Điện hạt nhân: “Yên tâm thì mới làm!”
Điện hạt nhân tại Việt Nam mới đang triển khai ở mức độ nghiên cứu khả thi
Chia sẻ những quan ngại về sự an toàn của điện hạt nhân được báo chí nêu ra bên hành lang Quốc hội chiều 5/8, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định “trên cơ sở thấy rằng dự án đảm bảo an toàn, yên tâm được thì chúng ta mới làm”.
Tại kỳ họp cuối năm 2009, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm hai nhà máy với công suất trên 4.000 MW. Công nghệ chính là lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò từ thứ ba trở lên, đã được kiểm chứng, đảm bảo tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư.
Tuy nhiên, ngay tại thời điểm đó cũng đã có không ít ý kiến quan ngại về mức độ ảnh hưởng của các nhà máy này. Và sau ảnh hưởng của các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản do động đất, vấn đề an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân này đã trở lại nghị trường.
Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, điện hạt nhân tại Việt Nam mới đang triển khai ở mức độ nghiên cứu khả thi, nên rất có điều kiện để đưa tất cả yếu tố về an toàn vào tính toán theo đúng chuẩn quốc tế.
Khi sự cố Fukushima xảy ra tại Nhật, cả thế giới cũng bàn rất nhiều đến giải pháp, ví dụ riêng giải pháp làm mát, làm nguội các thanh nhiên liệu, họ cũng đưa ra đến 3-4 giải pháp dự phòng bên cạnh giải pháp như vừa rồi không hiệu quả.
Vậy cho nên những giải pháp cho an toàn điện hạt nhân không phải là vấn đề của một quốc gia nữa mà là vấn đề của cả nhân loại.
“Tất cả các tổ chức công nghệ về hạt nhân trên thế giới đều đang phải nghiên cứu để có những giải pháp an toàn cho điện hạt nhân. Hiện có đến 400-500 lò phản ứng hạt nhân hiện nay trên thế giới, nên không thể trong một lúc mà đóng cửa hết được. Phải có giải pháp đảm bảo cho an toàn hơn”, ông Hải nói.
Nhưng để đảm bảo khả năng an toàn hơn thì chi phí đầu tư có thể lớn hơn rất nhiều. Vậy thì hiệu quả của điện hạt nhân có cần xem xét lại?
Với câu hỏi này, thừa nhận là “rất đúng”, song theo Phó thủ tướng, để biết nó đắt hơn hay khả thi hơn không, hay ngân hàng nào chấp nhận cho vay đầu tư như thế thì phải lập dự án đã. Còn đặt vấn đề về giải pháp thay thế thì cách tốt nhất là phải làm rõ giải pháp thay thế đó.
"Ví dụ vừa qua Thủ tướng ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió. Đồng thời cũng đang giao cho các bộ làm các cơ chế về điện nhiệt, điện mặt trời, năng lượng sóng biển… Mình phải cố gắng bằng mọi cách để xem xét các giải pháp có thể đảm bảo cung cấp điện cho quốc gia", ông Hải cho biết thêm.
Đồng thời, ông cũng khẳng định, tại thời điểm hiện nay, các tính toán đều cho thấy trừ điện hạt nhân, chưa có khả năng các nguồn năng lượng thay thế đáp ứng được nhu cầu điện của cả nước.
Phó thủ tướng phân tích, có thể một số quốc gia khác họ đáp ứng được điều ấy nhưng tại Việt Nam, theo chiến lược phát triển điện quốc gia, cũng như theo các kế hoạch phát triển dài hạn đến năm 2030 và thậm chí đến 2050, chưa thể có nguồn năng lượng sơ cấp mà ta chủ động được.
"Ta đã bàn đến các giải pháp như nhập khẩu điện, tăng cường thủy điện, nhập khẩu than... nhưng đều rất khó khăn, nên chỉ đến khi phát triển được các tiềm năng về năng lượng sơ cấp sẵn có thì mới giảm được một phần nhu cầu phát triển điện hạt nhân", ông Hải nói.
Còn với nhu cầu hiện nay, Phó thủ tướng nói, vẫn phải làm báo cáo nghiên cứu khả thi về điện hạt nhân, nhưng trên cơ sở thấy rằng dự án đảm bảo an toàn, yên tâm được thì chúng ta mới làm.
Ông cũng lưu ý, việc áp dụng công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm cũng là một hướng phải thúc đẩy để giảm nhu cầu về năng lượng.
"Hiện chúng ta cần 20% nhu cầu năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP. Như vậy nghĩa là chúng ta còn tiềm năng tiết kiệm điện rất lớn, và trình độ công nghệ ta áp dụng còn rất lạc hậu", ông Hải phân tích và nhấn mạnh, để hạn chế nhất khả năng phải dùng điện hạt nhân, thì việc thiết thực nhất là tiết kiệm điện.
Tại kỳ họp cuối năm 2009, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm hai nhà máy với công suất trên 4.000 MW. Công nghệ chính là lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò từ thứ ba trở lên, đã được kiểm chứng, đảm bảo tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư.
Tuy nhiên, ngay tại thời điểm đó cũng đã có không ít ý kiến quan ngại về mức độ ảnh hưởng của các nhà máy này. Và sau ảnh hưởng của các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản do động đất, vấn đề an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân này đã trở lại nghị trường.
Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, điện hạt nhân tại Việt Nam mới đang triển khai ở mức độ nghiên cứu khả thi, nên rất có điều kiện để đưa tất cả yếu tố về an toàn vào tính toán theo đúng chuẩn quốc tế.
Khi sự cố Fukushima xảy ra tại Nhật, cả thế giới cũng bàn rất nhiều đến giải pháp, ví dụ riêng giải pháp làm mát, làm nguội các thanh nhiên liệu, họ cũng đưa ra đến 3-4 giải pháp dự phòng bên cạnh giải pháp như vừa rồi không hiệu quả.
Vậy cho nên những giải pháp cho an toàn điện hạt nhân không phải là vấn đề của một quốc gia nữa mà là vấn đề của cả nhân loại.
“Tất cả các tổ chức công nghệ về hạt nhân trên thế giới đều đang phải nghiên cứu để có những giải pháp an toàn cho điện hạt nhân. Hiện có đến 400-500 lò phản ứng hạt nhân hiện nay trên thế giới, nên không thể trong một lúc mà đóng cửa hết được. Phải có giải pháp đảm bảo cho an toàn hơn”, ông Hải nói.
Nhưng để đảm bảo khả năng an toàn hơn thì chi phí đầu tư có thể lớn hơn rất nhiều. Vậy thì hiệu quả của điện hạt nhân có cần xem xét lại?
Với câu hỏi này, thừa nhận là “rất đúng”, song theo Phó thủ tướng, để biết nó đắt hơn hay khả thi hơn không, hay ngân hàng nào chấp nhận cho vay đầu tư như thế thì phải lập dự án đã. Còn đặt vấn đề về giải pháp thay thế thì cách tốt nhất là phải làm rõ giải pháp thay thế đó.
"Ví dụ vừa qua Thủ tướng ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió. Đồng thời cũng đang giao cho các bộ làm các cơ chế về điện nhiệt, điện mặt trời, năng lượng sóng biển… Mình phải cố gắng bằng mọi cách để xem xét các giải pháp có thể đảm bảo cung cấp điện cho quốc gia", ông Hải cho biết thêm.
Đồng thời, ông cũng khẳng định, tại thời điểm hiện nay, các tính toán đều cho thấy trừ điện hạt nhân, chưa có khả năng các nguồn năng lượng thay thế đáp ứng được nhu cầu điện của cả nước.
Phó thủ tướng phân tích, có thể một số quốc gia khác họ đáp ứng được điều ấy nhưng tại Việt Nam, theo chiến lược phát triển điện quốc gia, cũng như theo các kế hoạch phát triển dài hạn đến năm 2030 và thậm chí đến 2050, chưa thể có nguồn năng lượng sơ cấp mà ta chủ động được.
"Ta đã bàn đến các giải pháp như nhập khẩu điện, tăng cường thủy điện, nhập khẩu than... nhưng đều rất khó khăn, nên chỉ đến khi phát triển được các tiềm năng về năng lượng sơ cấp sẵn có thì mới giảm được một phần nhu cầu phát triển điện hạt nhân", ông Hải nói.
Còn với nhu cầu hiện nay, Phó thủ tướng nói, vẫn phải làm báo cáo nghiên cứu khả thi về điện hạt nhân, nhưng trên cơ sở thấy rằng dự án đảm bảo an toàn, yên tâm được thì chúng ta mới làm.
Ông cũng lưu ý, việc áp dụng công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm cũng là một hướng phải thúc đẩy để giảm nhu cầu về năng lượng.
"Hiện chúng ta cần 20% nhu cầu năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP. Như vậy nghĩa là chúng ta còn tiềm năng tiết kiệm điện rất lớn, và trình độ công nghệ ta áp dụng còn rất lạc hậu", ông Hải phân tích và nhấn mạnh, để hạn chế nhất khả năng phải dùng điện hạt nhân, thì việc thiết thực nhất là tiết kiệm điện.