Vietcombank lên kế hoạch thay đổi
Cuối cùng thì Vietcombank cũng bắt đầu có thay đổi rõ ràng cho một hạn chế nổi bật thời gian qua
Ngày 28/3, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) bắt đầu thí điểm “Không gian giao dịch công nghệ số - Vietcombank Digital Lab” tại Hà Nội và Tp.HCM.
Theo giới thiệu của Vietcombank, lần đầu tiên tại Việt Nam, khách hàng có thể trải nghiệm một khu vực giao dịch tự phục vụ ngay chính bên trong ngân hàng, với việc thí điểm trên.
Bớt phải xếp hàng
Cụ thể, với Vietcombank Digital Lab, thay vì phải xếp hàng chờ đợi tại quầy, khách hàng có thể khởi tạo các giao dịch nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản, đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử, mở tài khoản hay trải nghiệm các tiện ích khác với nhiều tính năng công nghệ.
Kết nối hệ thống tự động từ Vietcombank Digital Lab với hệ thống giao dịch của Vietcombank sẽ giúp khách hàng thực hiện các giao dịch nhanh chóng hơn.
Hình dung một cách đơn giản, thay vì bấm số và ngồi chờ đợi như hiện nay, với sự hỗ trợ của dịch vụ trên, khách hàng có thể sử dụng các thiết bị công nghệ soạn sẵn các nội dung, thủ tục cho giao dịch của mình, việc còn lại chỉ là khớp mã số và xác thực tại quầy mà thôi.
Theo đó, cả ngân hàng và khách hàng sẽ tranh thủ được thời gian chờ đợi để chuẩn bị trước các thủ tục, cũng như trực tiếp rút ngắn thời gian giao dịch chính thức khi chỉ còn bước xác thực và thực hiện cuối cùng.
Cả hai chiều đó giúp Vietcombank khắc phục dần một hạn chế nổi bật thời gian qua: tại các điểm giao dịch lớn, có lượng khách hàng tập trung, đặc biệt là vào các kỳ cao điểm trước các kỳ lễ tết, việc chờ đợi để thực hiện giao dịch của khách hàng mất nhiều thời gian, ngân hàng có những thời điểm quá tải.
Nay, với “không gian giao dịch công nghệ số”, qua khảo sát tại các điểm vừa thí điểm, Vietcombank cho biết, thời gian giao dịch bình quân cho khách hàng đã giảm được khoảng 30% so với thông thường; bình quân chỉ mất khoảng 10 phút cho giao dịch mở tài khoản và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử, 2 phút cho giao dịch rút và nộp tiền vào tài khoản.
Không rẻ, nhưng lợi rõ ràng
Hiện tại, Vietcombank mới bắt đầu thí điểm tại chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Tp.HCM, sau đó sẽ tiếp tục mở rộng. Mục tiêu chung, ngân hàng này muốn đẩy dần các giao dịch truyền thống tại quầy sang giao dịch điện tử với tỷ trọng 40%.
Ông Huỳnh Song Hào, Giám đốc khối bán lẻ Vietcombank cho biết, đầu tư vào công nghệ để nâng cao hiệu quả, hiệu suất giao dịch là không hề rẻ, chi phí cao hơn nhiều so với giao dịch truyền thống.
“Nhưng đổi lại, chúng tôi có được sự hài lòng của khách hàng hơn. Sự hài lòng này là vô giá”, ông Hào nói tại buổi giới thiệu về dịch vụ Vietcombank Digital Lab.
Vị lãnh đạo chuyên trách này nói không quá, cũng không hẳn là để truyền thông. Vì thực tế, chính lực lượng khách hàng cá nhân, đối tượng chủ yếu phải chờ đợi giao dịch tại quầy hiện nay, đang đóng góp giá trị lớn để Vietcombank tạo khác biệt về hiệu quả kinh doanh.
Tính đến 31/12/2015, Vietcombank đã có tới 10,2 triệu khách hàng cá nhân; 3 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến; 5 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn di động; 12,7 triệu thẻ ghi nợ Connect và 700 nghìn thẻ tín dụng quốc tế được phát hành.
Đó là quy mô góp phần tạo khác biệt, giúp Vietcombank trở thành thành viên duy nhất trong khối ngân hàng thương mại nhà nước cho đến nay nâng được tỷ trọng thu từ dịch vụ vượt trên 30% trong cơ cấu, thay vì chủ yếu chỉ dựa vào tín dụng.
Thị phần mà ngân hàng này nắm được theo đó cũng chiếm khá lớn. Đến cuối 2015, theo thống kê của Hiệp hội Thẻ và Banknet, Vietcombank chiếm tới 25% tổng số khách hàng sử dụng Internet Banking với khoảng 3 triệu giao dịch thực hiện qua Ebank hàng tháng; chiếm tới 62% doanh số thanh toán thương mại điện tử; 55% doanh số thanh toán hóa đơn; 37% doanh số thanh toán thẻ nội địa; 45% doanh số thanh toán thẻ quốc tế.
Ngoài ra, một điểm không được đề cập tại buổi giới thiệu dịch vụ Vietcombank Digital Lab nhưng dễ nhận thấy, chính lực lượng khách hàng cá nhân cũng đã góp phần giúp ngân hàng này nâng tỷ trọng nguồn vốn chi phí thấp trong tổng huy động lên khoảng 29% đến cuối 2015, giúp giảm bình quân giá vốn trong kinh doanh…
Vậy nên, dù chi phí không hề rẻ, nhưng việc đầu tư thêm cho công nghệ để giảm thời gian giao dịch, tăng tiện ích cho khách hàng như trên là yêu cầu tối thiểu. Vietcombank hẳn sẽ phải đẩy mạnh và mở rộng hơn nữa.
Theo giới thiệu của Vietcombank, lần đầu tiên tại Việt Nam, khách hàng có thể trải nghiệm một khu vực giao dịch tự phục vụ ngay chính bên trong ngân hàng, với việc thí điểm trên.
Bớt phải xếp hàng
Cụ thể, với Vietcombank Digital Lab, thay vì phải xếp hàng chờ đợi tại quầy, khách hàng có thể khởi tạo các giao dịch nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản, đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử, mở tài khoản hay trải nghiệm các tiện ích khác với nhiều tính năng công nghệ.
Kết nối hệ thống tự động từ Vietcombank Digital Lab với hệ thống giao dịch của Vietcombank sẽ giúp khách hàng thực hiện các giao dịch nhanh chóng hơn.
Hình dung một cách đơn giản, thay vì bấm số và ngồi chờ đợi như hiện nay, với sự hỗ trợ của dịch vụ trên, khách hàng có thể sử dụng các thiết bị công nghệ soạn sẵn các nội dung, thủ tục cho giao dịch của mình, việc còn lại chỉ là khớp mã số và xác thực tại quầy mà thôi.
Theo đó, cả ngân hàng và khách hàng sẽ tranh thủ được thời gian chờ đợi để chuẩn bị trước các thủ tục, cũng như trực tiếp rút ngắn thời gian giao dịch chính thức khi chỉ còn bước xác thực và thực hiện cuối cùng.
Cả hai chiều đó giúp Vietcombank khắc phục dần một hạn chế nổi bật thời gian qua: tại các điểm giao dịch lớn, có lượng khách hàng tập trung, đặc biệt là vào các kỳ cao điểm trước các kỳ lễ tết, việc chờ đợi để thực hiện giao dịch của khách hàng mất nhiều thời gian, ngân hàng có những thời điểm quá tải.
Nay, với “không gian giao dịch công nghệ số”, qua khảo sát tại các điểm vừa thí điểm, Vietcombank cho biết, thời gian giao dịch bình quân cho khách hàng đã giảm được khoảng 30% so với thông thường; bình quân chỉ mất khoảng 10 phút cho giao dịch mở tài khoản và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử, 2 phút cho giao dịch rút và nộp tiền vào tài khoản.
Không rẻ, nhưng lợi rõ ràng
Hiện tại, Vietcombank mới bắt đầu thí điểm tại chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Tp.HCM, sau đó sẽ tiếp tục mở rộng. Mục tiêu chung, ngân hàng này muốn đẩy dần các giao dịch truyền thống tại quầy sang giao dịch điện tử với tỷ trọng 40%.
Ông Huỳnh Song Hào, Giám đốc khối bán lẻ Vietcombank cho biết, đầu tư vào công nghệ để nâng cao hiệu quả, hiệu suất giao dịch là không hề rẻ, chi phí cao hơn nhiều so với giao dịch truyền thống.
“Nhưng đổi lại, chúng tôi có được sự hài lòng của khách hàng hơn. Sự hài lòng này là vô giá”, ông Hào nói tại buổi giới thiệu về dịch vụ Vietcombank Digital Lab.
Vị lãnh đạo chuyên trách này nói không quá, cũng không hẳn là để truyền thông. Vì thực tế, chính lực lượng khách hàng cá nhân, đối tượng chủ yếu phải chờ đợi giao dịch tại quầy hiện nay, đang đóng góp giá trị lớn để Vietcombank tạo khác biệt về hiệu quả kinh doanh.
Tính đến 31/12/2015, Vietcombank đã có tới 10,2 triệu khách hàng cá nhân; 3 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến; 5 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn di động; 12,7 triệu thẻ ghi nợ Connect và 700 nghìn thẻ tín dụng quốc tế được phát hành.
Đó là quy mô góp phần tạo khác biệt, giúp Vietcombank trở thành thành viên duy nhất trong khối ngân hàng thương mại nhà nước cho đến nay nâng được tỷ trọng thu từ dịch vụ vượt trên 30% trong cơ cấu, thay vì chủ yếu chỉ dựa vào tín dụng.
Thị phần mà ngân hàng này nắm được theo đó cũng chiếm khá lớn. Đến cuối 2015, theo thống kê của Hiệp hội Thẻ và Banknet, Vietcombank chiếm tới 25% tổng số khách hàng sử dụng Internet Banking với khoảng 3 triệu giao dịch thực hiện qua Ebank hàng tháng; chiếm tới 62% doanh số thanh toán thương mại điện tử; 55% doanh số thanh toán hóa đơn; 37% doanh số thanh toán thẻ nội địa; 45% doanh số thanh toán thẻ quốc tế.
Ngoài ra, một điểm không được đề cập tại buổi giới thiệu dịch vụ Vietcombank Digital Lab nhưng dễ nhận thấy, chính lực lượng khách hàng cá nhân cũng đã góp phần giúp ngân hàng này nâng tỷ trọng nguồn vốn chi phí thấp trong tổng huy động lên khoảng 29% đến cuối 2015, giúp giảm bình quân giá vốn trong kinh doanh…
Vậy nên, dù chi phí không hề rẻ, nhưng việc đầu tư thêm cho công nghệ để giảm thời gian giao dịch, tăng tiện ích cho khách hàng như trên là yêu cầu tối thiểu. Vietcombank hẳn sẽ phải đẩy mạnh và mở rộng hơn nữa.