Việt Nam có thể bị liên đới kiện phá giá
Trong điều kiện suy thoái kinh tế tại Mỹ hiện nay, một số chính sách thương mại cụ thể có thể khiến Việt Nam bị liên đới
Luật sư Jay Eizenstat, đến từ hãng luật Miller & Chevalier Chatered nhận định rằng, trong điều kiện suy thoái kinh tế tại Mỹ hiện nay, một số chính sách thương mại cụ thể, đặc biệt là sử dụng công cụ chống bán phá giá của nước này, có thể khiến Việt Nam bị liên đới, thay vì các vụ kiện riêng.
Ông Eizenstat, đến Hà Nội theo lời mời của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để nói chuyện với các đại diện hiệp hội ngành hàng hôm 3/3, xung quanh vấn đề: “Chính sách thương mại của Mỹ dưới thời Obama - các khuyến nghị đối với Việt Nam”.
Luật sư này nói rằng, những sáng kiến thương mại cụ thể dưới thời Tổng thống Obama có đề cập đến các hiệp định thương mại tự do chưa được ký kết, hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương và những chính sách khác.
“Tuy nhiên, việc thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do không phải là ưu tiên của chính quyền mới, nhất là trong thời điểm suy thoái kinh tế nên chúng ta sẽ không thấy các hiệp định thương mại tự do được ký kết như mong muốn”.
Ông bổ sung thêm rằng, phần có thể có lợi nhất cho các nhà xuất khẩu Việt Nam trong các chính sách thương mại nếu hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương được thúc đẩy trong tháng 3 tới, với vòng đàm phán đầu tiên diễn ra tại Singapore.
“Hiệp định này được xem như chìa khóa giúp Đông Nam Á tăng cường tiếp cận thị trường Mỹ, nếu đem so với việc đàm phán các Hiệp định đầu tư song phương giữa Mỹ với Trung Quốc, Ấn Độ và Vỉệt Nam tiến hành rất chậm trễ và không biết khi nào mới có thể ngã ngũ”, vẫn theo lời Jay Eizenstat.
Khi đề cập đến những ảnh hưởng từ chính sách thương mại đối với một số ngành hàng cụ thể, luật sư cho rằng, Trung Quốc là mối quan ngại chủ yếu của ngành sản xuất nội địa Mỹ, nhất là khi việc chấm dứt chế độ hạn ngạch của dệt may nước này vào Mỹ đã chấm dứt từ ngày 1/1/2009.
Ngoài ra, các vấn đề về tỷ giá hối đoái, mức độ phá giá của đồng nhân dân tệ cũng sẽ là trọng tâm theo dõi sát sao của các nhà làm chính sách dưới thời Obama, vì ảnh hưởng của thương mại Trung Quốc trên toàn cầu là rất lớn.
Ông Jay Eizenstat lo ngại rằng, khả năng có thể xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá và tự vệ. “Các vụ kiện chống lại hàng Trung Quốc có thể khiến Việt Nam bị liên đới, trong khi các vụ kiện riêng đối với Việt Nam lại ít có khả năng xảy ra”, luật sư này lấy ví dụ chương trình giám sát hàng dệt may Việt Nam có vẻ sẽ được gia hạn, dù rằng nó đã được chấm dứt vào tháng 10/2008.
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu rất lớn đối với Việt Nam, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều từ năm 2005-2007 đã tăng từ 7,7 tỉ Đô la Mỹ lên 12 tỉ Đô la Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2008 ước đạt 12,5 tỉ Đô la Mỹ, tăng 22% so với năm 2007.
Ngọc Lan (TBKTSG)
Ông Eizenstat, đến Hà Nội theo lời mời của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để nói chuyện với các đại diện hiệp hội ngành hàng hôm 3/3, xung quanh vấn đề: “Chính sách thương mại của Mỹ dưới thời Obama - các khuyến nghị đối với Việt Nam”.
Luật sư này nói rằng, những sáng kiến thương mại cụ thể dưới thời Tổng thống Obama có đề cập đến các hiệp định thương mại tự do chưa được ký kết, hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương và những chính sách khác.
“Tuy nhiên, việc thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do không phải là ưu tiên của chính quyền mới, nhất là trong thời điểm suy thoái kinh tế nên chúng ta sẽ không thấy các hiệp định thương mại tự do được ký kết như mong muốn”.
Ông bổ sung thêm rằng, phần có thể có lợi nhất cho các nhà xuất khẩu Việt Nam trong các chính sách thương mại nếu hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương được thúc đẩy trong tháng 3 tới, với vòng đàm phán đầu tiên diễn ra tại Singapore.
“Hiệp định này được xem như chìa khóa giúp Đông Nam Á tăng cường tiếp cận thị trường Mỹ, nếu đem so với việc đàm phán các Hiệp định đầu tư song phương giữa Mỹ với Trung Quốc, Ấn Độ và Vỉệt Nam tiến hành rất chậm trễ và không biết khi nào mới có thể ngã ngũ”, vẫn theo lời Jay Eizenstat.
Khi đề cập đến những ảnh hưởng từ chính sách thương mại đối với một số ngành hàng cụ thể, luật sư cho rằng, Trung Quốc là mối quan ngại chủ yếu của ngành sản xuất nội địa Mỹ, nhất là khi việc chấm dứt chế độ hạn ngạch của dệt may nước này vào Mỹ đã chấm dứt từ ngày 1/1/2009.
Ngoài ra, các vấn đề về tỷ giá hối đoái, mức độ phá giá của đồng nhân dân tệ cũng sẽ là trọng tâm theo dõi sát sao của các nhà làm chính sách dưới thời Obama, vì ảnh hưởng của thương mại Trung Quốc trên toàn cầu là rất lớn.
Ông Jay Eizenstat lo ngại rằng, khả năng có thể xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá và tự vệ. “Các vụ kiện chống lại hàng Trung Quốc có thể khiến Việt Nam bị liên đới, trong khi các vụ kiện riêng đối với Việt Nam lại ít có khả năng xảy ra”, luật sư này lấy ví dụ chương trình giám sát hàng dệt may Việt Nam có vẻ sẽ được gia hạn, dù rằng nó đã được chấm dứt vào tháng 10/2008.
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu rất lớn đối với Việt Nam, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều từ năm 2005-2007 đã tăng từ 7,7 tỉ Đô la Mỹ lên 12 tỉ Đô la Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2008 ước đạt 12,5 tỉ Đô la Mỹ, tăng 22% so với năm 2007.
Ngọc Lan (TBKTSG)