Vladimir Matveev, câu chuyện ngụ ngôn của nước Nga thời chuyển đổi
Sự chuyển đổi của kinh tế Nga đã bắt Matveev cũng như mọi người dân Nga khác phải vượt qua nhiều thời điểm tuyệt vọng
Đối với hàng triệu người dân Liên Xô cũ, thời kỳ chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường là một giai đoạn đầy biến động. Và không nước nào trong số những nước Liên Xô cũ lại gặp nhiều khó khăn trong công cuộc cải tổ kinh tế như nước Nga.
Tuy nhiên, đối với những người sẵn sàng đối mặt và thích nghi với sự thay đổi, những thập niên cải cách tại Nga đã mở ra những cơ hội mà trước đó họ chưa từng mơ tới.
Ít ai có thể minh chứng rõ cho điều này hơn Vladimir Matveev, 46 tuổi, người sáng lập công ty Pyaty Okean (Đại dương thứ năm), một hãng sản xuất bia tươi đang phát triển rất mạnh tại Nga. Là một người khiêm tốn và thực tế, Matveev không có nhiều điểm giống với những vị giám đốc hào nhoáng điển hình trong giới doanh nhân ở Nga. Tuy nhiên, ẩn đằng sau vẻ bề ngoài chất phác đó là một đầu óc kinh doanh sắc bén.
Thành công lớn của Matveev trong việc phát triển sự nghiệp có thể được coi là một câu chuyện ngụ ngôn về con đường dài và gập ghềnh mà nước Nga phải trải qua để tiến tới nền kinh tế thị trường.
Lai lịch của Matveev chẳng hề phản ánh việc ông sinh ra là để thành công trong kinh doanh. Ông là con trai một giảng viên học viện quân sự và một bác sỹ tại Orel, một thị trấn ít nhộn nhịp cách Moscow 200 dặm về phía Nam.
Matveev bắt đầu cuộc đời lao động của mình theo hình mẫu điển hình của Liên Xô. Cũng giống như hàng triệu người khác, ông tốt nghiệp từ học viện kỹ thuật địa phương và sau đó, trở thành một kỹ sư cơ khí làm việc tại một nhà máy gần đó. “Tôi không bao giờ nằm trong số những người có thành tích cao. Khi còn nhỏ, tôi thường mơ được uống rượu vang và nghe nhạc Beatles, và chỉ có thế,” Matveev nói.
Rất có thể, cuộc đời Matveev vẫn tiếp diễn như thế, nếu Mikhail Gorbachev không bắt đầu thử nghiệm những cải cách thị trường. Vào năm 1987, khi cuộc cải tổ kinh tế ở Nga mới bắt đầu, Gorbachev cho phép các thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản thành lập những doanh nghiệp tập thể nhỏ để cung cấp dịch vụ với giá thị trường. Matveev đã nhanh chóng nhận ra những cơ hội.
Các ông chủ trong các nhà máy địa phương rất thích thuê nhóm của Matveev về giúp họ nâng cấp các máy móc và tổ chức lại các phương pháp sản xuất. “Tôi được phép trả cho mọi người trong nhóm mức thù lao hợp lý. Do vậy, thay vì phải mất nửa năm, chỉ cần có một tháng để người ta hoàn thành công việc”, Matveev nhớ lại.
Tới năm 1991, Matveev đã bị cuốn vào nền kinh tế thị trường. Ông chuyển tới Moscow và trở thành một nhà môi giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Moscow. Trong vụ làm ăn đầu tiên, ông bán được 10 xe tải nước sốt cà chua Bulgaria cho các cửa hàng và người dân ở Orel.
“Hồi đó, mọi người nghĩ rằng, chúng tôi sẽ chỉ phải đợi hai, ba hoặc bốn năm, rồi mọi cái sẽ trở nên tốt đẹp khắp mọi nơi và tất cả mọi người sẽ hạnh phúc!”, ông nhớ lại.
Trái lại, sự chuyển đổi của nền kinh tế Nga đã bắt Matveev cũng như mọi người dân Nga khác phải vượt qua nhiều thời điểm tuyệt vọng. Hăng hái muốn nắm lấy những cơ hội mà quá trình tư nhân hóa đem lại vào những năm 1990, Matveev bắt đầu mua lại những tờ phiếu mà người dân Nga nhận được để đấu giá cổ phiếu của các công ty sở hữu nhà nước. Ván bạc lớn của Matveev là mua lại cổ phần kiểm soát trong các nhà máy sản xuất máy công nghiệp, máy kéo, sản xuất dây điện ở Orel.
Nhưng ông nhanh chóng nhận ra rằng, chủ nghĩa tư bản không phải là một cuộc đánh cược chỉ có một chiều. Khi ông cố gắng bán những nhà máy này cho các nhà dầu tư nước ngoài, những khách hàng tiềm năng nhìn vào các nhà máy của ông và kết luận rằng chúng quá lớn, lạc hậu và cần phải được xây dựng lại từ đầu. Cuối cùng, Matveev đành bán lại cổ phần của mình mà chẳng thu được mấy lợi nhuận.
Kết hợp kinh nghiệm tại các nhà máy cũng như tại sở giao dịch hàng hóa, Matveev thành lập một công ty môi giới trao đổi hàng hóa, một lĩnh vực nhiều lợi nhuận. Vào giữa thập niên 1990, sản xuất công nghiệp của Nga lâm vào tình trạng đình đốn và tiền khan hiếm đến nỗi những nhà máy đang mấp mé bên bờ vực phá sản phải trao đổi hàng hóa với nhau để đảm bảo có đủ nhiên liệu thô và năng lượng để tiếp tục tồn tại.
Matveev đã trở thành một chuyên gia trong việc kết nối những chuỗi trao đổi phức tạp, môi giới cho các hoạt động trao đổi quặng sắt, thép, dây điện, lốp xe và điện giữa các nhà máy ở Orel, Moscow và xa hơn nữa. Là một nhà môi giới, ông được các nhà máy trả bằng hiện vật tại mỗi đoạn của chuỗi trao đổi này, cuối cùng, ông bán những hàng hóa mà ông mua được với mức giá hạ.
“Mỗi tháng tôi lại trở nên giàu có hơn nhờ có được 30 chiếc xe tải Ural hoặc 1.000 m3 khối gas,” Matveev nhớ lại. Gộp chung, ông kiếm được vài triệu USD trong giai đoạn này.
Sau một kỳ nghỉ ở Prague, thủ đô Cộng hòa Czech vào năm 1997, Matveev lại lao vào một lĩnh vực kinh doanh mới. Khi còn đang ở Prague, Matveev lần đầu tiên được thưởng thức món bia tươi, loại bia vẫn còn chưa được lọc nên vẫn còn bã men trong đó, đem đến một vị rất đặc biệt. “Giống như sự khác nhau giữa nước cam đóng hộp và nước cam ép trực tiếp vậy,” Matveev nói.
Với lợi nhuận từ hoạt động môi giới trao đổi hàng hóa, Matveev mua lại tòa nhà đã cũ của một viện thiết kế máy kéo ở Moscow. Sau đó, ông biến tòa nhà này thành trụ sở của công ty Pyaty Okean. Vào năm 2000, ông mở một nhà hàng và nhà máy chuyên sản xuất bia tươi, một thứ đồ uống khi đó hầu như người Nga chưa biết tới.
Từ năm 2002, công ty này cho ra đời những thùng bia “sau lên men” di động, có thể giữ bia tươi trong vòng một tháng, để bán bia tới 250 siêu thị và 30 nhà hàng. Những siêu thị và nhà hàng này phải trả tiền bản quyền để được sử dụng thương hiệu Pyaty Okean.
Doanh số bán bia tăng mạnh, khiến Matveev trở thành một trong những doanh nhân được chú ý nhiều tại nước Nga. Năm ngoái, doanh thu của công ty Pyaty Okean của ông đạt mức 29 triệu USD, với mức lợi nhuận đạt trên 20%. Hiện nay, ông đang đàm phán để tiến hành sản xuất và bán bia tươi tại Trung Quốc.
Là một người thực tế, Matveev không triết lý hóa nguyên nhân giúp ông thành công trong khi không ít công ty khác của Nga đang phải vật lộn với khó khăn. “Tôi nghĩ đó chỉ là bản chất tự nhiên thôi. Nếu một ai đó có những tư chất để lãnh đạo, người đó sẽ là người lãnh đạo trong bất kỳ hoàn cảnh nào,” ông nói.
Tuy nhiên, sự nghiệp của Matveev lại cho thấy, với quan điểm lạc quan, sự năng động và lao động cần cù, thì thậm chí một người bình thường cũng có thể vượt qua những thử thách và đạt tới thành công.
(Theo Business Week)
Tuy nhiên, đối với những người sẵn sàng đối mặt và thích nghi với sự thay đổi, những thập niên cải cách tại Nga đã mở ra những cơ hội mà trước đó họ chưa từng mơ tới.
Ít ai có thể minh chứng rõ cho điều này hơn Vladimir Matveev, 46 tuổi, người sáng lập công ty Pyaty Okean (Đại dương thứ năm), một hãng sản xuất bia tươi đang phát triển rất mạnh tại Nga. Là một người khiêm tốn và thực tế, Matveev không có nhiều điểm giống với những vị giám đốc hào nhoáng điển hình trong giới doanh nhân ở Nga. Tuy nhiên, ẩn đằng sau vẻ bề ngoài chất phác đó là một đầu óc kinh doanh sắc bén.
Thành công lớn của Matveev trong việc phát triển sự nghiệp có thể được coi là một câu chuyện ngụ ngôn về con đường dài và gập ghềnh mà nước Nga phải trải qua để tiến tới nền kinh tế thị trường.
Lai lịch của Matveev chẳng hề phản ánh việc ông sinh ra là để thành công trong kinh doanh. Ông là con trai một giảng viên học viện quân sự và một bác sỹ tại Orel, một thị trấn ít nhộn nhịp cách Moscow 200 dặm về phía Nam.
Matveev bắt đầu cuộc đời lao động của mình theo hình mẫu điển hình của Liên Xô. Cũng giống như hàng triệu người khác, ông tốt nghiệp từ học viện kỹ thuật địa phương và sau đó, trở thành một kỹ sư cơ khí làm việc tại một nhà máy gần đó. “Tôi không bao giờ nằm trong số những người có thành tích cao. Khi còn nhỏ, tôi thường mơ được uống rượu vang và nghe nhạc Beatles, và chỉ có thế,” Matveev nói.
Rất có thể, cuộc đời Matveev vẫn tiếp diễn như thế, nếu Mikhail Gorbachev không bắt đầu thử nghiệm những cải cách thị trường. Vào năm 1987, khi cuộc cải tổ kinh tế ở Nga mới bắt đầu, Gorbachev cho phép các thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản thành lập những doanh nghiệp tập thể nhỏ để cung cấp dịch vụ với giá thị trường. Matveev đã nhanh chóng nhận ra những cơ hội.
Các ông chủ trong các nhà máy địa phương rất thích thuê nhóm của Matveev về giúp họ nâng cấp các máy móc và tổ chức lại các phương pháp sản xuất. “Tôi được phép trả cho mọi người trong nhóm mức thù lao hợp lý. Do vậy, thay vì phải mất nửa năm, chỉ cần có một tháng để người ta hoàn thành công việc”, Matveev nhớ lại.
Tới năm 1991, Matveev đã bị cuốn vào nền kinh tế thị trường. Ông chuyển tới Moscow và trở thành một nhà môi giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Moscow. Trong vụ làm ăn đầu tiên, ông bán được 10 xe tải nước sốt cà chua Bulgaria cho các cửa hàng và người dân ở Orel.
“Hồi đó, mọi người nghĩ rằng, chúng tôi sẽ chỉ phải đợi hai, ba hoặc bốn năm, rồi mọi cái sẽ trở nên tốt đẹp khắp mọi nơi và tất cả mọi người sẽ hạnh phúc!”, ông nhớ lại.
Trái lại, sự chuyển đổi của nền kinh tế Nga đã bắt Matveev cũng như mọi người dân Nga khác phải vượt qua nhiều thời điểm tuyệt vọng. Hăng hái muốn nắm lấy những cơ hội mà quá trình tư nhân hóa đem lại vào những năm 1990, Matveev bắt đầu mua lại những tờ phiếu mà người dân Nga nhận được để đấu giá cổ phiếu của các công ty sở hữu nhà nước. Ván bạc lớn của Matveev là mua lại cổ phần kiểm soát trong các nhà máy sản xuất máy công nghiệp, máy kéo, sản xuất dây điện ở Orel.
Nhưng ông nhanh chóng nhận ra rằng, chủ nghĩa tư bản không phải là một cuộc đánh cược chỉ có một chiều. Khi ông cố gắng bán những nhà máy này cho các nhà dầu tư nước ngoài, những khách hàng tiềm năng nhìn vào các nhà máy của ông và kết luận rằng chúng quá lớn, lạc hậu và cần phải được xây dựng lại từ đầu. Cuối cùng, Matveev đành bán lại cổ phần của mình mà chẳng thu được mấy lợi nhuận.
Kết hợp kinh nghiệm tại các nhà máy cũng như tại sở giao dịch hàng hóa, Matveev thành lập một công ty môi giới trao đổi hàng hóa, một lĩnh vực nhiều lợi nhuận. Vào giữa thập niên 1990, sản xuất công nghiệp của Nga lâm vào tình trạng đình đốn và tiền khan hiếm đến nỗi những nhà máy đang mấp mé bên bờ vực phá sản phải trao đổi hàng hóa với nhau để đảm bảo có đủ nhiên liệu thô và năng lượng để tiếp tục tồn tại.
Matveev đã trở thành một chuyên gia trong việc kết nối những chuỗi trao đổi phức tạp, môi giới cho các hoạt động trao đổi quặng sắt, thép, dây điện, lốp xe và điện giữa các nhà máy ở Orel, Moscow và xa hơn nữa. Là một nhà môi giới, ông được các nhà máy trả bằng hiện vật tại mỗi đoạn của chuỗi trao đổi này, cuối cùng, ông bán những hàng hóa mà ông mua được với mức giá hạ.
“Mỗi tháng tôi lại trở nên giàu có hơn nhờ có được 30 chiếc xe tải Ural hoặc 1.000 m3 khối gas,” Matveev nhớ lại. Gộp chung, ông kiếm được vài triệu USD trong giai đoạn này.
Sau một kỳ nghỉ ở Prague, thủ đô Cộng hòa Czech vào năm 1997, Matveev lại lao vào một lĩnh vực kinh doanh mới. Khi còn đang ở Prague, Matveev lần đầu tiên được thưởng thức món bia tươi, loại bia vẫn còn chưa được lọc nên vẫn còn bã men trong đó, đem đến một vị rất đặc biệt. “Giống như sự khác nhau giữa nước cam đóng hộp và nước cam ép trực tiếp vậy,” Matveev nói.
Với lợi nhuận từ hoạt động môi giới trao đổi hàng hóa, Matveev mua lại tòa nhà đã cũ của một viện thiết kế máy kéo ở Moscow. Sau đó, ông biến tòa nhà này thành trụ sở của công ty Pyaty Okean. Vào năm 2000, ông mở một nhà hàng và nhà máy chuyên sản xuất bia tươi, một thứ đồ uống khi đó hầu như người Nga chưa biết tới.
Từ năm 2002, công ty này cho ra đời những thùng bia “sau lên men” di động, có thể giữ bia tươi trong vòng một tháng, để bán bia tới 250 siêu thị và 30 nhà hàng. Những siêu thị và nhà hàng này phải trả tiền bản quyền để được sử dụng thương hiệu Pyaty Okean.
Doanh số bán bia tăng mạnh, khiến Matveev trở thành một trong những doanh nhân được chú ý nhiều tại nước Nga. Năm ngoái, doanh thu của công ty Pyaty Okean của ông đạt mức 29 triệu USD, với mức lợi nhuận đạt trên 20%. Hiện nay, ông đang đàm phán để tiến hành sản xuất và bán bia tươi tại Trung Quốc.
Là một người thực tế, Matveev không triết lý hóa nguyên nhân giúp ông thành công trong khi không ít công ty khác của Nga đang phải vật lộn với khó khăn. “Tôi nghĩ đó chỉ là bản chất tự nhiên thôi. Nếu một ai đó có những tư chất để lãnh đạo, người đó sẽ là người lãnh đạo trong bất kỳ hoàn cảnh nào,” ông nói.
Tuy nhiên, sự nghiệp của Matveev lại cho thấy, với quan điểm lạc quan, sự năng động và lao động cần cù, thì thậm chí một người bình thường cũng có thể vượt qua những thử thách và đạt tới thành công.
(Theo Business Week)