Vì sao tỷ giá USD/VND liên tiếp tăng nhanh?
Tỷ giá USD/VND nhanh chóng lấy lại độ cao từng thiết lập đầu năm nay
Đến chiều 17/11, giá USD trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại đã lên mức từ 22.465 - 22.480 VND.
Đây là đợt biến động đáng chú ý nhất của tỷ giá USD/VND kể từ hồi tháng 6/2016 - thời điểm thị trường phản ứng nhanh với sự kiện cử tri Anh bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu (Brexit).
Tuy nhiên, ở sự kiện trên, tỷ giá USD/VND lập tức hạ nhiệt nhanh. Còn đợt biến động này, bắt đầu thể hiện rõ từ đầu tuần, xu hướng tăng nối dài và mạnh.
Cụ thể, đến chiều nay (17/11), giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại đã lên từ 22.465 – 22.480 VND; mức cao nhất đã tăng khoảng 150 VND so với quãng ổn định suốt từ sau sự kiện Brexit nói trên.
Mức tăng khoảng 50 VND chỉ trong ngày hôm nay cũng là bước đáng chú ý.
Trước hết, diễn biến trên của tỷ giá USD/VND nằm trong “thỏa thuận” của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ giá trung tâm do nhà điều hành công bố hàng ngày đã tăng khá mạnh trong hơn một tuần trở lại đây, tăng gần 90 VND.
Gọi là “thỏa thuận”, vì cơ chế tỷ giá trung tâm, được áp từ đầu năm nay, có đặc tính phản ánh sát thực hơn, linh hoạt hơn diễn biến của thị trường và những tác động, thay vì cứng hơn ở chính sách điều hành tỷ giá trước đó.
Theo đó, đợt biến động này diễn ra sau khi có kết quả bầu cử Mỹ, đồng USD nhanh chóng tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt. Cùng đó, đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh. Cả hai đồng tiền này đều có tỷ trọng ảnh hưởng lớn trong rổ các đồng tiền tham chiếu tính tỷ giá trung tâm USD/VND.
Dữ liệu thống kê cho thấy, chỉ từ đầu tuần đến nay, chỉ số USD-Index đã tăng khoảng 2%, đồng Nhân dân tệ mất giá khoảng 1,5%, nhiều đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới cũng biến động mạnh.
Những biến động trên đang là tác động chủ yếu đối với tỷ giá USD/VND hiện nay.
Ngoài ra, như yếu tố mùa vụ, từ trong tháng 10 vừa qua, nhu cầu ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu đã tăng lên, khi Việt Nam trở lại nhập siêu, dù lũy kế 10 tháng đầu năm vẫn xuất siêu hơn 3 tỷ USD.
Tăng khá nhanh, nhưng tỷ giá USD/VND hiện nay mới chỉ đang tiếp cận vùng đã từng thiết lập từ đầu năm, thậm chí còn thấp hơn đáng kể. Cụ thể, đầu năm nay, giá USD bán ra của các ngân hàng từng lên tới 22.540 – 22.550 VND.
Mặt khác, so với mức trần cho phép, theo biên độ tham chiếu với tỷ giá trung tâm, giá USD giao dịch hiện nay vẫn nằm rất sâu so với mức 22.764 VND trần biên độ.
Trong đợt biến động này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã sớm cân đối và điều tiết, qua gián tiếp tác động đến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, cũng như sớm có động thái tiếp tục nới cho vay ngoại tệ trong năm 2017…
Điểm quan trọng nhất ghi nhận đến ngày 17/11, trong đợt biến động này, là thị trường vẫn tự điều tiết cung - cầu, tự dưỡng được, mà Ngân hàng Nhà nước chưa can thiệp cung - cầu trực tiếp.
Đây là đợt biến động đáng chú ý nhất của tỷ giá USD/VND kể từ hồi tháng 6/2016 - thời điểm thị trường phản ứng nhanh với sự kiện cử tri Anh bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu (Brexit).
Tuy nhiên, ở sự kiện trên, tỷ giá USD/VND lập tức hạ nhiệt nhanh. Còn đợt biến động này, bắt đầu thể hiện rõ từ đầu tuần, xu hướng tăng nối dài và mạnh.
Cụ thể, đến chiều nay (17/11), giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại đã lên từ 22.465 – 22.480 VND; mức cao nhất đã tăng khoảng 150 VND so với quãng ổn định suốt từ sau sự kiện Brexit nói trên.
Mức tăng khoảng 50 VND chỉ trong ngày hôm nay cũng là bước đáng chú ý.
Trước hết, diễn biến trên của tỷ giá USD/VND nằm trong “thỏa thuận” của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ giá trung tâm do nhà điều hành công bố hàng ngày đã tăng khá mạnh trong hơn một tuần trở lại đây, tăng gần 90 VND.
Gọi là “thỏa thuận”, vì cơ chế tỷ giá trung tâm, được áp từ đầu năm nay, có đặc tính phản ánh sát thực hơn, linh hoạt hơn diễn biến của thị trường và những tác động, thay vì cứng hơn ở chính sách điều hành tỷ giá trước đó.
Theo đó, đợt biến động này diễn ra sau khi có kết quả bầu cử Mỹ, đồng USD nhanh chóng tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt. Cùng đó, đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh. Cả hai đồng tiền này đều có tỷ trọng ảnh hưởng lớn trong rổ các đồng tiền tham chiếu tính tỷ giá trung tâm USD/VND.
Dữ liệu thống kê cho thấy, chỉ từ đầu tuần đến nay, chỉ số USD-Index đã tăng khoảng 2%, đồng Nhân dân tệ mất giá khoảng 1,5%, nhiều đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới cũng biến động mạnh.
Những biến động trên đang là tác động chủ yếu đối với tỷ giá USD/VND hiện nay.
Ngoài ra, như yếu tố mùa vụ, từ trong tháng 10 vừa qua, nhu cầu ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu đã tăng lên, khi Việt Nam trở lại nhập siêu, dù lũy kế 10 tháng đầu năm vẫn xuất siêu hơn 3 tỷ USD.
Tăng khá nhanh, nhưng tỷ giá USD/VND hiện nay mới chỉ đang tiếp cận vùng đã từng thiết lập từ đầu năm, thậm chí còn thấp hơn đáng kể. Cụ thể, đầu năm nay, giá USD bán ra của các ngân hàng từng lên tới 22.540 – 22.550 VND.
Mặt khác, so với mức trần cho phép, theo biên độ tham chiếu với tỷ giá trung tâm, giá USD giao dịch hiện nay vẫn nằm rất sâu so với mức 22.764 VND trần biên độ.
Trong đợt biến động này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã sớm cân đối và điều tiết, qua gián tiếp tác động đến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, cũng như sớm có động thái tiếp tục nới cho vay ngoại tệ trong năm 2017…
Điểm quan trọng nhất ghi nhận đến ngày 17/11, trong đợt biến động này, là thị trường vẫn tự điều tiết cung - cầu, tự dưỡng được, mà Ngân hàng Nhà nước chưa can thiệp cung - cầu trực tiếp.