràng Mỹ không muốn chứng kiến sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Thái Lan, nhất là trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng”
Hải quân Hoàng gia Thái Lan cách đây ít hôm tuyên bố, Chính phủ nước này đã tạm hoãn thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD mua tàu ngầm của Trung Quốc. Trước đó, thỏa thuận này chỉ còn chờ được nội các Thái Lan thông qua lần cuối cùng.
Trang International Business Times cho biết, quyết định hoãn thỏa thuận nói trên được Thái Lan đưa ra sau khi giới chuyên gia trong nước và quốc tế bày tỏ quan ngại rằng thỏa thuận như vậy với Bắc Kinh có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa Bangkok và Washington.
“Chúng tôi sẽ đợi và tạm thời chưa đưa thỏa thuận lên nội các để được thông qua”, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan phát biểu.
Ông Wongsuwan cũng nói thêm rằng Hải quân Hoàng gia Thái Lan sẽ tiếp tục nghiên cứu tính hợp lý của thỏa thuận cũng như cân nhắc chi phí và lợi ích đối với đất nước trước khi hoàn tất thỏa thuận.
“Rõ ràng Mỹ không muốn chứng kiến sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Thái Lan, nhất là trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng”, GS. Li Haidong thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc nhận xét trên tờ Thời báo Hoàn cầu.
Ông Li nói, hoàn toàn “dễ hiểu và có thể đoán trước được rằng” Thái Lan sẽ có phản ứng theo cách này, vì ngoại giao với Mỹ là một ưu tiên rất quan trọng của Bangkok.
Thái Lan vốn là một đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy vậy, ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc với tư cách một cường quốc kinh tế, chính trị và quân sự toàn cầu khiến Bắc Kinh cũng trở thành một đối tác khu vực hấp dẫn của Bangkok.
Hiện nay, mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Thái Lan đã phủ bóng lên mối quan hệ giữa Washington và Bangkok trong bối cảnh bất ổn chính trị ở Thái sau cuộc đảo chính năm 2014, khiến Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị lật đổ và Thủ tướng Prayuth Chan-ocha lên cầm quyền.
Sau sự kiện đó, Mỹ đã công khai thể hiện rằng họ không muốn làm việc với Thủ tướng mới của Thái Lan và giảm hiện diện trong cuộc tập trận chung thường niên giữa hai nước mang tên Cobra Golden Exercise.
Trang International Business Times cho biết, quyết định hoãn thỏa thuận nói trên được Thái Lan đưa ra sau khi giới chuyên gia trong nước và quốc tế bày tỏ quan ngại rằng thỏa thuận như vậy với Bắc Kinh có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa Bangkok và Washington.
“Chúng tôi sẽ đợi và tạm thời chưa đưa thỏa thuận lên nội các để được thông qua”, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan phát biểu.
Ông Wongsuwan cũng nói thêm rằng Hải quân Hoàng gia Thái Lan sẽ tiếp tục nghiên cứu tính hợp lý của thỏa thuận cũng như cân nhắc chi phí và lợi ích đối với đất nước trước khi hoàn tất thỏa thuận.
“Rõ ràng Mỹ không muốn chứng kiến sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Thái Lan, nhất là trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng”, GS. Li Haidong thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc nhận xét trên tờ Thời báo Hoàn cầu.
Ông Li nói, hoàn toàn “dễ hiểu và có thể đoán trước được rằng” Thái Lan sẽ có phản ứng theo cách này, vì ngoại giao với Mỹ là một ưu tiên rất quan trọng của Bangkok.
Thái Lan vốn là một đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy vậy, ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc với tư cách một cường quốc kinh tế, chính trị và quân sự toàn cầu khiến Bắc Kinh cũng trở thành một đối tác khu vực hấp dẫn của Bangkok.
Hiện nay, mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Thái Lan đã phủ bóng lên mối quan hệ giữa Washington và Bangkok trong bối cảnh bất ổn chính trị ở Thái sau cuộc đảo chính năm 2014, khiến Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị lật đổ và Thủ tướng Prayuth Chan-ocha lên cầm quyền.
Sau sự kiện đó, Mỹ đã công khai thể hiện rằng họ không muốn làm việc với Thủ tướng mới của Thái Lan và giảm hiện diện trong cuộc tập trận chung thường niên giữa hai nước mang tên Cobra Golden Exercise.