Việt Nam có thể hoãn khởi công điện nguyên tử tới 2020
Theo Thủ tướng “làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”
Petro Vietnam phải đảm bảo khí để làm cụm nhà máy điện 5.000 MW thay thế cho 4.000 MW điện nguyên tử, bởi nhà máy điện nguyên tử có thể sẽ phải hoãn đến năm 2020 mới khởi công, Thủ tướng nói tại lễ tổng kết công tác 2013 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, diễn ra ngày 15/1, theo nguồn tin từ báo Tuổi trẻ.
Tờ báo này cũng dẫn tiếp lời Thủ tướng, “làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”.
Trước đó, theo nghị quyết của Quốc hội, việc khởi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ tiến hành vào 2014. Song, báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện các dự án quan trọng quốc gia của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 vừa qua đã cho biết, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 không thể khởi công đúng kế hoạch, mà có thể chậm đến 3 năm.
Tại sao chậm, trách nhiệm của ai, việc chậm trễ có làm tăng chi phí đầu tư không, có làm giảm hiệu quả dự án không, là nội dung đã được một vị đại biểu gửi chất vấn đến người đứng đầu Chính phủ.
Được sự ủy quyền của Thủ tướng, Bộ Công Thương trả lời, theo tính toán của bộ này thì việc khởi công chính thức, đổ mẻ bê tông đầu tiên cho tâm lò phản ứng sớm nhất vào cuối 2017, đầu 2018.
Nguyên nhân chậm tiến độ được giải thích là do những vấn đề phát sinh trong việc nghiên cứu lựa chọn địa điểm đã làm kéo dài thời gian lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư (FS) khoảng hai năm so với dự kiến ban đầu.
Nay, theo thông tin từ Thủ tướng được báo chí đăng tải, thì công trình điện hạt nhân có thể khởi công chậm tới 6 năm so với yêu cầu của Quốc hội.
Tờ báo này cũng dẫn tiếp lời Thủ tướng, “làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”.
Trước đó, theo nghị quyết của Quốc hội, việc khởi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ tiến hành vào 2014. Song, báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện các dự án quan trọng quốc gia của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 vừa qua đã cho biết, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 không thể khởi công đúng kế hoạch, mà có thể chậm đến 3 năm.
Tại sao chậm, trách nhiệm của ai, việc chậm trễ có làm tăng chi phí đầu tư không, có làm giảm hiệu quả dự án không, là nội dung đã được một vị đại biểu gửi chất vấn đến người đứng đầu Chính phủ.
Được sự ủy quyền của Thủ tướng, Bộ Công Thương trả lời, theo tính toán của bộ này thì việc khởi công chính thức, đổ mẻ bê tông đầu tiên cho tâm lò phản ứng sớm nhất vào cuối 2017, đầu 2018.
Nguyên nhân chậm tiến độ được giải thích là do những vấn đề phát sinh trong việc nghiên cứu lựa chọn địa điểm đã làm kéo dài thời gian lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư (FS) khoảng hai năm so với dự kiến ban đầu.
Nay, theo thông tin từ Thủ tướng được báo chí đăng tải, thì công trình điện hạt nhân có thể khởi công chậm tới 6 năm so với yêu cầu của Quốc hội.