Viettel chính thức lên tập đoàn
Sáng 12/1, tại Hà Nội, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã chính thức ra mắt
Sáng 12/1, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã chính thức ra mắt sau khi nhận các quyết định phê duyệt chuyển đổi mô hình từ tổng công ty lên tập đoàn của Thủ tướng và quyết định bổ nhiệm các chức danh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo đó, Viettel đã trở thành tập đoàn kinh tế đầu tiên của Bộ Quốc phòng, tập đoàn thứ hai trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin và là tập đoàn trẻ nhất của Việt Nam.
Tập đoàn Viettel hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Viễn thông Quân đội và các đơn vị thành viên hiện tại.
Tập đoàn Viettel cũng sẽ là đơn vị đầu tiên hoạt động theo mô hình tập đoàn trực thuộc bộ chủ quản. Do cơ chế đặc thù trong quân đội nên Tập đoàn Viettel sẽ không có hội đồng quản trị mà Đảng ủy Tập đoàn sẽ thực hiện vai trò và chức năng giống như hội đồng quản trị ở các tập đoàn kinh tế hiện có.
Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng, Viettel là tập đoàn đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp đa sở hữu. Viettel sẽ kinh doanh đa ngành nghề trong đó viễn thông và công nghệ thông tin là ngành kinh doanh chính.
Ngoài ra, Viettel còn đầu tư nghiên cứu phát triển và sản xuất phần cứng, phần mềm thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin và thông tin quân sự.
Thiếu tướng Hoàng Anh Xuân, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, cho biết việc hình thành tập đoàn với việc đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng thị trường, tăng tính liên kết giữa các ngành nghề trong tập đoàn, tích tụ nguồn lực lớn, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành nghề sẽ giúp tập đoàn có năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là tăng tính cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Đại diện Viettel cho biết, sau 10 năm bước vào kinh doanh dịch vụ viễn thông (từ tháng 10/2000), doanh thu của doanh nghiệp đã tăng đến 1.500 lần, từ 30 - 40 tỷ đồng năm 1999 lên 60.000 tỷ đồng năm 2009. Sau 9 năm kể từ năm 2000, vốn chủ sở hữu cũng đã tăng từ 2,3 tỷ đồng lên 22.000 tỷ đồng.
Viettel đã đặt mục tiêu lọt vào top 30 nhà khai thác viễn thông lớn nhất thế giới, top 10 công ty đầu tư ra nước ngoài về viễn thông và doanh thu đạt khoảng 15 tỷ USD vào năm 2015 và 30 tỷ USD vào năm 2020.
Theo đó, Viettel đã trở thành tập đoàn kinh tế đầu tiên của Bộ Quốc phòng, tập đoàn thứ hai trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin và là tập đoàn trẻ nhất của Việt Nam.
Tập đoàn Viettel hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Viễn thông Quân đội và các đơn vị thành viên hiện tại.
Tập đoàn Viettel cũng sẽ là đơn vị đầu tiên hoạt động theo mô hình tập đoàn trực thuộc bộ chủ quản. Do cơ chế đặc thù trong quân đội nên Tập đoàn Viettel sẽ không có hội đồng quản trị mà Đảng ủy Tập đoàn sẽ thực hiện vai trò và chức năng giống như hội đồng quản trị ở các tập đoàn kinh tế hiện có.
Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng, Viettel là tập đoàn đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp đa sở hữu. Viettel sẽ kinh doanh đa ngành nghề trong đó viễn thông và công nghệ thông tin là ngành kinh doanh chính.
Ngoài ra, Viettel còn đầu tư nghiên cứu phát triển và sản xuất phần cứng, phần mềm thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin và thông tin quân sự.
Thiếu tướng Hoàng Anh Xuân, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, cho biết việc hình thành tập đoàn với việc đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng thị trường, tăng tính liên kết giữa các ngành nghề trong tập đoàn, tích tụ nguồn lực lớn, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành nghề sẽ giúp tập đoàn có năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là tăng tính cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Đại diện Viettel cho biết, sau 10 năm bước vào kinh doanh dịch vụ viễn thông (từ tháng 10/2000), doanh thu của doanh nghiệp đã tăng đến 1.500 lần, từ 30 - 40 tỷ đồng năm 1999 lên 60.000 tỷ đồng năm 2009. Sau 9 năm kể từ năm 2000, vốn chủ sở hữu cũng đã tăng từ 2,3 tỷ đồng lên 22.000 tỷ đồng.
Viettel đã đặt mục tiêu lọt vào top 30 nhà khai thác viễn thông lớn nhất thế giới, top 10 công ty đầu tư ra nước ngoài về viễn thông và doanh thu đạt khoảng 15 tỷ USD vào năm 2015 và 30 tỷ USD vào năm 2020.