“Việt Nam không nên nới lỏng tiền tệ quá sớm”
Một số đối tác tại CG cho rằng vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể làm đảo ngược kết quả hạ nhiệt chỉ số giá cả gần đây
Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2012 được tổ chức tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã tập trung thảo luận vấn đề giảm nghèo và giảm thiểu hậu quả thiên tai ở khu vực miền Trung Việt Nam.
Tuy vậy, tại hội nghị, bên cạnh việc nhất trí chúc mừng những thành công của Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô nhờ thực hiện hiệu quả Nghị quyết 11, một số đối tác phát triển lưu ý Chính phủ không nên nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm, bởi vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể làm đảo ngược kết quả hạ nhiệt chỉ số giá cả gần đây.
Cải cách ngành ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước nhận được sự quan tâm đông đảo nhất, và lộ trình cải cách hai lĩnh vực này cũng được thảo luận tại hội nghị. Chính phủ cũng nhận thấy rằng những cải cách dự kiến sẽ tiến hành trong hai lĩnh vực này nhằm mục đích giúp hai ngành này đạt được tiêu chuẩn quốc tế.
"Các đối tác phát triển và Chính phủ nhất trí rằng hiện nay khi nền kinh tế vĩ mô đi vào ổn định, nên tập trung thúc đẩy tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công. Các đại biểu cũng đồng ý rằng nâng cao chất lượng, hiệu quả và bền vững trong đầu tư công là chìa khóa để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam", một thông cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay.
Trong bài phát biểu khai mạc, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã khẳng định duy trì ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là ưu tiên cao của Chính phủ, kể cả trong trường hợp có tập trung hơn vào tăng trưởng. Theo Phó thủ tướng, ảnh hưởng tiêu cực từ việc kiểm soát lạm phát, đặc biệt lên các doanh nghiệp và việc làm, cần phải được giải quyết, và Nghị quyết 13 được đưa ra nhằm mục tiêu này. Tuy nhiên, Chính phủ trong lúc tập trung vào mục tiêu ổn định kinh tế cũng sẽ hướng chi tiêu vào hỗ trợ người nghèo.
Tại hội nghị, các đại biểu đã lắng nghe tổng quan về công việc cập nhật hệ thống giám sát giảm nghèo Việt Nam, bao gồm củng cố các khảo sát về điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam và sửa đổi chuẩn nghèo của WB và Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Các đại biểu cũng đã thảo luận về những quan điểm địa phương của các tỉnh miền Trung và các thách thức trong việc thực hiện các chính sách giảm nghèo ở khu vực này, bao gồm vấn đề nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số, tỉ lệ tăng trưởng hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém và lệ thuộc vào nông nghiệp, các yếu tố dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, thảm họa tự nhiên, lệ thuộc cao vào phúc lợi xã hội, tỉ lệ phổ cập giáo dục thấp và hiệu quả hạn chế trong hành chính công.
Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận tầm quan trọng của việc đo lường các khía cạnh nhiều mặt của nghèo đói, cần phải giải quyết sự manh mún hiện nay trong các chương trình giảm nghèo và đảm bảo có một kế hoạch lồng ghép tốt hơn. Hội nghị xác định cần có chương trình xây dựng năng lực cho địa phương, cần nhanh chóng áp dụng các hướng tiếp cận sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như giải quyết nhu cầu của nhóm cận nghèo đang gia tăng nhanh chóng.
Các đại biểu cũng thảo luận về tầm quan trọng của sự tham gia của các cộng đồng trong việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình và dự án, cần phải cân nhắc sự tham gia hơn nữa của các tổ chức phi Chính phủ trong việc thực hiện dự án, lợi ích của việc lồng ghép những quan ngại giới vào tất cả các nghiên cứu phân tích và can thiệp về nghèo.
Một nội dung khác được trình bày tại hội nghị là phần trình bày của các tỉnh miền Trung về các vấn đề chính sách vướng mắc hiện tại ở cấp quốc gia và cấp tỉnh về quản lý rủi ro thiên tai và những bài học kinh nghiệm liên quan.
Về vấn đề phương thức tổ chức CG, một báo cáo đánh giá toàn diện về quá trình tổ chức CG bao gồm những phát hiện chính và những phương án lựa chọn cho việc đổi mới phương thức tổ chức hội nghị CG cho thời gian tới đã được trình bày tại hội nghị CG giữa kỳ lần này.
Tuy vậy, tại hội nghị, bên cạnh việc nhất trí chúc mừng những thành công của Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô nhờ thực hiện hiệu quả Nghị quyết 11, một số đối tác phát triển lưu ý Chính phủ không nên nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm, bởi vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể làm đảo ngược kết quả hạ nhiệt chỉ số giá cả gần đây.
Cải cách ngành ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước nhận được sự quan tâm đông đảo nhất, và lộ trình cải cách hai lĩnh vực này cũng được thảo luận tại hội nghị. Chính phủ cũng nhận thấy rằng những cải cách dự kiến sẽ tiến hành trong hai lĩnh vực này nhằm mục đích giúp hai ngành này đạt được tiêu chuẩn quốc tế.
"Các đối tác phát triển và Chính phủ nhất trí rằng hiện nay khi nền kinh tế vĩ mô đi vào ổn định, nên tập trung thúc đẩy tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công. Các đại biểu cũng đồng ý rằng nâng cao chất lượng, hiệu quả và bền vững trong đầu tư công là chìa khóa để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam", một thông cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay.
Trong bài phát biểu khai mạc, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã khẳng định duy trì ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là ưu tiên cao của Chính phủ, kể cả trong trường hợp có tập trung hơn vào tăng trưởng. Theo Phó thủ tướng, ảnh hưởng tiêu cực từ việc kiểm soát lạm phát, đặc biệt lên các doanh nghiệp và việc làm, cần phải được giải quyết, và Nghị quyết 13 được đưa ra nhằm mục tiêu này. Tuy nhiên, Chính phủ trong lúc tập trung vào mục tiêu ổn định kinh tế cũng sẽ hướng chi tiêu vào hỗ trợ người nghèo.
Tại hội nghị, các đại biểu đã lắng nghe tổng quan về công việc cập nhật hệ thống giám sát giảm nghèo Việt Nam, bao gồm củng cố các khảo sát về điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam và sửa đổi chuẩn nghèo của WB và Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Các đại biểu cũng đã thảo luận về những quan điểm địa phương của các tỉnh miền Trung và các thách thức trong việc thực hiện các chính sách giảm nghèo ở khu vực này, bao gồm vấn đề nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số, tỉ lệ tăng trưởng hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém và lệ thuộc vào nông nghiệp, các yếu tố dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, thảm họa tự nhiên, lệ thuộc cao vào phúc lợi xã hội, tỉ lệ phổ cập giáo dục thấp và hiệu quả hạn chế trong hành chính công.
Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận tầm quan trọng của việc đo lường các khía cạnh nhiều mặt của nghèo đói, cần phải giải quyết sự manh mún hiện nay trong các chương trình giảm nghèo và đảm bảo có một kế hoạch lồng ghép tốt hơn. Hội nghị xác định cần có chương trình xây dựng năng lực cho địa phương, cần nhanh chóng áp dụng các hướng tiếp cận sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như giải quyết nhu cầu của nhóm cận nghèo đang gia tăng nhanh chóng.
Các đại biểu cũng thảo luận về tầm quan trọng của sự tham gia của các cộng đồng trong việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình và dự án, cần phải cân nhắc sự tham gia hơn nữa của các tổ chức phi Chính phủ trong việc thực hiện dự án, lợi ích của việc lồng ghép những quan ngại giới vào tất cả các nghiên cứu phân tích và can thiệp về nghèo.
Một nội dung khác được trình bày tại hội nghị là phần trình bày của các tỉnh miền Trung về các vấn đề chính sách vướng mắc hiện tại ở cấp quốc gia và cấp tỉnh về quản lý rủi ro thiên tai và những bài học kinh nghiệm liên quan.
Về vấn đề phương thức tổ chức CG, một báo cáo đánh giá toàn diện về quá trình tổ chức CG bao gồm những phát hiện chính và những phương án lựa chọn cho việc đổi mới phương thức tổ chức hội nghị CG cho thời gian tới đã được trình bày tại hội nghị CG giữa kỳ lần này.