Vì sao vàng miếng một chữ bị áp phí cao?
Có những lý do cơ bản dẫn đến hiện tượng này và Ngân hàng Nhà nước vừa có can thiệp
Những ngày gần đây, thị trường vàng nổi lên hiện tượng vàng miếng SJC một chữ bị áp phí cao khi bán lại, tạo nên vênh giá lớn so với vàng miếng hai chữ cùng hàm lượng, chất lượng và thương hiệu.
Nhiều thông tin phản ánh, khi người dân bán lại vàng miếng một chữ (sêri có một ký tự chữ nằm trước) của SJC, nhiều đầu mối hạn chế mua vào, hoặc chỉ mua khi trừ phí cao tới 300 - 400 nghìn đồng/lượng.
Hiện tượng này đặt ra các câu hỏi: vì sao vàng cùng thương hiệu, cùng hàm lượng và chất lượng mà lại khác biệt giá (qua thu phí khi mua vào) lớn như vậy; lợi ích của người dân sở hữu vàng một chữ bị thiệt thòi; vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước ở đâu?
Đọng hàng, đọng vốn
Trước hết, có một số lý do chính dẫn tới hiện tượng trên, một phần phản ánh yếu tố tâm lý và phản ứng trên thị trường, gắn với cơ chế quản lý hiện nay.
Vàng miếng SJC một chữ được xác định là vàng cũ, đã từng được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) bán từ khoảng 15 năm trước. Đây là một yếu tố chính dẫn đến hiện tượng trên.
Sau một thời gian dài, những sản phẩm vàng đó một phần bị móp méo trong lưu thông, một phần vì mẫu mã bao bì chống giả cũ và “kém” hơn so với loại sản xuất những năm gần đây. Theo đó, khi người dân có nhu cầu bán lại với vàng móp méo, hoặc chuyển đổi sang vàng mới, doanh nghiệp áp phí gia công lại.
Nhưng quan trọng hơn, loại vàng này cũng được xem là một hàng hóa, người dân có tâm lý chuyển đổi để sở hữu loại vàng “đời mới”; tâm lý ngại hàng cũ và muốn chuyển thành hàng mới càng khiến vàng miếng một chữ bị thất sủng - khó bán ra trên thị trường.
Khi tâm lý trên càng mở rộng, lượng vàng cũ bán lại càng lớn. Ở đây, trách nhiệm nằm ở chính sách hậu mãi sản phẩm của nhà sản xuất. Họ phải mua vào và gia công lại mới dễ bán ra thị trường. Gia công lại, ngoài phí, còn liên quan đến cơ chế cấp hạn ngạch hàng năm từ Ngân hàng Nhà nước. Lượng cung vàng cũ dồn lên, hạn mức được phép gia công có hạn, hoặc phải xem xét chặt chẽ từng thời điểm.
Thực tế, đến giữa tháng 12/2015, hạn mức mà SJC được phép gia công lại đã hết. Ngân hàng Nhà nước buộc phải cấp thêm hạn mức 4.000 lượng nữa để hạn chế rủi ro phát sinh. Nhưng, như trên, do tâm lý và độ nhạy thị trường càng dồn lượng cung vàng cũ lên.
Khoảng trống hạn mức gia công lại rơi vào đầu năm 2016. Các đầu mối mua lại vàng một chữ, dồn về công ty SJC. Chưa có hạn mức mới, vàng cũ mua lại khó bán ra, SJC cũng như các doanh nghiệp khác bị đọng hàng, đọng vốn và đối diện rủi ro giá xuống. Để hạn chế rủi ro, họ nâng phí lên khi mua lại.
Trong khoảng trống đó, có đầu mối từ chối mua vì ngại rủi ro, có nơi mức phí mua lại áp tới 400 nghìn đồng/lượng.
Cùng với những lý do trên, có một xu hướng khác cũng đang thể hiện. Chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới, một bộ phận người dân đã bán ra vàng miếng để nắm tiền mặt cho thanh toán và tiêu dùng, trong đó có loại vàng một chữ. Hiện tượng đọng hàng đọng vốn với vàng cũ nói trên càng “nặng” hơn.
Trước hiện tượng này, ngày 12/1/2016, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định cho phép công ty SJC được gia công với hạn mức mới là 30.000 lượng trong 6 tháng đầu năm nay.
Theo vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước, sau khi can thiệp bằng cấp hạn mức mới, công ty SJC đã trở lại mua vào bình thường, các đầu mối đã hạ phí mua lại vàng một chữ xuống còn quanh 150 nghìn đồng/lượng.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế
Trong hiện tượng trên, vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước được xác định cụ thể ở khoảng trống cấp hạn mức gia công. Theo lý giải của cơ quan này, trong đề án quản lý thị trường vàng cũng như theo quy định hiện hành, hàng năm, họ phải quản lý chặt chẽ việc cấp hạn mức gia công này.
Ngoài yêu cầu gia công lại vàng móp méo, bao bì chống giả mới…, lượng cung từ nhu cầu bán ra vàng cũ theo chuyển đổi vốn đơn thuần của người dân cũng tăng lên những năm qua. Điều này lại được nhìn nhận là một sự chuyển đổi tích cực.
Cụ thể, trong ba năm qua, kể từ khi Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, hai năm qua không cấp phép nhập khẩu, không đấu thầu tạo cung mới ra thị trường, nhưng lượng vàng bán ra từ dân cư được thống kê vào khoảng 10 tấn/năm, tạo điều kiện để cân đối nhu cầu khoảng 12 tấn/năm cho sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
Xu hướng người dân bán vàng ra nhiều hơn được Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận là giảm bớt tình trạng vốn chôn trong vàng, đặc biệt là ở vàng miếng, hay hai năm qua đã không phải dồn ngoại tệ để nhập vàng như những năm trước.
Dĩ nhiên, ở kênh tiểu ngạch, vàng nhập lậu là một khía cạnh khác.
Có những nguyên nhân khác nhau, song hiện tượng vàng một chữ bị áp phí cao khi doanh nghiệp mua vào nổi lên vừa qua cũng đặt ra một yêu cầu: sau khi siết lại chặt chẽ hơn (tập trung ở Nghị định 24), đề án và cơ chế quản lý thị trường vàng tới đây có lẽ cần tiếp tục được hoàn thiện hơn nữa.
Nhiều thông tin phản ánh, khi người dân bán lại vàng miếng một chữ (sêri có một ký tự chữ nằm trước) của SJC, nhiều đầu mối hạn chế mua vào, hoặc chỉ mua khi trừ phí cao tới 300 - 400 nghìn đồng/lượng.
Hiện tượng này đặt ra các câu hỏi: vì sao vàng cùng thương hiệu, cùng hàm lượng và chất lượng mà lại khác biệt giá (qua thu phí khi mua vào) lớn như vậy; lợi ích của người dân sở hữu vàng một chữ bị thiệt thòi; vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước ở đâu?
Đọng hàng, đọng vốn
Trước hết, có một số lý do chính dẫn tới hiện tượng trên, một phần phản ánh yếu tố tâm lý và phản ứng trên thị trường, gắn với cơ chế quản lý hiện nay.
Vàng miếng SJC một chữ được xác định là vàng cũ, đã từng được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) bán từ khoảng 15 năm trước. Đây là một yếu tố chính dẫn đến hiện tượng trên.
Sau một thời gian dài, những sản phẩm vàng đó một phần bị móp méo trong lưu thông, một phần vì mẫu mã bao bì chống giả cũ và “kém” hơn so với loại sản xuất những năm gần đây. Theo đó, khi người dân có nhu cầu bán lại với vàng móp méo, hoặc chuyển đổi sang vàng mới, doanh nghiệp áp phí gia công lại.
Nhưng quan trọng hơn, loại vàng này cũng được xem là một hàng hóa, người dân có tâm lý chuyển đổi để sở hữu loại vàng “đời mới”; tâm lý ngại hàng cũ và muốn chuyển thành hàng mới càng khiến vàng miếng một chữ bị thất sủng - khó bán ra trên thị trường.
Khi tâm lý trên càng mở rộng, lượng vàng cũ bán lại càng lớn. Ở đây, trách nhiệm nằm ở chính sách hậu mãi sản phẩm của nhà sản xuất. Họ phải mua vào và gia công lại mới dễ bán ra thị trường. Gia công lại, ngoài phí, còn liên quan đến cơ chế cấp hạn ngạch hàng năm từ Ngân hàng Nhà nước. Lượng cung vàng cũ dồn lên, hạn mức được phép gia công có hạn, hoặc phải xem xét chặt chẽ từng thời điểm.
Thực tế, đến giữa tháng 12/2015, hạn mức mà SJC được phép gia công lại đã hết. Ngân hàng Nhà nước buộc phải cấp thêm hạn mức 4.000 lượng nữa để hạn chế rủi ro phát sinh. Nhưng, như trên, do tâm lý và độ nhạy thị trường càng dồn lượng cung vàng cũ lên.
Khoảng trống hạn mức gia công lại rơi vào đầu năm 2016. Các đầu mối mua lại vàng một chữ, dồn về công ty SJC. Chưa có hạn mức mới, vàng cũ mua lại khó bán ra, SJC cũng như các doanh nghiệp khác bị đọng hàng, đọng vốn và đối diện rủi ro giá xuống. Để hạn chế rủi ro, họ nâng phí lên khi mua lại.
Trong khoảng trống đó, có đầu mối từ chối mua vì ngại rủi ro, có nơi mức phí mua lại áp tới 400 nghìn đồng/lượng.
Cùng với những lý do trên, có một xu hướng khác cũng đang thể hiện. Chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới, một bộ phận người dân đã bán ra vàng miếng để nắm tiền mặt cho thanh toán và tiêu dùng, trong đó có loại vàng một chữ. Hiện tượng đọng hàng đọng vốn với vàng cũ nói trên càng “nặng” hơn.
Trước hiện tượng này, ngày 12/1/2016, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định cho phép công ty SJC được gia công với hạn mức mới là 30.000 lượng trong 6 tháng đầu năm nay.
Theo vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước, sau khi can thiệp bằng cấp hạn mức mới, công ty SJC đã trở lại mua vào bình thường, các đầu mối đã hạ phí mua lại vàng một chữ xuống còn quanh 150 nghìn đồng/lượng.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế
Trong hiện tượng trên, vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước được xác định cụ thể ở khoảng trống cấp hạn mức gia công. Theo lý giải của cơ quan này, trong đề án quản lý thị trường vàng cũng như theo quy định hiện hành, hàng năm, họ phải quản lý chặt chẽ việc cấp hạn mức gia công này.
Ngoài yêu cầu gia công lại vàng móp méo, bao bì chống giả mới…, lượng cung từ nhu cầu bán ra vàng cũ theo chuyển đổi vốn đơn thuần của người dân cũng tăng lên những năm qua. Điều này lại được nhìn nhận là một sự chuyển đổi tích cực.
Cụ thể, trong ba năm qua, kể từ khi Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, hai năm qua không cấp phép nhập khẩu, không đấu thầu tạo cung mới ra thị trường, nhưng lượng vàng bán ra từ dân cư được thống kê vào khoảng 10 tấn/năm, tạo điều kiện để cân đối nhu cầu khoảng 12 tấn/năm cho sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
Xu hướng người dân bán vàng ra nhiều hơn được Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận là giảm bớt tình trạng vốn chôn trong vàng, đặc biệt là ở vàng miếng, hay hai năm qua đã không phải dồn ngoại tệ để nhập vàng như những năm trước.
Dĩ nhiên, ở kênh tiểu ngạch, vàng nhập lậu là một khía cạnh khác.
Có những nguyên nhân khác nhau, song hiện tượng vàng một chữ bị áp phí cao khi doanh nghiệp mua vào nổi lên vừa qua cũng đặt ra một yêu cầu: sau khi siết lại chặt chẽ hơn (tập trung ở Nghị định 24), đề án và cơ chế quản lý thị trường vàng tới đây có lẽ cần tiếp tục được hoàn thiện hơn nữa.