VISSAN, hợp tác để cộng sức mạnh
thương hiệu VISSAN với biểu tượng “Ba Bông Mai” đã rất quen thuộc và tạo được sự tin tưởng vững chắc của người tiêu dùng
Luôn có những giải pháp đột phá để vượt qua mọi khó khăn, luôn biết tận dụng nội lực của một doanh nghiệp hàng đầu, không ngừng đầu tư để mang đến sản phẩm chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh, thương hiệu VISSAN với biểu tượng “Ba Bông Mai” đã rất quen thuộc và tạo được sự tin tưởng vững chắc của người tiêu dùng cả nước từ nhiều năm qua.
Dự án hợp tác lớn chưa từng có
Ngày 9/6/2014, tại Tp.Hồ Chí Minh, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã ký hợp tác đầu tư dự án chăn nuôi bò sữa, bò thịt, xây dựng nhà máy chế biến với hai đối tác chiến lược là Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN) và Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood (Công ty Nutifood).
Đây là lần đầu tiên 3 doanh nghiệp Việt Nam cùng hợp tác đầu tư một dự án nông nghiệp quy mô hơn chục nghìn tỷ đồng. Theo đó, HAGL sẽ đảm nhiệm khâu chăn nuôi đàn đại gia súc, hai đối tác Nutifood và VISSAN sẽ cam kết thu mua thịt - sữa, cung ứng ra thị trường với giá cả cạnh tranh.
Theo dự án, Hoàng Anh Gia Lai sẽ nuôi 120.000 bò sữa và 116.000 bò thịt của Úc. VISSAN sẽ bao tiêu toàn bộ thịt và NutiFood bao tiêu toàn bộ sữa. Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty VISSAN, cho rằng nếu bao tiêu toàn bộ thịt bò của Hoàng Anh Gia Lai sẽ giúp VISSAN giảm 20% - 25% thịt bò nhập từ Úc.
Nhu cầu tiêu thụ thịt bò tại Việt Nam khoảng 3.000 con một ngày, riêng Tp.Hồ Chí Minh tiêu thụ 600 con. Do nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu nên đa phần thịt bò trên thị trường phải nhập khẩu. Với mô hình chăn nuôi công nghệ cao khép kín, tiết kiệm 70% chi phí thức ăn (do tận dụng được nguồn phụ phẩm từ cây mía, bắp, cọ dầu...), người tiêu dùng chắc chắn sẽ được sử dụng thịt bò chất lượng cao giá cả cạnh tranh từ năm 2015.
“Hiện nay, thịt bò Úc bán ra thị trường trên 300.000 đồng/kg. Nếu Hoàng Anh Gia Lai cung cấp thịt bò Úc giá rẻ hơn thì người tiêu dùng sẽ có lợi”, ông Mười chia sẻ. Là đối tác thu mua bò thịt từ các trang trại của dự án, Công ty Vissan cũng tuyên bố sẽ xây dựng nhà máy chế biến thịt gia súc với công suất 78.000 tấn một năm, tiêu thụ toàn bộ lượng thịt bò do Hoàng Anh Gia Lai cung cấp.
Ngày 16/6/2014, đàn bò thịt đầu tiên (18 tháng tuổi) sẽ được nhập khẩu từ miền Bắc Thái Lan về Việt Nam, và 7 tháng sau sẽ được “xuất chuồng” phục vụ cho mục tiêu cung cấp nguồn bò thịt cho Vissan giết mổ chế biến.
Doanh nghiệp thực phẩm uy tín hàng đầu
Năm 2013 đầy khó khăn, nhưng VISSAN vẫn khẳng định vị thế doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam. VISSAN đạt doanh thu 4.700 tỷ đồng, nộp ngân sách 270 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 10%. Các chỉ số phát triển đều giữ được tốc độ tăng trưởng bình quân so với năm 2012, tăng đều trên các lĩnh vực là 5%.
Đây là một nỗ lực không hề nhỏ của VISSAN. Giữ được công ăn việc làm cho hơn 3.800 cán bộ công nhân viên với mức thu nhập bình quân 7,8 triệu/người/tháng, không ai bị nghỉ vì mất việc, không có việc.
Đó chính là thành công lớn, để tích lũy sức mạnh cho một chu kỳ kế tiếp. Quý 2/2014, VISSAN sẽ khánh thành đi vào hoạt động nhà máy VISSAN chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2, với tổng vốn đầu tư 2 giai đoạn là 110 tỷ đồng tại khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh.
Bên cạnh đó, cụm công nghiệp VISSAN tại Bến Lức, Long An sẽ được di dời, đổi mới công nghệ, sẽ tiếp tục xây dựng với tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. Đây là một công trình trọng điểm, hướng tới thực hiện công nghiệp hóa ngành thực phẩm với các công nghệ tiên tiến, hiện đại theo nguyên tắc thực phẩm có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Công trình dự kiến đi vào hoạt động sau 3 năm xây dựng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay thực sự như là một cuộc chiến sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém. Trước sự đổ bộ mạnh mẽ của các thương hiệu thưc phẩm nước ngoài, Vissan chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Đó là điều không tránh khỏi, nhưng đó cũng là cơ hội để Vissan khẳng định uy tín của mình. Hiện VISSAN nắm 100 nhà phân phối có tiềm lực và 300.000 điểm bán trên khắp cả nước, nối liền việc cung ứng sản phẩm với người tiêu dùng.
Không chỉ giữ vững thị trường trong nước, VISSAN không ngừng mở rộng thị trường tại Campuchia, Myanma, Lào, Hồng Kong… Tại cuộc khảo sát nhỏ người tiêu dùng Campuchia trong khuôn khổ hội chợ HCM CITY EXPO 2013 cho thấy họ đều biết rõ và có thiện cảm với hàng hóa thương hiệu VISSAN.
Đặc biệt sản phẩm xúc xích tiệt trùng HOLA đạt 90% độ nhận diện thương hiệu và hài lòng của người tiêu dùng Campuchia. Đến 80% người tiêu dùng trả lời sẽ mua về dùng thử những sản phẩm khác của VISSAN khi thương hiệu này tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường Campuchia.
Những thành công của VISSAN ở cả thị trường trong và ngoài nước là sự nỗ lực vượt bậc của toàn thể cán bộ công nhân viên dưới sự chèo lái tài tình của ban lãnh đạo. “Luôn bám theo hơi thở thị trường là cách VISSAN giữ thị phần, phát triển thị trường. Tiếp tục hoàn thành quá trình tái cấu trúc để tối đa hóa sức mạnh là nhiệm vụ chính mà VISSAN phải kiên trì thực hiện để tiếp tục tăng trưởng, nhất là giữa thời điểm giá đầu vào cao, sức mua lại yếu và nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay”, ông Mười đúc kết.
(Nguồn: VISSAN)
Dự án hợp tác lớn chưa từng có
Ngày 9/6/2014, tại Tp.Hồ Chí Minh, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã ký hợp tác đầu tư dự án chăn nuôi bò sữa, bò thịt, xây dựng nhà máy chế biến với hai đối tác chiến lược là Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN) và Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood (Công ty Nutifood).
Đây là lần đầu tiên 3 doanh nghiệp Việt Nam cùng hợp tác đầu tư một dự án nông nghiệp quy mô hơn chục nghìn tỷ đồng. Theo đó, HAGL sẽ đảm nhiệm khâu chăn nuôi đàn đại gia súc, hai đối tác Nutifood và VISSAN sẽ cam kết thu mua thịt - sữa, cung ứng ra thị trường với giá cả cạnh tranh.
Theo dự án, Hoàng Anh Gia Lai sẽ nuôi 120.000 bò sữa và 116.000 bò thịt của Úc. VISSAN sẽ bao tiêu toàn bộ thịt và NutiFood bao tiêu toàn bộ sữa. Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty VISSAN, cho rằng nếu bao tiêu toàn bộ thịt bò của Hoàng Anh Gia Lai sẽ giúp VISSAN giảm 20% - 25% thịt bò nhập từ Úc.
Nhu cầu tiêu thụ thịt bò tại Việt Nam khoảng 3.000 con một ngày, riêng Tp.Hồ Chí Minh tiêu thụ 600 con. Do nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu nên đa phần thịt bò trên thị trường phải nhập khẩu. Với mô hình chăn nuôi công nghệ cao khép kín, tiết kiệm 70% chi phí thức ăn (do tận dụng được nguồn phụ phẩm từ cây mía, bắp, cọ dầu...), người tiêu dùng chắc chắn sẽ được sử dụng thịt bò chất lượng cao giá cả cạnh tranh từ năm 2015.
“Hiện nay, thịt bò Úc bán ra thị trường trên 300.000 đồng/kg. Nếu Hoàng Anh Gia Lai cung cấp thịt bò Úc giá rẻ hơn thì người tiêu dùng sẽ có lợi”, ông Mười chia sẻ. Là đối tác thu mua bò thịt từ các trang trại của dự án, Công ty Vissan cũng tuyên bố sẽ xây dựng nhà máy chế biến thịt gia súc với công suất 78.000 tấn một năm, tiêu thụ toàn bộ lượng thịt bò do Hoàng Anh Gia Lai cung cấp.
Ngày 16/6/2014, đàn bò thịt đầu tiên (18 tháng tuổi) sẽ được nhập khẩu từ miền Bắc Thái Lan về Việt Nam, và 7 tháng sau sẽ được “xuất chuồng” phục vụ cho mục tiêu cung cấp nguồn bò thịt cho Vissan giết mổ chế biến.
Doanh nghiệp thực phẩm uy tín hàng đầu
Năm 2013 đầy khó khăn, nhưng VISSAN vẫn khẳng định vị thế doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam. VISSAN đạt doanh thu 4.700 tỷ đồng, nộp ngân sách 270 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 10%. Các chỉ số phát triển đều giữ được tốc độ tăng trưởng bình quân so với năm 2012, tăng đều trên các lĩnh vực là 5%.
Đây là một nỗ lực không hề nhỏ của VISSAN. Giữ được công ăn việc làm cho hơn 3.800 cán bộ công nhân viên với mức thu nhập bình quân 7,8 triệu/người/tháng, không ai bị nghỉ vì mất việc, không có việc.
Đó chính là thành công lớn, để tích lũy sức mạnh cho một chu kỳ kế tiếp. Quý 2/2014, VISSAN sẽ khánh thành đi vào hoạt động nhà máy VISSAN chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2, với tổng vốn đầu tư 2 giai đoạn là 110 tỷ đồng tại khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh.
Bên cạnh đó, cụm công nghiệp VISSAN tại Bến Lức, Long An sẽ được di dời, đổi mới công nghệ, sẽ tiếp tục xây dựng với tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. Đây là một công trình trọng điểm, hướng tới thực hiện công nghiệp hóa ngành thực phẩm với các công nghệ tiên tiến, hiện đại theo nguyên tắc thực phẩm có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Công trình dự kiến đi vào hoạt động sau 3 năm xây dựng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay thực sự như là một cuộc chiến sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém. Trước sự đổ bộ mạnh mẽ của các thương hiệu thưc phẩm nước ngoài, Vissan chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Đó là điều không tránh khỏi, nhưng đó cũng là cơ hội để Vissan khẳng định uy tín của mình. Hiện VISSAN nắm 100 nhà phân phối có tiềm lực và 300.000 điểm bán trên khắp cả nước, nối liền việc cung ứng sản phẩm với người tiêu dùng.
Không chỉ giữ vững thị trường trong nước, VISSAN không ngừng mở rộng thị trường tại Campuchia, Myanma, Lào, Hồng Kong… Tại cuộc khảo sát nhỏ người tiêu dùng Campuchia trong khuôn khổ hội chợ HCM CITY EXPO 2013 cho thấy họ đều biết rõ và có thiện cảm với hàng hóa thương hiệu VISSAN.
Đặc biệt sản phẩm xúc xích tiệt trùng HOLA đạt 90% độ nhận diện thương hiệu và hài lòng của người tiêu dùng Campuchia. Đến 80% người tiêu dùng trả lời sẽ mua về dùng thử những sản phẩm khác của VISSAN khi thương hiệu này tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường Campuchia.
Những thành công của VISSAN ở cả thị trường trong và ngoài nước là sự nỗ lực vượt bậc của toàn thể cán bộ công nhân viên dưới sự chèo lái tài tình của ban lãnh đạo. “Luôn bám theo hơi thở thị trường là cách VISSAN giữ thị phần, phát triển thị trường. Tiếp tục hoàn thành quá trình tái cấu trúc để tối đa hóa sức mạnh là nhiệm vụ chính mà VISSAN phải kiên trì thực hiện để tiếp tục tăng trưởng, nhất là giữa thời điểm giá đầu vào cao, sức mua lại yếu và nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay”, ông Mười đúc kết.
(Nguồn: VISSAN)