“Việt Nam có nguy cơ mất ngôi á quân xuất khẩu gạo”
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Thái Lan vẫn sẽ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất, trong khi Việt Nam có thể bị Ấn Độ vượt lên
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), giá gạo Việt Nam tăng gần đây là do các nhà xuất khẩu Thái Lan buộc phải nhập gạo từ Việt Nam qua Campuchia để thực hiện đơn hàng. Nhưng ADB cũng cho rằng, ngôi á quân thế giới về xuất khẩu gạo của Việt Nam đang bị đe dọa.
Trong báo cáo mới nhất về tình hình và triển vọng gạo của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và toàn cầu (Global Rice Supply and Demand) công bố ngày 30/8 tại Manila, ADB dự báo, top 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới có thể có sự thay đổi trong thời gian tới, nhưng không phải là ở vị trí số 1.
“Bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ hiện tại từ phía các nước xuất khẩu gạo lớn khác, đặc biệt là Ấn Độ, Thái Lan được dự báo sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam có thể sẽ bị Ấn Độ thay thế ở vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới”, báo cáo có đoạn viết.
Báo cáo chỉ rõ rằng, chương trình mua gạo tạm trữ của Chính phủ Thái Lan đem lại lợi ích cho nông dân nhưng lại gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu gạo của nước này, dẫn tới khối lượng xuất khẩu gạo liên tục sụt giảm kể từ cuối năm 2011. Tính đến ngày 28/5/2012, theo ADB, khối lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan đã giảm 43,1% so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức giảm 2,86 triệu tấn, đặt nước này vào nguy cơ tuột mất ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất.
ADB nhận định, việc giá gạo thế giới tăng trong thời gian gần đây, nhất là giá các loại gạo vỡ của Việt Nam, xuất phát từ thực tế các công ty xuất khẩu gạo của Thái phải mua gạo từ Việt Nam qua biên giới giữa Campuchia và Thái Lan để đáp ứng đơn hàng. Gạo mua qua đường này vẫn rẻ hơn gạo Thái.
Báo cáo cảnh báo rằng, nếu Thái Lan tiếp tục duy trì mức giá cam kết mua thóc tạm trữ ở mức cao, thì chính sách như vậy trên thực tế sẽ là một loại thuế đánh vào gạo xuất khẩu của nước này. Trong trường hợp đó, nếu Ấn Độ quay trở lại với lệnh cấm xuất khẩu gạo, thì nguồn cung trên thị trường gạo toàn cầu có thể bị thắt chặt nhanh chóng.
Số liệu của ADB cho thấy, hoạt động xuất khẩu gạo toàn cầu đang tập trung cao độ vào 5 nước xuất khẩu hàng đầu nông sản này, là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, và Mỹ. Đây là 5 nước kiểm soát 87% thương mại gạo toàn cầu.
Theo dữ liệu mà ADB đưa ra, trong năm 2011, Việt Nam có diện tích trồng lúa gạo là 7,6 triệu hectare, đạt sản lượng 26,5 triệu tấn gạo, năng suất trung bình đạt 3,49 tấn/hectare, tăng 0,94% so với năm 2010. Tổng sản lượng gạo của Việt Nam đang tăng 0,85%/năm , trong khi diện tích trồng lúa giảm với tốc độ 0,09%/năm.
Cũng trong năm 2011, Việt Nam đã tiêu thụ 19,57 tấn gạo, tăng 0,9% so với năm 2010, chủ yếu do dân số tăng, bởi lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người đang giảm 0,06%/năm.
“Tranh thủ việc xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm do chương trình tạm trữ, Việt Nam cùng với Ấn Độ và Pakistan đang đẩy nhanh xuất khẩu gạo và định giá xuất khẩu gạo với mức tham chiếu thấp hơn thế giới. Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng cường vị thế trên thị trường gạo toàn cầu bằng cách tập trung vào cải thiện chất lượng gạo và mở rộng cơ hội xuất khẩu sang những thị trường mới như Trung Quốc”, ADB nhận xét.
ADB dự báo, trong thập kỷ tới, Việt Nam sẽ duy trì bền vững tốc độ tăng xuất khẩu gạo, với khối lượng gạo xuất khẩu có thể tăng khoảng 1,22% mỗi năm.
Trong báo cáo mới nhất về tình hình và triển vọng gạo của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và toàn cầu (Global Rice Supply and Demand) công bố ngày 30/8 tại Manila, ADB dự báo, top 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới có thể có sự thay đổi trong thời gian tới, nhưng không phải là ở vị trí số 1.
“Bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ hiện tại từ phía các nước xuất khẩu gạo lớn khác, đặc biệt là Ấn Độ, Thái Lan được dự báo sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam có thể sẽ bị Ấn Độ thay thế ở vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới”, báo cáo có đoạn viết.
Báo cáo chỉ rõ rằng, chương trình mua gạo tạm trữ của Chính phủ Thái Lan đem lại lợi ích cho nông dân nhưng lại gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu gạo của nước này, dẫn tới khối lượng xuất khẩu gạo liên tục sụt giảm kể từ cuối năm 2011. Tính đến ngày 28/5/2012, theo ADB, khối lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan đã giảm 43,1% so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức giảm 2,86 triệu tấn, đặt nước này vào nguy cơ tuột mất ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất.
ADB nhận định, việc giá gạo thế giới tăng trong thời gian gần đây, nhất là giá các loại gạo vỡ của Việt Nam, xuất phát từ thực tế các công ty xuất khẩu gạo của Thái phải mua gạo từ Việt Nam qua biên giới giữa Campuchia và Thái Lan để đáp ứng đơn hàng. Gạo mua qua đường này vẫn rẻ hơn gạo Thái.
Báo cáo cảnh báo rằng, nếu Thái Lan tiếp tục duy trì mức giá cam kết mua thóc tạm trữ ở mức cao, thì chính sách như vậy trên thực tế sẽ là một loại thuế đánh vào gạo xuất khẩu của nước này. Trong trường hợp đó, nếu Ấn Độ quay trở lại với lệnh cấm xuất khẩu gạo, thì nguồn cung trên thị trường gạo toàn cầu có thể bị thắt chặt nhanh chóng.
Số liệu của ADB cho thấy, hoạt động xuất khẩu gạo toàn cầu đang tập trung cao độ vào 5 nước xuất khẩu hàng đầu nông sản này, là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, và Mỹ. Đây là 5 nước kiểm soát 87% thương mại gạo toàn cầu.
Theo dữ liệu mà ADB đưa ra, trong năm 2011, Việt Nam có diện tích trồng lúa gạo là 7,6 triệu hectare, đạt sản lượng 26,5 triệu tấn gạo, năng suất trung bình đạt 3,49 tấn/hectare, tăng 0,94% so với năm 2010. Tổng sản lượng gạo của Việt Nam đang tăng 0,85%/năm , trong khi diện tích trồng lúa giảm với tốc độ 0,09%/năm.
Cũng trong năm 2011, Việt Nam đã tiêu thụ 19,57 tấn gạo, tăng 0,9% so với năm 2010, chủ yếu do dân số tăng, bởi lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người đang giảm 0,06%/năm.
“Tranh thủ việc xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm do chương trình tạm trữ, Việt Nam cùng với Ấn Độ và Pakistan đang đẩy nhanh xuất khẩu gạo và định giá xuất khẩu gạo với mức tham chiếu thấp hơn thế giới. Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng cường vị thế trên thị trường gạo toàn cầu bằng cách tập trung vào cải thiện chất lượng gạo và mở rộng cơ hội xuất khẩu sang những thị trường mới như Trung Quốc”, ADB nhận xét.
ADB dự báo, trong thập kỷ tới, Việt Nam sẽ duy trì bền vững tốc độ tăng xuất khẩu gạo, với khối lượng gạo xuất khẩu có thể tăng khoảng 1,22% mỗi năm.