“Việt Nam sẽ không có phố đèn đỏ, không làm casino tràn lan”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu hàng loạt giải pháp để phát triển ngành du lịch đến năm 2020
“Việt Nam sẽ không có phố đèn đỏ, không làm casino tràn lan”, Thủ tướng nhấn mạnh tại hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch, tổ chức ngày 9/8 tại Hội An.
“Chúng ta không phát triển theo hướng đó”, ông nói. “Đến năm 2020, du lịch Việt Nam phải góp 10-20% vào GDP, ít nhất có 20 tỷ USD xuất khẩu tại chỗ từ du lịch, nhưng không vì thế mà chúng ta phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, phát triển bằng mọi giá”.
Theo một báo cáo mới đây của Bộ Tài chính, lĩnh vực trò chơi có thưởng tại Việt Nam hiện đang được phân thành hai khu vực lớn, bao gồm khu vực được Nhà nước cho phép và bảo trợ, khu vực còn lại là bất hợp pháp.
Cả nước hiện có 8 sòng bài (casino), 2 địa điểm cá cược thể thao, 43 điểm trò chơi điện tử có thưởng, trong đó casino và điểm trò chơi có thưởng điện tử chỉ cho phép người nước ngoài được tham gia chơi.
Bộ Tài chính cho biết, kinh doanh trò chơi có thưởng hợp pháp hiện đóng góp khá lớn cho ngân sách Nhà nước. Chỉ riêng hoạt động xổ số kiến thiết năm 2014 đạt doanh thu 64 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách xấp xỉ 20 nghìn tỷ. Kinh doanh casino năm 2014 đạt doanh thu 1.379 tỷ, nộp ngân sách 336 tỷ đồng.
Ba điều tâm huyết
Báo cáo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tại hội nghị nói trên cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 1,57 lần so với giai đoạn 2006 - 2010.
Năm 2015, Việt Nam đón hơn 7,9 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 57 triệu lượt khách du lịch nội địa. 7 tháng đầu năm 2016, ngành du lịch đón 5,55 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Năm 2015, tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng, đóng góp trực tiếp 6,6% GDP…
Trong mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch phấn đấu thu hút 14 - 15 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng trưởng bình quân 12 - 14% trong giai đoạn 2016 - 2020, phục vụ 70 - 75 triệu lượt khách du lịch nội địa.
Theo Thủ tướng, có ba yếu tố để làm du lịch thành công, đó là thể chế chính sách, cộng đồng làm du lịch và xây dựng thương hiệu. Chính phủ đang xây dựng và sẽ trình Quốc hội ban hành luật mới về du lịch, để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
“Điều tôi tâm huyết, đó là muốn làm du lịch thành công, thì đầu tiên thể chế, chính sách, pháp luật phải tạo điều kiện cho ngành. Điều quan trọng nữa, đó là cộng đồng người dân làm du lịch, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với khách du lịch. Thứ ba là xây dựng thương hiệu Việt Nam gắn với quảng bá hình ảnh, xúc tiến du lịch”, Thủ tướng nói.
Cũng theo Thủ tướng, tất cả đều phải đổi mới tư duy phát triển du lịch, phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, có tính chuyên nghiệp. Các địa phương, các cấp, các ngành phải lồng ghép phát triển du lịch trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
“Ai làm du lịch? Đúng là toàn dân làm du lịch, đây là xu hướng của thế giới, nhưng trong đó phải phát huy vai trò của doanh nghiệp. Nếu chúng ta không có hệ thống doanh nghiệp lớn mạnh có thương hiệu, biết cách quảng bá, xúc tiến sản phẩm, dịch vụ du lịch thì khó thành công”, ông nói.
Nới việc cấp visa, thêm đường bay trực tiếp
Về các giải pháp gỡ khó cho ngành, trước mắt, Thủ tướng cho biết đã giao Bộ Công an chủ trì khẩn trương triển khai đề án cấp thị thực điện tử, cấp thị thực tại cửa khẩu, thực hiện từ ngày 1/1/2017.
Đồng thời, các bộ ngành đề xuất áp dụng mức lệ phí thị thực nhập cảnh phù hợp; nghiên cứu, đề xuất giải pháp sửa đổi các quy định về xuất nhập cảnh nhằm tạo thuận lợi cho khách du lịch, giảm tối đa thời gian cấp thị thực.
Bộ Giao thông Vận tải chủ trì cùng các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẩn trương có đề án trình Chính phủ về việc mở các đường bay trực tiếp từ các quốc gia, địa bàn khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Việt Nam, với tinh thần “mở cửa bầu trời”.
Thủ tướng cũng đã đồng ý thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, ngân sách Nhà nước sẽ cấp khoản kinh phí ban đầu cần thiết, khoảng 200-300 tỷ đồng. Quỹ có thể được thành lập ngay trong tháng 8 này.
“Chúng ta không phát triển theo hướng đó”, ông nói. “Đến năm 2020, du lịch Việt Nam phải góp 10-20% vào GDP, ít nhất có 20 tỷ USD xuất khẩu tại chỗ từ du lịch, nhưng không vì thế mà chúng ta phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, phát triển bằng mọi giá”.
Theo một báo cáo mới đây của Bộ Tài chính, lĩnh vực trò chơi có thưởng tại Việt Nam hiện đang được phân thành hai khu vực lớn, bao gồm khu vực được Nhà nước cho phép và bảo trợ, khu vực còn lại là bất hợp pháp.
Cả nước hiện có 8 sòng bài (casino), 2 địa điểm cá cược thể thao, 43 điểm trò chơi điện tử có thưởng, trong đó casino và điểm trò chơi có thưởng điện tử chỉ cho phép người nước ngoài được tham gia chơi.
Bộ Tài chính cho biết, kinh doanh trò chơi có thưởng hợp pháp hiện đóng góp khá lớn cho ngân sách Nhà nước. Chỉ riêng hoạt động xổ số kiến thiết năm 2014 đạt doanh thu 64 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách xấp xỉ 20 nghìn tỷ. Kinh doanh casino năm 2014 đạt doanh thu 1.379 tỷ, nộp ngân sách 336 tỷ đồng.
Ba điều tâm huyết
Báo cáo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tại hội nghị nói trên cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 1,57 lần so với giai đoạn 2006 - 2010.
Năm 2015, Việt Nam đón hơn 7,9 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 57 triệu lượt khách du lịch nội địa. 7 tháng đầu năm 2016, ngành du lịch đón 5,55 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Năm 2015, tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng, đóng góp trực tiếp 6,6% GDP…
Trong mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch phấn đấu thu hút 14 - 15 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng trưởng bình quân 12 - 14% trong giai đoạn 2016 - 2020, phục vụ 70 - 75 triệu lượt khách du lịch nội địa.
Theo Thủ tướng, có ba yếu tố để làm du lịch thành công, đó là thể chế chính sách, cộng đồng làm du lịch và xây dựng thương hiệu. Chính phủ đang xây dựng và sẽ trình Quốc hội ban hành luật mới về du lịch, để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
“Điều tôi tâm huyết, đó là muốn làm du lịch thành công, thì đầu tiên thể chế, chính sách, pháp luật phải tạo điều kiện cho ngành. Điều quan trọng nữa, đó là cộng đồng người dân làm du lịch, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với khách du lịch. Thứ ba là xây dựng thương hiệu Việt Nam gắn với quảng bá hình ảnh, xúc tiến du lịch”, Thủ tướng nói.
Cũng theo Thủ tướng, tất cả đều phải đổi mới tư duy phát triển du lịch, phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, có tính chuyên nghiệp. Các địa phương, các cấp, các ngành phải lồng ghép phát triển du lịch trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
“Ai làm du lịch? Đúng là toàn dân làm du lịch, đây là xu hướng của thế giới, nhưng trong đó phải phát huy vai trò của doanh nghiệp. Nếu chúng ta không có hệ thống doanh nghiệp lớn mạnh có thương hiệu, biết cách quảng bá, xúc tiến sản phẩm, dịch vụ du lịch thì khó thành công”, ông nói.
Nới việc cấp visa, thêm đường bay trực tiếp
Về các giải pháp gỡ khó cho ngành, trước mắt, Thủ tướng cho biết đã giao Bộ Công an chủ trì khẩn trương triển khai đề án cấp thị thực điện tử, cấp thị thực tại cửa khẩu, thực hiện từ ngày 1/1/2017.
Đồng thời, các bộ ngành đề xuất áp dụng mức lệ phí thị thực nhập cảnh phù hợp; nghiên cứu, đề xuất giải pháp sửa đổi các quy định về xuất nhập cảnh nhằm tạo thuận lợi cho khách du lịch, giảm tối đa thời gian cấp thị thực.
Bộ Giao thông Vận tải chủ trì cùng các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẩn trương có đề án trình Chính phủ về việc mở các đường bay trực tiếp từ các quốc gia, địa bàn khách du lịch quốc tế trọng điểm đến Việt Nam, với tinh thần “mở cửa bầu trời”.
Thủ tướng cũng đã đồng ý thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, ngân sách Nhà nước sẽ cấp khoản kinh phí ban đầu cần thiết, khoảng 200-300 tỷ đồng. Quỹ có thể được thành lập ngay trong tháng 8 này.