Viettel tiếc vì trượt thầu viễn thông ở Myanmar
Viettel là ứng viên duy nhất của Việt Nam tham gia vào cuộc đấu thầu này
Cùng chạy đua với các hãng viễn thông nước ngoài có tên tuổi khác để giành hợp đồng cung cấp dịch vụ ở Myanmar, nhưng Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) của Việt Nam đã không đạt mục tiêu.
Tờ Wall Street Journal cho biết, hai hãng viến thông Telenor ASA của Nauy và Ooredoo đến từ Qatar sẽ trở thành những nhà mạng viễn thông nước ngoài đầu tiên được phép hoạt động ở Myanmar. Đây là kết quả của một cuộc đấu thầu cạnh tranh quyết liệt để đặt chân vào thị trường viễn thông non trẻ nhưng đầy tiềm năng lợi nhuận ở quốc gia Đông Nam Á này.
Cuộc đấu thầu là một phần trong nỗ lực của Myanmar nhằm mở cửa thị trường viễn thông từng một thời bị kiểm soát chặt chẽ của nước này cho vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp viễn thông ngoại bước vào Myanmar trong bối cảnh nước này tiến hành cuộc chuyển mình cả về kinh tế và chính trị sau nhiều thập kỷ nằm dưới sự lãnh đạo của quân đội.
Giới phân tích đánh giá rằng, cuộc đấu thầu giấy phép viễn thông ở Myanmar có thể được xem như một kinh nghiệm cho các công ty nước ngoài khác muốn có giấy phép đầu tư vào những lĩnh vực hấp dẫn khác ở Myanmar như ngành dầu khí.
Wall Street Journal cho biết, Telenor và Qatar Telecom đã đánh bại 9 đối thủ khác lọt vào vòng cuối cùng của cuộc đấu thầu, bao gồm Viettel của Việt Nam. Hai nhà mạng nước ngoài này sẽ hoạt động song song cùng với hai nhà mạng hiện có của Myanmar.
Myanmar được xem là một thị trường viễn thông sơ khai lớn và có sức hấp dẫn mạnh. Thống kê chính thức cho thấy, tính tới cuối năm 2012, mới chỉ có 5,4 triệu người trong tổng số 60 triệu dân của nước này sở hữu thuê bao di động, tương đương tỷ lệ xâm nhập 9% của viễn thông di động. Tại các quốc gia khác trong khu vực, tỷ lệ này đều cao vượt trội, như 70% ở Campuchia, 87% ở Lào và hơn 100% ở Thái Lan.
Chính phủ Myanmar muốn tăng tỷ lệ dân số dùng di động lên 75-80% trong thời gian từ nay đến năm 2015-2016. Theo dự kiến, Quốc hội nước này sẽ thông qua một bộ luật viễn thông mới trong vài tháng tới.
Hai giấy phép cấp cho Telenor và Ooredoo có thời hạn 15 năm, dự kiến sẽ chính thức được cấp trong thời gian từ nay tới tháng 9. Các nhà mạng này dự kiến sẽ đưa sóng di động phủ khắp Myanmar trong vòng 5 năm tới.
Trao đổi với báo giới hôm nay (28/6), lãnh đạo Viettel cho biết, tập đoàn cảm thấy tiếc khi không giành được giấy phép viễn thông ở Myanmar, nhưng cũng không xem kết quả này là bất ngờ vì các đối thủ trong cuộc đấu rất mạnh về mọi mặt.
Viettel là ứng viên duy nhất của Việt Nam tham gia vào cuộc đấu thầu này. Trong số các ứng viên vào chung cuộc, có một liên minh với sự tham gia của tỷ phú đầu cơ nổi tiếng George Soros của Mỹ.
Tờ Wall Street Journal cho biết, hai hãng viến thông Telenor ASA của Nauy và Ooredoo đến từ Qatar sẽ trở thành những nhà mạng viễn thông nước ngoài đầu tiên được phép hoạt động ở Myanmar. Đây là kết quả của một cuộc đấu thầu cạnh tranh quyết liệt để đặt chân vào thị trường viễn thông non trẻ nhưng đầy tiềm năng lợi nhuận ở quốc gia Đông Nam Á này.
Cuộc đấu thầu là một phần trong nỗ lực của Myanmar nhằm mở cửa thị trường viễn thông từng một thời bị kiểm soát chặt chẽ của nước này cho vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp viễn thông ngoại bước vào Myanmar trong bối cảnh nước này tiến hành cuộc chuyển mình cả về kinh tế và chính trị sau nhiều thập kỷ nằm dưới sự lãnh đạo của quân đội.
Giới phân tích đánh giá rằng, cuộc đấu thầu giấy phép viễn thông ở Myanmar có thể được xem như một kinh nghiệm cho các công ty nước ngoài khác muốn có giấy phép đầu tư vào những lĩnh vực hấp dẫn khác ở Myanmar như ngành dầu khí.
Wall Street Journal cho biết, Telenor và Qatar Telecom đã đánh bại 9 đối thủ khác lọt vào vòng cuối cùng của cuộc đấu thầu, bao gồm Viettel của Việt Nam. Hai nhà mạng nước ngoài này sẽ hoạt động song song cùng với hai nhà mạng hiện có của Myanmar.
Myanmar được xem là một thị trường viễn thông sơ khai lớn và có sức hấp dẫn mạnh. Thống kê chính thức cho thấy, tính tới cuối năm 2012, mới chỉ có 5,4 triệu người trong tổng số 60 triệu dân của nước này sở hữu thuê bao di động, tương đương tỷ lệ xâm nhập 9% của viễn thông di động. Tại các quốc gia khác trong khu vực, tỷ lệ này đều cao vượt trội, như 70% ở Campuchia, 87% ở Lào và hơn 100% ở Thái Lan.
Chính phủ Myanmar muốn tăng tỷ lệ dân số dùng di động lên 75-80% trong thời gian từ nay đến năm 2015-2016. Theo dự kiến, Quốc hội nước này sẽ thông qua một bộ luật viễn thông mới trong vài tháng tới.
Hai giấy phép cấp cho Telenor và Ooredoo có thời hạn 15 năm, dự kiến sẽ chính thức được cấp trong thời gian từ nay tới tháng 9. Các nhà mạng này dự kiến sẽ đưa sóng di động phủ khắp Myanmar trong vòng 5 năm tới.
Trao đổi với báo giới hôm nay (28/6), lãnh đạo Viettel cho biết, tập đoàn cảm thấy tiếc khi không giành được giấy phép viễn thông ở Myanmar, nhưng cũng không xem kết quả này là bất ngờ vì các đối thủ trong cuộc đấu rất mạnh về mọi mặt.
Viettel là ứng viên duy nhất của Việt Nam tham gia vào cuộc đấu thầu này. Trong số các ứng viên vào chung cuộc, có một liên minh với sự tham gia của tỷ phú đầu cơ nổi tiếng George Soros của Mỹ.