Với DSU, giải quyết tranh chấp trong WTO nhanh hơn
DSU là bản ghi nhớ về các qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp của WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra những điều khoản bắt buộc các nước thành viên phải tuân thủ. Bên cạnh những cam kết, WTO cũng ban hành các qui tắc và thủ tục đối với việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.
DSU là bản ghi nhớ về các qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp của WTO. DSU được các thành viên thống nhất đưa ra để làm cơ sở giải quyết các bất đồng về thương mại, nó dựa trên những hiệp định của vòng đàm phán Uruguay WTO. Chức năng định hướng qui tắc và coi trọng pháp lý của hệ thống giải quyết tranh chấp được nhấn mạnh trong DSU.
DSU lập ra Cơ quan Giải quyết tranh chấp (DSB) để giám sát việc vận dụng và thực thi chức năng của DSU. Tất cả các thành viên của WTO đều có mặt trong cơ quan này. Tuy nhiên chỉ những chính phủ là thành viên của một hiệp định đa biên cụ thể mới có thể tham gia vào các quyết định của DSB liên quan đến hiệp định. DSB ra quyết định thông qua sự đồng thuận, có thẩm quyền và họp thường xuyên khi cần thiết để thực hiện các chức năng của mình trong khuôn khổ thời gian do DSU qui định. DSB phải thông báo cho các ủy ban và hội đồng WTO liên quan về bất cứ tiến triển nào trong tranh chấp liên quan tới các điều khoản của các hiệp định.
Một quốc gia thành viên có khiếu nại phải tham vấn thành viên áp dụng biện pháp mà mình không đồng ý và tham vấn cả với DSB, các ủy ban và hội đồng WTO trước khi yêu cầu thành lập một ban hội thẩm để xem xét vấn đề. Đây là nguyên tắc trước tiên của qui trình giải quyết tranh chấp trong WTO. Trong vòng 60 ngày không nhận được phản hồi hoặc không thỏa mãn về phản hồi, quốc gia thành viên có quyền yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Ban hội thẩm sẽ bao gồm từ 3-5 đại diện do DSB quyết định và xem xét vấn đề trước khi đưa ra báo cáo chính thức về tranh chấp.
Vì lo ngại sự truyền nhiễm bệnh từ cá hồi nhập khẩu từ Canada, Australia đã quyết định cấm nhập khẩu cá hồi chưa qua xử lý như cá tươi hoặc đông lạnh từ Canada. Australia không có cá hồi và ngành chế biến thủy sản trong nước đều dựa hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu. Trước quyết định này của Australia, Canada cho rằng cá hồi Canada không gây rủi ro về sức khỏe và biện pháp kiểm dịch của Australia không minh chứng được cá hồi của Canada có truyền nhiễm bệnh hay không. Canada cố gắng giải quyết vụ việc này bằng việc tham vấn với Australia.
Với cả hai, vấn đề cực kỳ phức tạp đến mức những cuộc thương thảo đã kéo dài từ 1976 đến 1994 vẫn không có gì thay đổi đáng kể. Thế là Canada kiện Australia trong WTO và cho rằng Australia vi phạm nghĩa vụ của WTO bằng việc ra lệnh cấm nhập khẩu, biện pháp kiểm dịch không dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro khoa học... Vì vậy Ban Hội thẩm đã được lập ra để xem xét vụ tranh chấp giữa hai nước. Ban Hội thẩm cho rằng Australia không dựa trên đánh giá rủi ro khi đưa ra quyết định đối với cá hồi của Canada và từ đó Ban Hội thẩm cho rằng Australia đã vi phạm nghĩa vụ WTO.
Một vụ tương tự khác, tháng 6/1996, Công ty Thép Siam Yamato của Thái Lan yêu cầu điều tra chống bán phá giá sản phẩm thép nhập khẩu từ Ba Lan đối với sản phẩm thép rầm hình chữ H. Theo kết quả cuộc điều tra, kể từ tháng 5/1997 Thái Lan áp thuế chống bán phá giá tuyệt đối đối với rầm hình chữ H nhập khẩu từ Ba Lan.
Ba Lan đã phản đối quyết định này của Thái Lan và yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm để xem xét vụ kiện. Ban Hội thẩm sau đó đưa ra phán quyết với nội dung phản bác một số khiếu nại của Ba Lan nhưng cũng tìm thấy sai sót trong quyết định chống bán phá giá của Thái Lan. Ban Hội thẩm cho rằng Thái Lan phải điều chỉnh quyết định đối với thép nhập từ Ba Lan.
Thái Lan không đồng ý quyết định của Ban Hội thẩm, đã kháng cáo lên Cơ quan Phúc thẩm. Tuy nhiên quyết định của Cơ quan Phúc thẩm không khác với Ban Hội thẩm.
Không phải các phán quyết của Ban Hội thẩm đều chính xác. Nếu không đồng ý với báo cáo của Ban Hội thẩm, quốc gia thành viên có thể kháng cáo đến cơ quan cao hơn, được gọi là Cơ quan Phúc thẩm thường trực cũng do DSB thành lập bao gồm khoảng 7 đại diện các thành viên trong WTO. Cơ quan Phúc thẩm Thường trực sẽ xem xét và đưa ra báo cáo trong thời gian không quá 90 ngày.
Để quản lý việc nhập khẩu, phân phối và bán thịt bò nhằm bình ổn chính sách theo Luật về phân phối và bình ổn sản phẩm nông nghiệp và thủy sản và Luật Gia cầm, Hàn Quốc giới thiệu một hệ thống bán lẻ kép (dual). Với hệ thống này, sản phẩm thịt bò nhập khẩu và thịt bò trong nước được phân phối theo hai hệ thống khác nhau, thịt bò nhập khẩu không được phân phối tại khoảng 45.000 cửa hàng ở Hàn Quốc.
Mỹ và Australia đã phản đối hệ thống kép này vì cho rằng Hàn Quốc dành nhiều ưu đãi cho thịt bò trong nước, trái với qui định điều III: 4 của GATT năm 1994. Hàn Quốc cho rằng hệ thống kép hoàn toàn không liên quan gì đến biện pháp bảo vệ dưới hình thức hạn ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên Ban Hội thẩm quyết định rằng các biện pháp của Hàn Quốc vi phạm Điều III:4 của GATT 1994, phân biệt đối xử và có đội ngộ khác nhau giữa sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Vụ việc không dừng lại ở đây mà được chuyển lên Cơ quan Phúc thẩm và quyết định của cơ quan này là một sự bất ngờ. Cơ quan Phúc thẩm cho rằng Ban Hội thẩm đã không có lý vì Điều III: 4 qui định không cho phép quốc gia thành viên đãi ngộ thấp hơn sản phẩm trong nước nhưng lại không cấm đãi ngộ khác nhau giữa thịt bò nhập và sản xuất trong nước. Đãi ngộ khác nhau chưa hẳn là đãi ngộ thấp hơn.
Những báo cáo của Ban Hội thẩm cũng như Cơ quan Phúc thẩm chỉ được xem là phán quyết khi được DSB thông qua. Và khi đó các quốc gia thành viên liên quan sẽ được khuyến cáo ngưng khiếu nại hoặc điều chỉnh biện pháp để phù hợp với qui định của hiệp định đã cam kết. Nếu quốc gia thành viên không thực hiện khuyến cáo của DSB, trong trường hợp không điều chỉnh biện pháp áp dụng, sẽ phải bồi thường hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác với thành viên hoặc nhiều thành viên có khiếu nại. Việc bồi thường có thể được đề xuất tự nguyện nhưng phải phù hợp với các hiệp định cam kết.
Tuy nhiên, trong vòng 20 ngày việc bồi thường không đạt được thì thành viên khiếu nại có quyền yêu cầu DSB cho phép ngừng áp dụng nhân nhượng và các nghĩa vụ khác theo các hiệp định điều chỉnh đối với thành viên bị khiếu nại. Cùng với đó như một nguyên tắc chung, thành viên khiếu nại được phép trả đũa thành viên không tuân thủ phán quyết của ban hội thẩm hoặc cơ quan thẩm phán.
Nhờ có DSU mà việc giải quyết những bất đồng giữa các thành viên diễn ra nhiều và nhanh chóng hơn khi WTO còn là tổ chức tiền thân GATT. Ông Paolo Vergano, chuyên gia của MUTRAP II, cho biết tính từ 1995 đến hết tháng 4 năm nay có 363 tổng số khiếu nại thông báo tới WTO, trong đó các vụ tranh chấp đang diễn ra là 28 vụ, số báo cáo được thông qua 102, các vụ tranh chấp đã giải quyết hoặc không đưa ra là 30 vụ và có đến 58 số vụ giải pháp theo phương thức đa biên.
DSU là bản ghi nhớ về các qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp của WTO. DSU được các thành viên thống nhất đưa ra để làm cơ sở giải quyết các bất đồng về thương mại, nó dựa trên những hiệp định của vòng đàm phán Uruguay WTO. Chức năng định hướng qui tắc và coi trọng pháp lý của hệ thống giải quyết tranh chấp được nhấn mạnh trong DSU.
DSU lập ra Cơ quan Giải quyết tranh chấp (DSB) để giám sát việc vận dụng và thực thi chức năng của DSU. Tất cả các thành viên của WTO đều có mặt trong cơ quan này. Tuy nhiên chỉ những chính phủ là thành viên của một hiệp định đa biên cụ thể mới có thể tham gia vào các quyết định của DSB liên quan đến hiệp định. DSB ra quyết định thông qua sự đồng thuận, có thẩm quyền và họp thường xuyên khi cần thiết để thực hiện các chức năng của mình trong khuôn khổ thời gian do DSU qui định. DSB phải thông báo cho các ủy ban và hội đồng WTO liên quan về bất cứ tiến triển nào trong tranh chấp liên quan tới các điều khoản của các hiệp định.
Một quốc gia thành viên có khiếu nại phải tham vấn thành viên áp dụng biện pháp mà mình không đồng ý và tham vấn cả với DSB, các ủy ban và hội đồng WTO trước khi yêu cầu thành lập một ban hội thẩm để xem xét vấn đề. Đây là nguyên tắc trước tiên của qui trình giải quyết tranh chấp trong WTO. Trong vòng 60 ngày không nhận được phản hồi hoặc không thỏa mãn về phản hồi, quốc gia thành viên có quyền yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Ban hội thẩm sẽ bao gồm từ 3-5 đại diện do DSB quyết định và xem xét vấn đề trước khi đưa ra báo cáo chính thức về tranh chấp.
Vì lo ngại sự truyền nhiễm bệnh từ cá hồi nhập khẩu từ Canada, Australia đã quyết định cấm nhập khẩu cá hồi chưa qua xử lý như cá tươi hoặc đông lạnh từ Canada. Australia không có cá hồi và ngành chế biến thủy sản trong nước đều dựa hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu. Trước quyết định này của Australia, Canada cho rằng cá hồi Canada không gây rủi ro về sức khỏe và biện pháp kiểm dịch của Australia không minh chứng được cá hồi của Canada có truyền nhiễm bệnh hay không. Canada cố gắng giải quyết vụ việc này bằng việc tham vấn với Australia.
Với cả hai, vấn đề cực kỳ phức tạp đến mức những cuộc thương thảo đã kéo dài từ 1976 đến 1994 vẫn không có gì thay đổi đáng kể. Thế là Canada kiện Australia trong WTO và cho rằng Australia vi phạm nghĩa vụ của WTO bằng việc ra lệnh cấm nhập khẩu, biện pháp kiểm dịch không dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro khoa học... Vì vậy Ban Hội thẩm đã được lập ra để xem xét vụ tranh chấp giữa hai nước. Ban Hội thẩm cho rằng Australia không dựa trên đánh giá rủi ro khi đưa ra quyết định đối với cá hồi của Canada và từ đó Ban Hội thẩm cho rằng Australia đã vi phạm nghĩa vụ WTO.
Một vụ tương tự khác, tháng 6/1996, Công ty Thép Siam Yamato của Thái Lan yêu cầu điều tra chống bán phá giá sản phẩm thép nhập khẩu từ Ba Lan đối với sản phẩm thép rầm hình chữ H. Theo kết quả cuộc điều tra, kể từ tháng 5/1997 Thái Lan áp thuế chống bán phá giá tuyệt đối đối với rầm hình chữ H nhập khẩu từ Ba Lan.
Ba Lan đã phản đối quyết định này của Thái Lan và yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm để xem xét vụ kiện. Ban Hội thẩm sau đó đưa ra phán quyết với nội dung phản bác một số khiếu nại của Ba Lan nhưng cũng tìm thấy sai sót trong quyết định chống bán phá giá của Thái Lan. Ban Hội thẩm cho rằng Thái Lan phải điều chỉnh quyết định đối với thép nhập từ Ba Lan.
Thái Lan không đồng ý quyết định của Ban Hội thẩm, đã kháng cáo lên Cơ quan Phúc thẩm. Tuy nhiên quyết định của Cơ quan Phúc thẩm không khác với Ban Hội thẩm.
Không phải các phán quyết của Ban Hội thẩm đều chính xác. Nếu không đồng ý với báo cáo của Ban Hội thẩm, quốc gia thành viên có thể kháng cáo đến cơ quan cao hơn, được gọi là Cơ quan Phúc thẩm thường trực cũng do DSB thành lập bao gồm khoảng 7 đại diện các thành viên trong WTO. Cơ quan Phúc thẩm Thường trực sẽ xem xét và đưa ra báo cáo trong thời gian không quá 90 ngày.
Để quản lý việc nhập khẩu, phân phối và bán thịt bò nhằm bình ổn chính sách theo Luật về phân phối và bình ổn sản phẩm nông nghiệp và thủy sản và Luật Gia cầm, Hàn Quốc giới thiệu một hệ thống bán lẻ kép (dual). Với hệ thống này, sản phẩm thịt bò nhập khẩu và thịt bò trong nước được phân phối theo hai hệ thống khác nhau, thịt bò nhập khẩu không được phân phối tại khoảng 45.000 cửa hàng ở Hàn Quốc.
Mỹ và Australia đã phản đối hệ thống kép này vì cho rằng Hàn Quốc dành nhiều ưu đãi cho thịt bò trong nước, trái với qui định điều III: 4 của GATT năm 1994. Hàn Quốc cho rằng hệ thống kép hoàn toàn không liên quan gì đến biện pháp bảo vệ dưới hình thức hạn ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên Ban Hội thẩm quyết định rằng các biện pháp của Hàn Quốc vi phạm Điều III:4 của GATT 1994, phân biệt đối xử và có đội ngộ khác nhau giữa sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Vụ việc không dừng lại ở đây mà được chuyển lên Cơ quan Phúc thẩm và quyết định của cơ quan này là một sự bất ngờ. Cơ quan Phúc thẩm cho rằng Ban Hội thẩm đã không có lý vì Điều III: 4 qui định không cho phép quốc gia thành viên đãi ngộ thấp hơn sản phẩm trong nước nhưng lại không cấm đãi ngộ khác nhau giữa thịt bò nhập và sản xuất trong nước. Đãi ngộ khác nhau chưa hẳn là đãi ngộ thấp hơn.
Những báo cáo của Ban Hội thẩm cũng như Cơ quan Phúc thẩm chỉ được xem là phán quyết khi được DSB thông qua. Và khi đó các quốc gia thành viên liên quan sẽ được khuyến cáo ngưng khiếu nại hoặc điều chỉnh biện pháp để phù hợp với qui định của hiệp định đã cam kết. Nếu quốc gia thành viên không thực hiện khuyến cáo của DSB, trong trường hợp không điều chỉnh biện pháp áp dụng, sẽ phải bồi thường hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác với thành viên hoặc nhiều thành viên có khiếu nại. Việc bồi thường có thể được đề xuất tự nguyện nhưng phải phù hợp với các hiệp định cam kết.
Tuy nhiên, trong vòng 20 ngày việc bồi thường không đạt được thì thành viên khiếu nại có quyền yêu cầu DSB cho phép ngừng áp dụng nhân nhượng và các nghĩa vụ khác theo các hiệp định điều chỉnh đối với thành viên bị khiếu nại. Cùng với đó như một nguyên tắc chung, thành viên khiếu nại được phép trả đũa thành viên không tuân thủ phán quyết của ban hội thẩm hoặc cơ quan thẩm phán.
Nhờ có DSU mà việc giải quyết những bất đồng giữa các thành viên diễn ra nhiều và nhanh chóng hơn khi WTO còn là tổ chức tiền thân GATT. Ông Paolo Vergano, chuyên gia của MUTRAP II, cho biết tính từ 1995 đến hết tháng 4 năm nay có 363 tổng số khiếu nại thông báo tới WTO, trong đó các vụ tranh chấp đang diễn ra là 28 vụ, số báo cáo được thông qua 102, các vụ tranh chấp đã giải quyết hoặc không đưa ra là 30 vụ và có đến 58 số vụ giải pháp theo phương thức đa biên.