Vì sao Warren Buffett tiết lộ chuyện ung thư?
Warren Buffett không phải là người thích chia sẻ với công chúng chi tiết về đời sống cá nhân của mình
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett là một người có phong thái bình dân, dễ gần - điều này ai cũng rõ. Nhưng ông không phải là người thích chia sẻ với công chúng chi tiết về đời sống cá nhân của mình.
Bởi thế, việc Buffett lên tiếng thừa nhận ông đang mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 1 vào ngày 17/4 là chuyện khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao. Trang Business Week đã có một bài phân tích xung quanh vấn đề này.
Trong tuyên bố báo bệnh, Buffett, Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Berkshire Hathaway, cho biết, các bác sỹ của ông nhận định tình trạng của ông hiện nay “không hề nguy hiểm đến tính mạng và thậm chí không có tác động đáng kể nào tới sức khỏe”. Buffett cũng nhấn mạnh trong thông báo này rằng: “Tôi cảm thấy rất tuyệt, như thể tôi đang trong tình trạng sức khỏe tốt như bình thường - và năng lượng của tôi đang ở mức 100%”.
"Nhà hiền triết của Omaha" có cơ sở để đưa ra những lời khẳng định mang tính trấn an này. Theo thông tin từ tạp chí của Hiệp hội Y tế Mỹ, có tới 80% đàn ông ở tuổi 80 có tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Nếu Buffett cũng giống như hầu hết những người đàn ông khác cùng độ tuổi, thì việc ông mắc ung thư tuyến tiền liệt cũng là điều dễ hiểu.
Vậy tại sao Buffett phải lên tiếng về căn bệnh ung thư được cho là chưa tới mức nguy hiểm của ông? Theo Business Week, câu trả lời hợp lý nhất có lẽ là Buffett muốn ngăn chặn đứng những tin đồn cho rằng có thứ gì đó nghiêm trọng hơn đang xảy ra. Hành động này có thể xem như liên quan nhiều hơn tới sự nổi tiếng của người giàu thứ ba thế giới, hơn là sự sống-chết của ông.
Là một nhà đầu tư mà nhất cử nhất động đều được phân tích bởi thị trường toàn cầu, Buffett gần như không thể bỏ ra 2 tháng để tiến hành xạ trị mà không bị ai để ý. Thêm vào đó, ở vào tuổi 81, vấn đề sức khỏe và kế hoạch tìm người thay thế của Buffett vốn dĩ đã trở thành chủ đề của quá nhiều đồn đoán. Bất kỳ dấu hiệu nào về việc Buffett chán món bít tết và đồ uống Cherry Coke yêu thích của ông đều có thể khiến giá cổ phiếu của Berkshire Hathaway lao dốc nếu nhà sáng lập tập đoàn này không chịu tiết lộ về tình trạng sức khỏe thật.
Cũng giống như một sao nữ mới nổi bị bắt gặp đang lấy tay che bụng ở phòng khám sản khoa, Buffett thừa hiểu ông cần kiểm soát các thông điệp trước khi tin đồn đẩy ông vào thế bị động. Công bố tình trạng sức khỏe của một CEO luôn là một công việc nhiều rủi ro. Hãng Apple bị giới phân tích cho là đã có cách xử lý tồi khi giải quyết thông tin về việc người sáng lập Steve Jobs mắc ung thư tuyến tụy và phải ghép thận.
Cho dù Jobs đã xuất hiện với hình ảnh tiều tụy trông thấy và phải nghỉ dưỡng bệnh vài lần, giới đầu tư cũng không hề được cung cấp thông tin chính xác về tình trạng bệnh tình của ông. Jobs đã qua đời vào tháng 10 năm ngoái sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư, và trong phần lớn quãng thời gian này, thị trường không biết điều gì đang xảy ra với ông.
Vào tháng 4/2009, Jobs trải qua một ca cấy ghép thận, nhưng Apple cũng giấu nhẹm vụ này. Phải nhiều tháng sau đó, các nhà đầu tư mới biết về ca phẫu thuật này của Jobs qua thông tin báo chí. Việc Apple bưng bít thông tin về Jobs, cũng là hiện thân của hãng, có thể được xem là một trường hợp sách giáo khoa về cách giải quyết thông tin CEO ốm không nên được áp dụng trong bất kỳ trường hợp nào.
Nhưng Apple không phải là doanh nghiệp lớn duy nhất mắc sai lầm kiểu này. Khi còn là Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn hàng tiêu dùng Sara Lee, bà Brenda Barnes giấu kín việc bà trải qua một cơn đột quỵ trong vòng nhiều tuần. Ông Charlie Bell được chẩn đoán mắc ung thư ruột chỉ vài tuần sau khi nhậm chức CEO tại hãng đồ ăn nhanh McDonald’s vào năm 2004, nhưng ông đã âm thầm vật lộn với căn bệnh này nhiều tháng trước khi từ chức. Ông Bell đã qua đời ở tuổi 44 chỉ vài tháng sau khi rời ghế CEO của McDonald’s.
Hãng bảo hiểm AIG thì khác. Hãng này thông báo ngay việc CEO Robert Benmosche bị mắc ung thư sau khi được phát hiện vào tháng 10/2010, nhưng lại không nói rõ đó là ung thư gì. Tuy nhiên, AIG đã vạch ra một kế hoạch tìm người thay thế và cập nhật thông tin về tình trạng bệnh của ông Benmosche 4 tháng sau đó. Đến nay, ông này vẫn là CEO của AIG.
Việc Buffett nói rõ tình trạng sức khỏe không có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ cảm thấy yên tâm. Bệnh ung thư của Buffett khiến giới đầu tư càng băn khoăn hơn khi đến nay, vị CEO này vẫn chưa đưa ra một kế hoạch tìm người thay thế cụ thể nào. Đây là điều khó chấp nhận đối với bất kỳ một công ty đại chúng nào, nhất lại là đối với một công ty có CEO ở vào tuổi bát thập như Berkshire Hathaway.
Trước đây, khi được chẩn đoán mắc ung thư, Steve Jobs mới ở vào tuổi 48. Trong khi đó, Buffett nay đã vượt tuổi thọ trung bình của đàn ông Mỹ. Ngoài ra, nhà đầu tư huyền thoại - người đã kiếm được những khoản không nhỏ từ ngành bảo hiểm - vẫn đang tiếp tục từ chối logic của lĩnh vực bảo hiểm khi không chịu đưa ra một kế hoạch nào cho tập đoàn của ông sau khi ông qua đời. Buffett nhấn mạnh, tình trạng sức khỏe của ông sẽ đến lúc thay đổi, “nhưng tôi tin là ngày đó còn xa”.
Có thể hy vọng là vậy, mà cũng có thể không. Một điều mà các nhà đầu tư biết chắc là ý tưởng về kế hoạch tìm người kế nhiệm của Buffett, bao gồm việc ông thông báo trong lá thư thường niên gửi cổ đông năm nay rằng ông đã chọn được người thay thế mình, chỉ đáng nhận được điểm trượt.
Người được đồn đoán là đã được Buffett chọn kế nhiệm thậm chí còn không biết về việc mình được chọn, và Buffett cũng thường xuyên nhấn mạnh là ông không có dự tính sẽ từ chức. Bởi thế, nếu một ai đó cho rằng mình đã được Buffett chọn làm người kế nhiệm, thì cũng không biết đến bao giờ mới được ngồi vào chiếc ghế mà tỷ phú này đang giữ. Một số cổ đông của Berkshire Hathaway mới đây đã yêu cầu đòi Hội đồng quản trị tập đoàn công bố một kế hoạch chi tiết về việc kế nhiệm Buffett, nhưng bị từ chối, với lý do Berkshire Hathaway “đã xác định được cá nhân sẽ thay thế ông ấy”.
Giờ đây, khi nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới đã quyết định rằng, các nhà đầu tư xứng đáng được biết về căn bệnh ung thư của ông, thì có lẽ ông cũng sẽ cho thấy sự minh bạch tương tự trong vấn đề người kế nhiệm. Tới khi đó, các nhà đầu tư mới có thể cảm thấy yên tâm vì biết rằng, Buffett rõ ràng về chuyện sức khỏe của ông, cũng như kế hoạch cho ngày mà Berkshire Hathaway không còn ông nữa.
Bởi thế, việc Buffett lên tiếng thừa nhận ông đang mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 1 vào ngày 17/4 là chuyện khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao. Trang Business Week đã có một bài phân tích xung quanh vấn đề này.
Trong tuyên bố báo bệnh, Buffett, Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Berkshire Hathaway, cho biết, các bác sỹ của ông nhận định tình trạng của ông hiện nay “không hề nguy hiểm đến tính mạng và thậm chí không có tác động đáng kể nào tới sức khỏe”. Buffett cũng nhấn mạnh trong thông báo này rằng: “Tôi cảm thấy rất tuyệt, như thể tôi đang trong tình trạng sức khỏe tốt như bình thường - và năng lượng của tôi đang ở mức 100%”.
"Nhà hiền triết của Omaha" có cơ sở để đưa ra những lời khẳng định mang tính trấn an này. Theo thông tin từ tạp chí của Hiệp hội Y tế Mỹ, có tới 80% đàn ông ở tuổi 80 có tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Nếu Buffett cũng giống như hầu hết những người đàn ông khác cùng độ tuổi, thì việc ông mắc ung thư tuyến tiền liệt cũng là điều dễ hiểu.
Vậy tại sao Buffett phải lên tiếng về căn bệnh ung thư được cho là chưa tới mức nguy hiểm của ông? Theo Business Week, câu trả lời hợp lý nhất có lẽ là Buffett muốn ngăn chặn đứng những tin đồn cho rằng có thứ gì đó nghiêm trọng hơn đang xảy ra. Hành động này có thể xem như liên quan nhiều hơn tới sự nổi tiếng của người giàu thứ ba thế giới, hơn là sự sống-chết của ông.
Là một nhà đầu tư mà nhất cử nhất động đều được phân tích bởi thị trường toàn cầu, Buffett gần như không thể bỏ ra 2 tháng để tiến hành xạ trị mà không bị ai để ý. Thêm vào đó, ở vào tuổi 81, vấn đề sức khỏe và kế hoạch tìm người thay thế của Buffett vốn dĩ đã trở thành chủ đề của quá nhiều đồn đoán. Bất kỳ dấu hiệu nào về việc Buffett chán món bít tết và đồ uống Cherry Coke yêu thích của ông đều có thể khiến giá cổ phiếu của Berkshire Hathaway lao dốc nếu nhà sáng lập tập đoàn này không chịu tiết lộ về tình trạng sức khỏe thật.
Cũng giống như một sao nữ mới nổi bị bắt gặp đang lấy tay che bụng ở phòng khám sản khoa, Buffett thừa hiểu ông cần kiểm soát các thông điệp trước khi tin đồn đẩy ông vào thế bị động. Công bố tình trạng sức khỏe của một CEO luôn là một công việc nhiều rủi ro. Hãng Apple bị giới phân tích cho là đã có cách xử lý tồi khi giải quyết thông tin về việc người sáng lập Steve Jobs mắc ung thư tuyến tụy và phải ghép thận.
Cho dù Jobs đã xuất hiện với hình ảnh tiều tụy trông thấy và phải nghỉ dưỡng bệnh vài lần, giới đầu tư cũng không hề được cung cấp thông tin chính xác về tình trạng bệnh tình của ông. Jobs đã qua đời vào tháng 10 năm ngoái sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư, và trong phần lớn quãng thời gian này, thị trường không biết điều gì đang xảy ra với ông.
Vào tháng 4/2009, Jobs trải qua một ca cấy ghép thận, nhưng Apple cũng giấu nhẹm vụ này. Phải nhiều tháng sau đó, các nhà đầu tư mới biết về ca phẫu thuật này của Jobs qua thông tin báo chí. Việc Apple bưng bít thông tin về Jobs, cũng là hiện thân của hãng, có thể được xem là một trường hợp sách giáo khoa về cách giải quyết thông tin CEO ốm không nên được áp dụng trong bất kỳ trường hợp nào.
Nhưng Apple không phải là doanh nghiệp lớn duy nhất mắc sai lầm kiểu này. Khi còn là Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn hàng tiêu dùng Sara Lee, bà Brenda Barnes giấu kín việc bà trải qua một cơn đột quỵ trong vòng nhiều tuần. Ông Charlie Bell được chẩn đoán mắc ung thư ruột chỉ vài tuần sau khi nhậm chức CEO tại hãng đồ ăn nhanh McDonald’s vào năm 2004, nhưng ông đã âm thầm vật lộn với căn bệnh này nhiều tháng trước khi từ chức. Ông Bell đã qua đời ở tuổi 44 chỉ vài tháng sau khi rời ghế CEO của McDonald’s.
Hãng bảo hiểm AIG thì khác. Hãng này thông báo ngay việc CEO Robert Benmosche bị mắc ung thư sau khi được phát hiện vào tháng 10/2010, nhưng lại không nói rõ đó là ung thư gì. Tuy nhiên, AIG đã vạch ra một kế hoạch tìm người thay thế và cập nhật thông tin về tình trạng bệnh của ông Benmosche 4 tháng sau đó. Đến nay, ông này vẫn là CEO của AIG.
Việc Buffett nói rõ tình trạng sức khỏe không có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ cảm thấy yên tâm. Bệnh ung thư của Buffett khiến giới đầu tư càng băn khoăn hơn khi đến nay, vị CEO này vẫn chưa đưa ra một kế hoạch tìm người thay thế cụ thể nào. Đây là điều khó chấp nhận đối với bất kỳ một công ty đại chúng nào, nhất lại là đối với một công ty có CEO ở vào tuổi bát thập như Berkshire Hathaway.
Trước đây, khi được chẩn đoán mắc ung thư, Steve Jobs mới ở vào tuổi 48. Trong khi đó, Buffett nay đã vượt tuổi thọ trung bình của đàn ông Mỹ. Ngoài ra, nhà đầu tư huyền thoại - người đã kiếm được những khoản không nhỏ từ ngành bảo hiểm - vẫn đang tiếp tục từ chối logic của lĩnh vực bảo hiểm khi không chịu đưa ra một kế hoạch nào cho tập đoàn của ông sau khi ông qua đời. Buffett nhấn mạnh, tình trạng sức khỏe của ông sẽ đến lúc thay đổi, “nhưng tôi tin là ngày đó còn xa”.
Có thể hy vọng là vậy, mà cũng có thể không. Một điều mà các nhà đầu tư biết chắc là ý tưởng về kế hoạch tìm người kế nhiệm của Buffett, bao gồm việc ông thông báo trong lá thư thường niên gửi cổ đông năm nay rằng ông đã chọn được người thay thế mình, chỉ đáng nhận được điểm trượt.
Người được đồn đoán là đã được Buffett chọn kế nhiệm thậm chí còn không biết về việc mình được chọn, và Buffett cũng thường xuyên nhấn mạnh là ông không có dự tính sẽ từ chức. Bởi thế, nếu một ai đó cho rằng mình đã được Buffett chọn làm người kế nhiệm, thì cũng không biết đến bao giờ mới được ngồi vào chiếc ghế mà tỷ phú này đang giữ. Một số cổ đông của Berkshire Hathaway mới đây đã yêu cầu đòi Hội đồng quản trị tập đoàn công bố một kế hoạch chi tiết về việc kế nhiệm Buffett, nhưng bị từ chối, với lý do Berkshire Hathaway “đã xác định được cá nhân sẽ thay thế ông ấy”.
Giờ đây, khi nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới đã quyết định rằng, các nhà đầu tư xứng đáng được biết về căn bệnh ung thư của ông, thì có lẽ ông cũng sẽ cho thấy sự minh bạch tương tự trong vấn đề người kế nhiệm. Tới khi đó, các nhà đầu tư mới có thể cảm thấy yên tâm vì biết rằng, Buffett rõ ràng về chuyện sức khỏe của ông, cũng như kế hoạch cho ngày mà Berkshire Hathaway không còn ông nữa.