Vinashin đề nghị báo chí “đồng lòng cùng doanh nghiệp”
Lần đầu tiên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) chính thức lên tiếng về việc tái cơ cấu
“Trong thời điểm hiện nay, Vinashin kính đề nghị các phương tiện thông tin đại chúng chung sức đồng lòng cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn do tình hình suy giảm kinh tế thế giới, khủng hoảng tài chính toàn cầu”.
Chuyên đề: Toàn cảnh Vinashin
Nội dung trên nằm trong thông cáo báo chí về việc tái cơ cấu được Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) phát đi chiều 30/6. Đây cũng là lần đầu tiên Vinashin chính thức lên tiếng về vấn đề này.
Theo thông cáo, sở dĩ Vinashin có ra thông cáo tới báo giới là do: "Trong thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều thông tin về việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, dẫn tới những đánh giá chưa toàn diện về hoạt động này".
Theo Vinashin, bắt đầu từ giữa năm 2008, khủng hoảng tài chính thế giới nặng nề tác động mạnh đến Tập đoàn, gây ra khó khăn tài chính trong thanh khoản ngắn hạn đối với các khoản nợ đến hạn trả tại các ngân hàng thương mại, không huy động được các nguồn vốn vay nước ngoài đang bất ngờ bị rơi vào tình trạng khó khăn, cam kết vốn của một số ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước bị hủy… dẫn đến không đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án đầu tư đang thực hiện; đặc biệt là rất nhiều chủ tàu gặp khó khăn về tài chính từ các ngân hàng tài trợ đã đề nghị huỷ hợp đồng, giãn tiến độ đóng tàu cũng như giãn thời gian thanh toán…
Về nguyên nhân chủ quan, Vinashin cho rằng hệ thống quản lý rất nhiều khâu chưa theo kịp và thích ứng nhanh với tình hình biến động khủng hoảng,… dẫn đến tình trạng khó khăn nhất là không đủ vốn lưu động để thực hiện các hợp đồng đóng tàu đã ký kết, tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn biến động, cần mạnh mẽ và quyết liệt điều chỉnh để vượt qua khó khăn.
Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và ban hành các giải pháp cơ cấu lại Tập đoàn cả về tổ chức sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính, với yêu cầu là duy trì, phát triển ngành công nghiệp cơ khí đóng, sửa chữa tàu biển; khai thác sử dụng có hiệu quả các dự án, các năng lực sản xuất kinh doanh đã và đang đầu tư.
Thủ tướng đã điều chuyển cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam những doanh nghiệp và dự án dở dang tại các ngành nghề không gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Vinashin (là đóng tàu và công nghiệp phụ trợ), như vận tải biển, xây dựng các cảng và khu công nghiệp..., các công ty không thật cần thiết trong chiến lược phát triển của Tập đoàn mà trong điều kiện khó khăn hiện nay, Vinashin chưa có điều kiện hoàn thiện, nhằm giảm nợ và bổ sung, chuyển dịch các nguồn vốn vào các dự án đóng tàu hiện nay, bản thông cáo cho hay.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu tài chính của Tập đoàn, gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh - tài chính tổng thể của Tập đoàn; giải quyết hoặc báo cáo đề xuất biện pháp giải quyết khi vượt thẩm quyền, hoàn thành tốt mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Vinashin đã phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát để cắt giảm, đình hoãn, chuyển giao các dự án, chỉ giữ lại các dự án đầu tư thật sự cấp thiết, có hiệu quả trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu để tập trung nguồn lực cho các dự án đóng tàu dở dang.
Vinashin cũng đã ban hành nghị quyết liên tịch của Đảng uỷ và Hội đồng Quản trị để đề ra các biện pháp nhanh chóng thực hiện chủ trương trên, ổn định sản xuất, cố gắng tập trung giữ vững thị trường, nhằm mục tiêu vượt qua khó khăn và từng bước phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, đảm bảo việc làm cho hàng chục ngàn lao động, bản thông cáo cho biết.
Chuyên đề: Toàn cảnh Vinashin
Nội dung trên nằm trong thông cáo báo chí về việc tái cơ cấu được Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) phát đi chiều 30/6. Đây cũng là lần đầu tiên Vinashin chính thức lên tiếng về vấn đề này.
Theo thông cáo, sở dĩ Vinashin có ra thông cáo tới báo giới là do: "Trong thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều thông tin về việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, dẫn tới những đánh giá chưa toàn diện về hoạt động này".
Theo Vinashin, bắt đầu từ giữa năm 2008, khủng hoảng tài chính thế giới nặng nề tác động mạnh đến Tập đoàn, gây ra khó khăn tài chính trong thanh khoản ngắn hạn đối với các khoản nợ đến hạn trả tại các ngân hàng thương mại, không huy động được các nguồn vốn vay nước ngoài đang bất ngờ bị rơi vào tình trạng khó khăn, cam kết vốn của một số ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước bị hủy… dẫn đến không đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án đầu tư đang thực hiện; đặc biệt là rất nhiều chủ tàu gặp khó khăn về tài chính từ các ngân hàng tài trợ đã đề nghị huỷ hợp đồng, giãn tiến độ đóng tàu cũng như giãn thời gian thanh toán…
Về nguyên nhân chủ quan, Vinashin cho rằng hệ thống quản lý rất nhiều khâu chưa theo kịp và thích ứng nhanh với tình hình biến động khủng hoảng,… dẫn đến tình trạng khó khăn nhất là không đủ vốn lưu động để thực hiện các hợp đồng đóng tàu đã ký kết, tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn biến động, cần mạnh mẽ và quyết liệt điều chỉnh để vượt qua khó khăn.
Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và ban hành các giải pháp cơ cấu lại Tập đoàn cả về tổ chức sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính, với yêu cầu là duy trì, phát triển ngành công nghiệp cơ khí đóng, sửa chữa tàu biển; khai thác sử dụng có hiệu quả các dự án, các năng lực sản xuất kinh doanh đã và đang đầu tư.
Thủ tướng đã điều chuyển cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam những doanh nghiệp và dự án dở dang tại các ngành nghề không gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Vinashin (là đóng tàu và công nghiệp phụ trợ), như vận tải biển, xây dựng các cảng và khu công nghiệp..., các công ty không thật cần thiết trong chiến lược phát triển của Tập đoàn mà trong điều kiện khó khăn hiện nay, Vinashin chưa có điều kiện hoàn thiện, nhằm giảm nợ và bổ sung, chuyển dịch các nguồn vốn vào các dự án đóng tàu hiện nay, bản thông cáo cho hay.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu tài chính của Tập đoàn, gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh - tài chính tổng thể của Tập đoàn; giải quyết hoặc báo cáo đề xuất biện pháp giải quyết khi vượt thẩm quyền, hoàn thành tốt mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Vinashin đã phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát để cắt giảm, đình hoãn, chuyển giao các dự án, chỉ giữ lại các dự án đầu tư thật sự cấp thiết, có hiệu quả trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu để tập trung nguồn lực cho các dự án đóng tàu dở dang.
Vinashin cũng đã ban hành nghị quyết liên tịch của Đảng uỷ và Hội đồng Quản trị để đề ra các biện pháp nhanh chóng thực hiện chủ trương trên, ổn định sản xuất, cố gắng tập trung giữ vững thị trường, nhằm mục tiêu vượt qua khó khăn và từng bước phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, đảm bảo việc làm cho hàng chục ngàn lao động, bản thông cáo cho biết.