Vụ Tung Kuang xả thải: “Nếu cần, nên cân nhắc xử lý hình sự”
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân: “Đây là một hành động cố ý rõ ràng, không gì có thể biện minh được”
Sau khi sự việc nhà máy sản xuất khung nhôm định hình thuộc Công ty Cổ phần Công nghiệp Tung Kuang xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường được phát giác, dư luận đang đặc biệt quan tâm đến hướng xử lý vụ việc này.
Sáng 20/4, Ủy viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Đình Xuân đã có cuộc trao đổi với VnEconomy để chia sẻ những nhìn nhận của ông.
Ông nghĩ gì về việc Tung Kuang tại Hải Dương xả “trộm” chất thải chưa qua xử lý ra môi trường?
Đây là một hành động cố ý rõ ràng, không gì có thể biện minh được. Tôi rất bất bình trước việc doanh nghiệp này đã ngang nhiên xả chất thải, hủy hoại môi trường, coi thường sức khỏe cũng như tính mạng của người dân.
Tôi muốn rằng vụ việc này phải được xử lý hết sức nghiêm khắc, nếu cần thì nên cân nhắc xử lý hình sự.
Tôi cũng tự đặt câu hỏi là phải chăng chúng ta đã xử lý chưa đúng mức vụ việc Vedan trước đây, cho nên các vụ việc khác, công ty khác vẫn còn tiếp tục? Câu hỏi nữa đặt ra là còn bao nhiêu công ty đang vi phạm như thế này nữa? Tôi tin là còn nhiều.
Theo ông, liệu có trách nhiệm của địa phương trong việc để tình trạng vi phạm nhiều năm mà không được xử lý dứt điểm?
Với những người phát hiện vụ việc, tôi rất muốn khen thưởng cho họ. Nhưng tôi cũng rất muốn phê bình nghiêm khắc và xem xét trách nhiệm của những người đang quản lý môi trường mà để cho công ty đó nhiều năm làm việc xả thải trái phép.
Hành động xả thải của Tung Kuang có thể là giấu diếm, nhưng không thể nói là bí mật, vì chất thải của họ ra môi trường ai cũng nhìn thấy. Cho nên, liệu các cơ quan chức năng đã làm hết trách nhiệm để điều tra hay chưa?
Tất nhiên, họ (cơ quan chịu trách nhiệm tại địa phương - PV) có thể nói rằng vì họ không được phép và đưa nhiều lý do, nhưng đấy là trách nhiệm của họ. Ví dụ, họ không vào được doanh nghiệp thì có thể báo cáo lên cấp trên, báo cơ quan cảnh sát môi trường để khám xét, báo cáo lên Bộ Tài nguyên và Môi trường, báo cáo lên Chính phủ…
Họ làm gì thì làm, đó là quyền của họ, nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì họ đang ăn lương Nhà nước và được ủy quyền để làm việc đó.
Nếu ông ở vào địa vị của người dân ở khu vực, chịu tác động từ thảm họa môi trường nhiều năm như vậy, kêu cứu nhiều nơi không có ai phản hồi, ông sẽ làm gì?
Tôi cũng không biết nếu là người dân tôi sẽ làm như thế nào. Tôi cũng không thể nói người dân phải làm thế này hay thế nọ. Nhưng nếu giả sử là tôi thì sẽ phải đấu tranh đến cùng. Vì đây là cuộc sống của mình, đây là quyền tự vệ chính đáng của mình.
Nhưng việc đòi quyền lợi gắn với trách nhiệm phải chứng minh thiệt hại khiến cho việc khởi tố, yêu cầu đền bù thiệt hại rất khó khăn?
Luật pháp nước ta cũng như bất cứ nước nào đều quy định rằng nếu anh muốn đòi quyền lợi cho mình thì phải chứng minh thiệt hai hoặc vi phạm của bên kia. Tuy nhiên, một người dân bình thường khó làm được việc này.
Tôi ủng hộ giải pháp các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước phải giúp người dân trong vấn đề điều tra, làm rõ vụ việc. Đồng thời, toàn bộ chi phí ấy phải đưa vào trong bản án. Nếu chúng ta chưa đủ công cụ pháp luật để làm việc này thì phải bổ sung vào.
Sự mất mát về môi trường thì không có sự đền bù nào có thể lấy lại được, cũng như không thể có đền bù nào cho bạn để lấy lại sức khỏe như trước đây, mà chỉ có thể có đền bù được một phần nào. Tuy nhiên, nếu phần nào đó mà cũng không có thì sẽ rất đáng tiếc.
Ở vụ việc này, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Quốc hội có thể làm gì?
Tôi sẽ kiến nghị Ủy ban có những động thái tiếp theo, ví dụ như đi khảo sát thực tế, thu thập tài liệu và xem xét quá trình xử lý có đúng pháp luật hay chưa. Nếu đã làm đúng pháp luật mà chưa hiệu quả thì có thể phải điều chỉnh pháp luật cho có hiệu quả hơn. Nếu có những nương nhẹ thì chúng tôi sẽ kiến nghị để làm đúng theo quy định pháp luật hiện hành.
Sáng 20/4, Ủy viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Đình Xuân đã có cuộc trao đổi với VnEconomy để chia sẻ những nhìn nhận của ông.
Ông nghĩ gì về việc Tung Kuang tại Hải Dương xả “trộm” chất thải chưa qua xử lý ra môi trường?
Đây là một hành động cố ý rõ ràng, không gì có thể biện minh được. Tôi rất bất bình trước việc doanh nghiệp này đã ngang nhiên xả chất thải, hủy hoại môi trường, coi thường sức khỏe cũng như tính mạng của người dân.
Tôi muốn rằng vụ việc này phải được xử lý hết sức nghiêm khắc, nếu cần thì nên cân nhắc xử lý hình sự.
Tôi cũng tự đặt câu hỏi là phải chăng chúng ta đã xử lý chưa đúng mức vụ việc Vedan trước đây, cho nên các vụ việc khác, công ty khác vẫn còn tiếp tục? Câu hỏi nữa đặt ra là còn bao nhiêu công ty đang vi phạm như thế này nữa? Tôi tin là còn nhiều.
Theo ông, liệu có trách nhiệm của địa phương trong việc để tình trạng vi phạm nhiều năm mà không được xử lý dứt điểm?
Với những người phát hiện vụ việc, tôi rất muốn khen thưởng cho họ. Nhưng tôi cũng rất muốn phê bình nghiêm khắc và xem xét trách nhiệm của những người đang quản lý môi trường mà để cho công ty đó nhiều năm làm việc xả thải trái phép.
Hành động xả thải của Tung Kuang có thể là giấu diếm, nhưng không thể nói là bí mật, vì chất thải của họ ra môi trường ai cũng nhìn thấy. Cho nên, liệu các cơ quan chức năng đã làm hết trách nhiệm để điều tra hay chưa?
Tất nhiên, họ (cơ quan chịu trách nhiệm tại địa phương - PV) có thể nói rằng vì họ không được phép và đưa nhiều lý do, nhưng đấy là trách nhiệm của họ. Ví dụ, họ không vào được doanh nghiệp thì có thể báo cáo lên cấp trên, báo cơ quan cảnh sát môi trường để khám xét, báo cáo lên Bộ Tài nguyên và Môi trường, báo cáo lên Chính phủ…
Họ làm gì thì làm, đó là quyền của họ, nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì họ đang ăn lương Nhà nước và được ủy quyền để làm việc đó.
Nếu ông ở vào địa vị của người dân ở khu vực, chịu tác động từ thảm họa môi trường nhiều năm như vậy, kêu cứu nhiều nơi không có ai phản hồi, ông sẽ làm gì?
Tôi cũng không biết nếu là người dân tôi sẽ làm như thế nào. Tôi cũng không thể nói người dân phải làm thế này hay thế nọ. Nhưng nếu giả sử là tôi thì sẽ phải đấu tranh đến cùng. Vì đây là cuộc sống của mình, đây là quyền tự vệ chính đáng của mình.
Nhưng việc đòi quyền lợi gắn với trách nhiệm phải chứng minh thiệt hại khiến cho việc khởi tố, yêu cầu đền bù thiệt hại rất khó khăn?
Luật pháp nước ta cũng như bất cứ nước nào đều quy định rằng nếu anh muốn đòi quyền lợi cho mình thì phải chứng minh thiệt hai hoặc vi phạm của bên kia. Tuy nhiên, một người dân bình thường khó làm được việc này.
Tôi ủng hộ giải pháp các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước phải giúp người dân trong vấn đề điều tra, làm rõ vụ việc. Đồng thời, toàn bộ chi phí ấy phải đưa vào trong bản án. Nếu chúng ta chưa đủ công cụ pháp luật để làm việc này thì phải bổ sung vào.
Sự mất mát về môi trường thì không có sự đền bù nào có thể lấy lại được, cũng như không thể có đền bù nào cho bạn để lấy lại sức khỏe như trước đây, mà chỉ có thể có đền bù được một phần nào. Tuy nhiên, nếu phần nào đó mà cũng không có thì sẽ rất đáng tiếc.
Ở vụ việc này, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Quốc hội có thể làm gì?
Tôi sẽ kiến nghị Ủy ban có những động thái tiếp theo, ví dụ như đi khảo sát thực tế, thu thập tài liệu và xem xét quá trình xử lý có đúng pháp luật hay chưa. Nếu đã làm đúng pháp luật mà chưa hiệu quả thì có thể phải điều chỉnh pháp luật cho có hiệu quả hơn. Nếu có những nương nhẹ thì chúng tôi sẽ kiến nghị để làm đúng theo quy định pháp luật hiện hành.