Viettel sẽ nâng chất lượng mạng ở Trường Sa
15 trạm phát sóng trên quần đảo Trường Sa và 9 trạm nhà giàn sẽ được Viettel bổ sung tài nguyên
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, trong quý 3 sẽ bổ sung tài nguyên, nâng cao năng lực phục vụ cho hệ thống mạng lưới phục vụ biển đảo.
Theo đó, 15 trạm phát sóng trên quần đảo Trường Sa và 9 trạm nhà giàn sẽ được bổ sung tài nguyên, 32 vị trí khác được lắp thiết bị khuếch đại tín hiệu (booster). Công tác khảo sát hiện đã được tiến hành, dự kiến 7/7 sẽ hoàn thành và đưa ra phương án triển khai lắp đặt, bảo dưỡng.
Hiện Viettel đang sở hữu mạng lưới phục vụ biển đảo lớn nhất Việt Nam với hơn 1.400 trạm BTS dọc bờ biển và ngoài khơi, có khả năng phục vụ 760.000 thuê bao. Hệ thống này bao gồm các trạm phát sóng tầm xa có thể phát sóng tới xa đất liền 60 - 100 km, trạm phát sóng ven biển, trạm trên đảo và nhà giàn trên biển.
Song song với việc nâng cao chất lượng mạng lưới, Viettel kết hợp với hệ thống truyền thanh địa phương để truyền thông các khu vực sóng tốt, sử dụng điện thoại di động trên biển để đảm bảo thông tin liên lạc.
Viettel cũng tổ chức bán hàng lưu động tại các khu tập trung đông dân, bến cảng, chợ cá… hoặc bán hàng trực tiếp đến từng tàu cá, nhà của ngư dân ven biển.
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam 2011 tổ chức tại Nha Trang hôm 8/6, kinh tế biển Việt Nam hiện đạt hơn 10 tỷ USD/năm, đóng góp 47 - 48% GDP của cả nước.
Trong đó, GDP của kinh tế “thuần biển” đạt 20 - 22% tổng GDP cả nước, tập trung chủ yếu ở khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải và du lịch biển. Mục tiêu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp 53-55% GDP của cả nước.
Theo đó, 15 trạm phát sóng trên quần đảo Trường Sa và 9 trạm nhà giàn sẽ được bổ sung tài nguyên, 32 vị trí khác được lắp thiết bị khuếch đại tín hiệu (booster). Công tác khảo sát hiện đã được tiến hành, dự kiến 7/7 sẽ hoàn thành và đưa ra phương án triển khai lắp đặt, bảo dưỡng.
Hiện Viettel đang sở hữu mạng lưới phục vụ biển đảo lớn nhất Việt Nam với hơn 1.400 trạm BTS dọc bờ biển và ngoài khơi, có khả năng phục vụ 760.000 thuê bao. Hệ thống này bao gồm các trạm phát sóng tầm xa có thể phát sóng tới xa đất liền 60 - 100 km, trạm phát sóng ven biển, trạm trên đảo và nhà giàn trên biển.
Song song với việc nâng cao chất lượng mạng lưới, Viettel kết hợp với hệ thống truyền thanh địa phương để truyền thông các khu vực sóng tốt, sử dụng điện thoại di động trên biển để đảm bảo thông tin liên lạc.
Viettel cũng tổ chức bán hàng lưu động tại các khu tập trung đông dân, bến cảng, chợ cá… hoặc bán hàng trực tiếp đến từng tàu cá, nhà của ngư dân ven biển.
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam 2011 tổ chức tại Nha Trang hôm 8/6, kinh tế biển Việt Nam hiện đạt hơn 10 tỷ USD/năm, đóng góp 47 - 48% GDP của cả nước.
Trong đó, GDP của kinh tế “thuần biển” đạt 20 - 22% tổng GDP cả nước, tập trung chủ yếu ở khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải và du lịch biển. Mục tiêu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp 53-55% GDP của cả nước.