Chính thức công bố lý do tái cơ cấu Vinashin
Chiều nay (1/7), Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra lý do và những thông tin liên quan đến việc tái cơ cấu Vinashin
"Đối với những doanh nghiệp và dự án dở dang tại các ngành nghề không gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính trong chiến lược phát triển của Vinashin thì tập đoàn được chuyển giao cho các doanh nghiệp khác phù hợp để giảm nợ và bổ sung nguồn vốn vào các dự án khác mà Vinashin đang quản lý".
Chuyên đề: Toàn cảnh Vinashin
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong thông cáo báo chí của Bộ Giao thông Vận tải về việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), vừa được cơ quan này phát đi chiều nay (1/7).
Theo Bộ Giao thông Vận tải, sau khi Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc tái cơ cấu Vinashin, trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã có đăng tải một số thông tin về vấn đề này, trong đó có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về việc tái cơ cấu Vinashin.
Tuy nhiên, theo Bộ, phát triển ngành cơ khí chế tạo, trong đó cơ khí đóng tàu là một trọng điểm và định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần phát triển kinh tế biển và thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng theo Nghị quyết Trung ương 4, khoá 10.
Với định hướng đó, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam được thành lập từ năm 1996 (nay là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy) với vai trò là lực lượng nòng cốt trong chiến lược công nghiệp đóng tàu đã có bước phát triển khá nhanh về năng lực đóng mới và sửa chữa tàu biển.
Nhờ đó, thị trường đóng tàu được mở rộng, đưa Việt Nam thành một quốc gia phát triển trong lĩnh vực đóng tàu. Năng lực chế tạo trong lĩnh vực đóng mới tàu biển phát triển vượt bậc, từ chỗ mới đóng tàu 1.000 DWT qua thời gian ngắn đã đóng được tàu trên 100.000 DWT, tàu chở dầu thô từ 100.000 đến 300.000 tấn, tàu chuyên dùng chở hàng ngàn ôtô, kho nổi chứa xuất dầu; trình độ kỹ thuật công nghệ của các ngành công nghiệp phụ trợ cũng có bước phát triển...
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ giữa năm 2008 đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó nhiều ngân hàng bị phá sản, vận tải giảm sút nghiêm trọng... đã ảnh hưởng nặng nề đến Vinashin, gây ra khó khăn về tài chính, không huy động được nguồn vốn vay nước ngoài, cam kết vốn của một số ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước bị huỷ...
Những khó khăn đó đã khiến cho Vinashin không đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án đầu tư đang thực hiện. Mặt khác rất nhiều chủ tàu gặp khó khăn về tài chính (do các ngân hàng đã cam kết nhưng sau đó từ chối tài trợ) đã đề nghị huỷ hợp đồng, giãn tiến độ đóng tàu cũng như giãn thời gian thanh toán.
Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải cũng khẳng định, ngoài lý do khách quan trên, khó khăn hiện nay của Vinashin cũng có phần do nguyên nhân chủ quan tạo nên như: đầu tư dàn trải, quản lý dự án, công nợ, dòng tiền... còn hạn chế, hệ thống quản lý có nhiều khâu chưa theo kịp và thích ứng nhanh với tình hình biến động khủng hoảng nên họat động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Tập đoàn rơi vào tình trạng rất khó khăn.
Trước thực tế đó, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan cùng với Vinashin phải khẩn trương, kiên quyết cơ cấu lại, cả về tổ chức sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính, với yêu cầu là: duy trì, phát triển ngành công nghiệp cơ khí đóng, sửa chữa tàu biển, khai thác sử dụng có hiệu quả các dự án, các năng lực sản xuất kinh doanh đã và đang đầu tư, không để ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Đặc biệt, để tạo điều kiện cho Vinashin giảm nợ và bổ sung nguồn vốn vào các dự án, Thủ tướng đã chỉ đạo: đối với những doanh nghiệp và dự án dở dang tại các ngành nghề không gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính (là đóng tàu và công nghiệp phụ trợ) như vận tải biển, xây dựng các cảng và khu công nghiệp... thì Vinashin được phép chuyển giao cho doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, các công ty không thật cần thiết trong chiến lược phát triển của Vinashin mà trong điều kiện khó khăn hiện nay tập đoàn này chưa có điều kiện hoàn thiện thì tập đoàn cũng được chuyển giao cho các doanh nghiệp khác phù hợp và có điều kiện hơn để có quản lý, đầu tư, khai thác có hiệu quả.
Bộ Giao thông Vận tải cũng cho biết, hiện Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và Vinashin tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu tài chính của tập đoàn, gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh - tài chính tổng thể của tập đoàn; giải quyết hoặc báo cáo đề xuất biện pháp giải quyết khi vượt thẩm quyền, hoàn thành tốt mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động.
Với vai trò là cơ quan quản lý ngành, Bộ yêu cầu Vinashin phải duy trì hoạt động bình thường của các cơ sở mà tập đoàn đang quản lý và chuyển giao ngay các cơ sở theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời gian tới, Bộ sẽ kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn Vinashin triển khai nghiêm quyết định của Thủ tướng cũng như phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan, để giúp Vinashin vượt qua giai đoạn khó khăn này.
* Trích trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng tại kỳ họp Quốc hội vừa qua:
"Phải nói đóng tàu của Vinashin trong thời gian qua phát triển khá mạnh, làm chủ được công nghệ, đóng được những tàu lớn tới 50 ngàn tấn, 100 ngàn tấn và những tàu nổi 150 ngàn tấn khá hiện đại. Nhưng đồng thời Vinashin cũng có một kế hoạch đầu tư ra các lĩnh vực khác khá nhiều, như lĩnh vực sắt thép và một số lĩnh vực khác cũng có đầu tư, nó đã vượt quá tiềm năng tài chính của một tập đoàn mà Vinashin không tính được hết, cộng vào đó với khủng hoảng tài chính vừa rồi càng làm trầm trọng thêm vấn đề của Vinashin.
Chính phủ đã có những chương trình giúp Vinashin xử lý những khiếm khuyết, khó khăn về tài chính. Về chức năng quản lý ngành của Bộ, chúng tôi được Chính phủ giao và đã tiết giảm hàng trăm dự án đầu tư mà Vinashin đã lên kế hoạch xuống còn 18 dự án cấp bách nhất, quan trọng nhất và đang được thực hiện để giới hạn lại kế hoạch đầu tư và giới hạn lại khả năng tài chính để đáp ứng được cho Vinashin. Đó là bước chúng tôi cùng cơ quan Chính phủ đang thực hiện".
Chuyên đề: Toàn cảnh Vinashin
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong thông cáo báo chí của Bộ Giao thông Vận tải về việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), vừa được cơ quan này phát đi chiều nay (1/7).
Theo Bộ Giao thông Vận tải, sau khi Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc tái cơ cấu Vinashin, trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã có đăng tải một số thông tin về vấn đề này, trong đó có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về việc tái cơ cấu Vinashin.
Tuy nhiên, theo Bộ, phát triển ngành cơ khí chế tạo, trong đó cơ khí đóng tàu là một trọng điểm và định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần phát triển kinh tế biển và thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng theo Nghị quyết Trung ương 4, khoá 10.
Với định hướng đó, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam được thành lập từ năm 1996 (nay là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy) với vai trò là lực lượng nòng cốt trong chiến lược công nghiệp đóng tàu đã có bước phát triển khá nhanh về năng lực đóng mới và sửa chữa tàu biển.
Nhờ đó, thị trường đóng tàu được mở rộng, đưa Việt Nam thành một quốc gia phát triển trong lĩnh vực đóng tàu. Năng lực chế tạo trong lĩnh vực đóng mới tàu biển phát triển vượt bậc, từ chỗ mới đóng tàu 1.000 DWT qua thời gian ngắn đã đóng được tàu trên 100.000 DWT, tàu chở dầu thô từ 100.000 đến 300.000 tấn, tàu chuyên dùng chở hàng ngàn ôtô, kho nổi chứa xuất dầu; trình độ kỹ thuật công nghệ của các ngành công nghiệp phụ trợ cũng có bước phát triển...
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ giữa năm 2008 đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó nhiều ngân hàng bị phá sản, vận tải giảm sút nghiêm trọng... đã ảnh hưởng nặng nề đến Vinashin, gây ra khó khăn về tài chính, không huy động được nguồn vốn vay nước ngoài, cam kết vốn của một số ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước bị huỷ...
Những khó khăn đó đã khiến cho Vinashin không đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án đầu tư đang thực hiện. Mặt khác rất nhiều chủ tàu gặp khó khăn về tài chính (do các ngân hàng đã cam kết nhưng sau đó từ chối tài trợ) đã đề nghị huỷ hợp đồng, giãn tiến độ đóng tàu cũng như giãn thời gian thanh toán.
Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải cũng khẳng định, ngoài lý do khách quan trên, khó khăn hiện nay của Vinashin cũng có phần do nguyên nhân chủ quan tạo nên như: đầu tư dàn trải, quản lý dự án, công nợ, dòng tiền... còn hạn chế, hệ thống quản lý có nhiều khâu chưa theo kịp và thích ứng nhanh với tình hình biến động khủng hoảng nên họat động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Tập đoàn rơi vào tình trạng rất khó khăn.
Trước thực tế đó, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan cùng với Vinashin phải khẩn trương, kiên quyết cơ cấu lại, cả về tổ chức sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính, với yêu cầu là: duy trì, phát triển ngành công nghiệp cơ khí đóng, sửa chữa tàu biển, khai thác sử dụng có hiệu quả các dự án, các năng lực sản xuất kinh doanh đã và đang đầu tư, không để ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Đặc biệt, để tạo điều kiện cho Vinashin giảm nợ và bổ sung nguồn vốn vào các dự án, Thủ tướng đã chỉ đạo: đối với những doanh nghiệp và dự án dở dang tại các ngành nghề không gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính (là đóng tàu và công nghiệp phụ trợ) như vận tải biển, xây dựng các cảng và khu công nghiệp... thì Vinashin được phép chuyển giao cho doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, các công ty không thật cần thiết trong chiến lược phát triển của Vinashin mà trong điều kiện khó khăn hiện nay tập đoàn này chưa có điều kiện hoàn thiện thì tập đoàn cũng được chuyển giao cho các doanh nghiệp khác phù hợp và có điều kiện hơn để có quản lý, đầu tư, khai thác có hiệu quả.
Bộ Giao thông Vận tải cũng cho biết, hiện Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và Vinashin tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu tài chính của tập đoàn, gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh - tài chính tổng thể của tập đoàn; giải quyết hoặc báo cáo đề xuất biện pháp giải quyết khi vượt thẩm quyền, hoàn thành tốt mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động.
Với vai trò là cơ quan quản lý ngành, Bộ yêu cầu Vinashin phải duy trì hoạt động bình thường của các cơ sở mà tập đoàn đang quản lý và chuyển giao ngay các cơ sở theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời gian tới, Bộ sẽ kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn Vinashin triển khai nghiêm quyết định của Thủ tướng cũng như phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan, để giúp Vinashin vượt qua giai đoạn khó khăn này.
* Trích trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng tại kỳ họp Quốc hội vừa qua:
"Phải nói đóng tàu của Vinashin trong thời gian qua phát triển khá mạnh, làm chủ được công nghệ, đóng được những tàu lớn tới 50 ngàn tấn, 100 ngàn tấn và những tàu nổi 150 ngàn tấn khá hiện đại. Nhưng đồng thời Vinashin cũng có một kế hoạch đầu tư ra các lĩnh vực khác khá nhiều, như lĩnh vực sắt thép và một số lĩnh vực khác cũng có đầu tư, nó đã vượt quá tiềm năng tài chính của một tập đoàn mà Vinashin không tính được hết, cộng vào đó với khủng hoảng tài chính vừa rồi càng làm trầm trọng thêm vấn đề của Vinashin.
Chính phủ đã có những chương trình giúp Vinashin xử lý những khiếm khuyết, khó khăn về tài chính. Về chức năng quản lý ngành của Bộ, chúng tôi được Chính phủ giao và đã tiết giảm hàng trăm dự án đầu tư mà Vinashin đã lên kế hoạch xuống còn 18 dự án cấp bách nhất, quan trọng nhất và đang được thực hiện để giới hạn lại kế hoạch đầu tư và giới hạn lại khả năng tài chính để đáp ứng được cho Vinashin. Đó là bước chúng tôi cùng cơ quan Chính phủ đang thực hiện".