Viettel sắp thử hệ thống cảnh báo sóng thần
Từ đầu tháng 4, Viettel đã xây dựng và lắp đặt hệ thống cảnh báo sóng thần tại 10 địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Từ đầu tháng 4, Viettel đã xây dựng và lắp đặt hệ thống cảnh báo sóng thần tại 10 địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Theo tin từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), dự kiến trong tháng sẽ hoàn thành việc xây dựng 2 đài trực canh, đến tháng 5 sẽ lắp đặt xong tại 8 điểm còn lại. Tới tháng 6, Viettel và các cơ chức năng liên quan sẽ tiến hành diễn tập thử nghiệm.
Đài trực canh trong hệ thống cảnh báo sóng thần được xây dạng cột tự đứng cao 30 m, phía trên được trang bị còi báo động và loa phát thanh công suất lớn tới hàng km, đèn báo động công suất phát sáng mạnh.
Ngoài ra, 6 điểm được triển khai lắp đặt thiết bị cảnh báo tại các đài truyền thanh quận, huyện của Đà Nẵng và hai điểm tại các khu đông dân cư, khách du lịch.
Hệ thống cảnh báo do Viettel xây dựng và triển khai gồm trung tâm điều khiển cảnh báo sóng thần và các thiết bị đầu cuối (các trạm cảnh báo).
Sau khi phân tích các dữ liệu đầu vào, cơ quan chức năng sẽ gửi đi các thông tin cảnh báo (mức độ, khu vực xẩy ra, thời gian…), thời điểm phát cảnh báo từ trung tâm điều khiển tới các thiết bị đầu cuối, thông qua hạ tầng mạng viễn thông của Viettel.
Theo quy trình, thiết bị cảnh báo sóng thần sẽ thu nhận tín hiệu để phát đi cảnh báo, các đài canh sẽ tự động bật còi, đèn báo động và loa phóng thanh, các đài truyền thanh sẽ chuyển các tín hiệu âm thanh (thu sẵn) tới người dân, người dân sẽ nhận được tin nhắn qua điện thoại di động.
Toàn bộ công nghệ, thiết bị cảnh báo sóng thần đều do Viettel tự nghiên cứu, sản xuất và triển khai lắp đặt. Hiện nay công nghệ này mới chỉ do một số nước nghiên cứu và triển khai như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan...
Theo tin từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), dự kiến trong tháng sẽ hoàn thành việc xây dựng 2 đài trực canh, đến tháng 5 sẽ lắp đặt xong tại 8 điểm còn lại. Tới tháng 6, Viettel và các cơ chức năng liên quan sẽ tiến hành diễn tập thử nghiệm.
Đài trực canh trong hệ thống cảnh báo sóng thần được xây dạng cột tự đứng cao 30 m, phía trên được trang bị còi báo động và loa phát thanh công suất lớn tới hàng km, đèn báo động công suất phát sáng mạnh.
Ngoài ra, 6 điểm được triển khai lắp đặt thiết bị cảnh báo tại các đài truyền thanh quận, huyện của Đà Nẵng và hai điểm tại các khu đông dân cư, khách du lịch.
Hệ thống cảnh báo do Viettel xây dựng và triển khai gồm trung tâm điều khiển cảnh báo sóng thần và các thiết bị đầu cuối (các trạm cảnh báo).
Sau khi phân tích các dữ liệu đầu vào, cơ quan chức năng sẽ gửi đi các thông tin cảnh báo (mức độ, khu vực xẩy ra, thời gian…), thời điểm phát cảnh báo từ trung tâm điều khiển tới các thiết bị đầu cuối, thông qua hạ tầng mạng viễn thông của Viettel.
Theo quy trình, thiết bị cảnh báo sóng thần sẽ thu nhận tín hiệu để phát đi cảnh báo, các đài canh sẽ tự động bật còi, đèn báo động và loa phóng thanh, các đài truyền thanh sẽ chuyển các tín hiệu âm thanh (thu sẵn) tới người dân, người dân sẽ nhận được tin nhắn qua điện thoại di động.
Toàn bộ công nghệ, thiết bị cảnh báo sóng thần đều do Viettel tự nghiên cứu, sản xuất và triển khai lắp đặt. Hiện nay công nghệ này mới chỉ do một số nước nghiên cứu và triển khai như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan...