“Việt Nam đã làm được điều rất khó”
Trao đổi với báo chí trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên 2016
Khi chuyển giao lãnh đạo thì duy trì ổn định nền kinh tế là điều rất khó, nhưng Việt Nam đã làm được.
Nhận định này được ông Ryu Hang Ha, đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2016 đưa ra tại cuộc gặp gỡ báo chí trước thềm sự kiện, chiều 4/12.
Diễn ra vào sáng 5/12, VBF 2016 có chủ đề “Nâng cao vai trò khu vực kinh tế tư nhân, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vì sự phát triển hài hoà của nền kinh tế Việt Nam”.
Đây là “cơ chế đối thoại tốt nhất” để Chính phủ lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đồng Chủ tịch VBF 2016 nói.
Ồng Lộc cũng cho biết, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao thúc đẩy cải cách của Chính phủ mới với thông điệp Chính phủ kiến tạo, liêm chính. Nỗ lực xây dựng thể chế là điểm nổi bật trong chương trình hành động của Chính phủ năm 2016.
Nhìn nhận hành trình cải cách còn gian nan, song ông Lộc khẳng định, quyết tâm của Thủ tướng đem đến cho doanh nghiệp niềm tin vào giai đoạn mới của cải cách.
Câu hỏi được VnEconomy đặt ra với đồng Chủ tịch Ryu Hang Ha, là ông có cùng nhận định với ông Vũ Tiến Lộc về những nỗ lực cải cách và sự quan tâm của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp hay không? Nếu có thì ông ấn tượng với điều gì nhất?
Ông Ryu Hang Ha đáp, 2016 là năm rất quan trọng với nền kinh tế của Việt Nam, việc chuyển giao lãnh đạo cấp cao diễn ra rất nhịp nhàng giúp nền kinh tế phát triển bền vững. “Duy trì ổn định nền kinh tế là điều rất khó khi chuyển giao lãnh đạo, nhưng Việt Nam đã làm được, nhìn vào các chỉ số thì thấy nền kinh tế Việt Nam đang phát triển ổn định”, ông nói.
Vị doanh nhân Hàn Quốc cũng chia sẻ cảm nhận cá nhân, là ông rất ấn tượng với những cải cách mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam, cũng như cá nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
“Các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao Chính phủ mới trong áp dụng chế tài chống tham nhũng”, ông Ryu Hang Ha nói thêm.
“Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu rất mạnh mẽ là cần xoá quan hệ thân hữu, gắn với nó là ưu đãi ngầm, đồng thời kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp nói không với thân hữu, vậy VBF lần này có phải là cơ hội tốt để kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Việt Nam không?”, câu hỏi tiếp theo được đặt ra với cả hai vị đồng Chủ tịch VBF.
Theo vị doanh nhân Hàn Quốc thì thân hữu cũng là vấn đề liên quan đến tham nhũng mà Chính phủ Việt Nam đang có quyết tâm chống.
Ông cho biết, Hàn Quốc cũng chưa giải quyết được triệt để vấn đề tham nhũng, Thủ tướng nước này cũng vướng vào bê bối chính trị về tham nhũng. Cuối tháng 9 vừa rồi, Hàn Quốc đã tiến hành thực thi luật chống tham nhũng mạnh mẽ, đã thổi luồng gió mới vào xã hội.
“Chống tham nhũng nên bắt đầu từ lãnh đạo, nên rất mong lời kêu gọi loại bỏ quan hệ thân hữu thành hiện thực”, ông Ryu Hang Ha trao đổi với báo chí.
Cũng trả lời câu hỏi trên, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng chế tài chống tham nhũng phải đủ mạnh và phải có cơ chế giám sát của người dân và doanh nghiệp. Song quan trọng nhất là thể chế về kinh doanh phải tốt, đơn giản về thủ tục và minh bạch về chính sách.
Ông Lộc cho biết, VCCI cũng đang triển khai dự án thành lập liên minh liêm chính của doanh nghiệp Việt, khuyến khích các doanh nghiệp nói không với hối lộ, tiêu cực.
Nhận định này được ông Ryu Hang Ha, đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2016 đưa ra tại cuộc gặp gỡ báo chí trước thềm sự kiện, chiều 4/12.
Diễn ra vào sáng 5/12, VBF 2016 có chủ đề “Nâng cao vai trò khu vực kinh tế tư nhân, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vì sự phát triển hài hoà của nền kinh tế Việt Nam”.
Đây là “cơ chế đối thoại tốt nhất” để Chính phủ lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đồng Chủ tịch VBF 2016 nói.
Ồng Lộc cũng cho biết, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao thúc đẩy cải cách của Chính phủ mới với thông điệp Chính phủ kiến tạo, liêm chính. Nỗ lực xây dựng thể chế là điểm nổi bật trong chương trình hành động của Chính phủ năm 2016.
Nhìn nhận hành trình cải cách còn gian nan, song ông Lộc khẳng định, quyết tâm của Thủ tướng đem đến cho doanh nghiệp niềm tin vào giai đoạn mới của cải cách.
Câu hỏi được VnEconomy đặt ra với đồng Chủ tịch Ryu Hang Ha, là ông có cùng nhận định với ông Vũ Tiến Lộc về những nỗ lực cải cách và sự quan tâm của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp hay không? Nếu có thì ông ấn tượng với điều gì nhất?
Ông Ryu Hang Ha đáp, 2016 là năm rất quan trọng với nền kinh tế của Việt Nam, việc chuyển giao lãnh đạo cấp cao diễn ra rất nhịp nhàng giúp nền kinh tế phát triển bền vững. “Duy trì ổn định nền kinh tế là điều rất khó khi chuyển giao lãnh đạo, nhưng Việt Nam đã làm được, nhìn vào các chỉ số thì thấy nền kinh tế Việt Nam đang phát triển ổn định”, ông nói.
Vị doanh nhân Hàn Quốc cũng chia sẻ cảm nhận cá nhân, là ông rất ấn tượng với những cải cách mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam, cũng như cá nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
“Các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao Chính phủ mới trong áp dụng chế tài chống tham nhũng”, ông Ryu Hang Ha nói thêm.
“Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu rất mạnh mẽ là cần xoá quan hệ thân hữu, gắn với nó là ưu đãi ngầm, đồng thời kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp nói không với thân hữu, vậy VBF lần này có phải là cơ hội tốt để kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Việt Nam không?”, câu hỏi tiếp theo được đặt ra với cả hai vị đồng Chủ tịch VBF.
Theo vị doanh nhân Hàn Quốc thì thân hữu cũng là vấn đề liên quan đến tham nhũng mà Chính phủ Việt Nam đang có quyết tâm chống.
Ông cho biết, Hàn Quốc cũng chưa giải quyết được triệt để vấn đề tham nhũng, Thủ tướng nước này cũng vướng vào bê bối chính trị về tham nhũng. Cuối tháng 9 vừa rồi, Hàn Quốc đã tiến hành thực thi luật chống tham nhũng mạnh mẽ, đã thổi luồng gió mới vào xã hội.
“Chống tham nhũng nên bắt đầu từ lãnh đạo, nên rất mong lời kêu gọi loại bỏ quan hệ thân hữu thành hiện thực”, ông Ryu Hang Ha trao đổi với báo chí.
Cũng trả lời câu hỏi trên, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng chế tài chống tham nhũng phải đủ mạnh và phải có cơ chế giám sát của người dân và doanh nghiệp. Song quan trọng nhất là thể chế về kinh doanh phải tốt, đơn giản về thủ tục và minh bạch về chính sách.
Ông Lộc cho biết, VCCI cũng đang triển khai dự án thành lập liên minh liêm chính của doanh nghiệp Việt, khuyến khích các doanh nghiệp nói không với hối lộ, tiêu cực.