07:31 01/04/2024

Vừa được giao dịch trở lại, cổ phiếu AGM lại bị HoSE đưa vào diện kiểm soát

Hà Anh

Nguyên nhân là HOSE đưa ra là, tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán của tổ chức niêm yết, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.

Sơ đồ giá cổ phiếu AGM trên Tradingview.
Sơ đồ giá cổ phiếu AGM trên Tradingview.

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) quyết định chuyển cổ phiếu Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang (mã AGM-HOSE) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 05/04/2024.

Nguyên nhân là HOSE đưa ra là, tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán của tổ chức niêm yết, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.

Cũng trong ngày 29/03, HoSE cũng đưa ra quyết định số 129/QĐ-SGDHCM về việc chuyển cổ phiếu AGM từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 05/04/2024.

Lý do là lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính kiểm toán trong 02 năm gần nhất (2022, 2023) của tổ chức niêm yết là số âm, thuộc điện chứng khoán bị kiểm soát theo quy định.

Trước đó, HOSE đã chuyển cổ phiếu AGM từ diện đình chỉ giao dịch sang diện kiểm soát, kể từ ngày 21/03/2024 theo Quyết định số 125/QĐ-SGDHCM ngày 19/03/2024 của HOSE do tổ chức niêm yết đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị đình chỉ giao dịch căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 41, nhưng chưa đáp ứng quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 38 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Theo đó, cổ phiếu AGM được giao dịch toàn thời gian trở lại kể từ ngày 21/03/2024 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch trở lại là 6.280 đồng/cổ phiếu với biên độ dao động giá trong ngày giao dịch trở lại: ± 20%.

Theo báo cáo tài chính năm 2023 đã kiểm toán, AGM ghi nhận sau thuế gần 221 tỷ đồng, cùng kỳ âm gần 232,98 tỷ; Qua đó, nâng số lỗ luỹ kế từ âm 70,736 tỷ lên âm hơn 160 tỷ đồng. Theo giải trình từ phía công ty thì doanh thu giảm, mặc dù công ty đã nỗ lực nhưng chi phí lãi vay còn cao nên công ty vẫn lỗ từ hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, bên kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ:

Cụ thể; đến thời điểm phát hành báo cáo, bên kiểm toán vẫn chưa nhận dược thư xác nhận số dư của các khoản mục công nợ tại ngày 31/12/2023 với số tiền như:
Phải thu ngắn hạn của khách hàng là 37,67 tỷ; Trả trước cho người bán ngắn hạn là 95,54 tỷ; Phải thu ngắn hạn khác hơn 34 tỷ.

Với những tài liệu hiện có của Nhóm Công ty, bên kiểm toám chúng tôi cũng không thể thực hiện các tỷ tục kiểm toán thay thế khác để có thể kiểm tra tính có thực và đầy đủ của số dư các khoản công nợ nêu trên dù các khoản công nợ này đã được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 100%.

Tại Báo cáo tải chính hợp nhất cho thấy Nhóm Công ty đã phát sinh khoản lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2023 số tiền 160.173.420.802 đồng (tại ngày 1/1/năm 2023 là 70.736.709.418 đồng). Khoản lỗ này đã làm cho vốn góp của chủ sở hữu tại ngày 31/12/2023 bị giảm xuống chỉ còn 21.826.579.198 đồng , tương đương 11,99%vốn góp của chủ sở hữu.

Nợ phải trả ngắn hạn của Nhóm Công ty lớn hơn tài sản ngắn hạn là 837.4047307.254 đồng, trong đó một phần do bao gồm khoản huy động trái phiếu chuyển từ khoản mục vay dài hạn sang khoản mục vay ngắn hạn là 560.001.000.000 đồng (Tại ngày 01/01/2023, Nhóm Công ty có nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn là 244.912.488.818 đồng), và thanh khoản trái phiếu ảnh hưởng dến tình hình hoạt dộng kinh doanh của Nhóm Công ty.

Bên kiểm toán giả định về hoạt dộng liên tục của Nhóm Công ty phụ thuộc vào khả năng Nhóm Công ty có thể thanh toán hoặc tái cấu trúc lại các khoản nợ vay và trái phiếu sắp dáo hạn, cũng như thực hiện các giải pháp khác để tạo ra dòng tiền để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Nhóm Công ty. Với những điều kiện này cùng những vấn đề khác được nêu cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẵn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt dộng liên tục của nhóm Công ty.

Ngoài ra, khoản tạm ứng của bà Lương Đặng Xuân để phục vụ cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh của Nhóm Công ty phát sinh từ năm 2021 nhưng đến thời điểm phát hành bản báo cáo này vẫn chưa thực hiện nhưng Nhó công ty cũng chưa thu hồi được với số tiền là 28.746.2S7.760 đồng. Theo ý kiến của bên kiểm toán, khoản nợ tạm ứng nêu trên khó có khả năng thu hồi và có thể là một khoản thiệt hại làm cho tài sản cũng như vốn chủ sở hữu của Nhóm Công ty sụt giảm một khoản tương ứng.

Đáng chú ý, Kiểm toán lưu ý nhóm công ty đã ký Hợp đồng hợp tác với bà Từ Thị Hồng Thanh để thực hiện thu mua lúa gạo. Theo hợp đồng nêu trên, Nhóm Công ty đă tạm ứng cho bà Từ Thị Hồng Thanh số tiền 62.000.000.000 đồng. Trong năm 2022, Bà Thanh đã thực hiện hoàn dược 37.500.000.000 đồng, số còn ứng lại ngày 31/12/2023 là 24.500.000.000 đồng hiện đã quá hạn thanh toán.

Theo Hợp đồng nêu trên, bà Hồng Thanh cam kết thế chấp quyền sử dụng đất và nhà kho (theo Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá theo sổ công chứng 279 ngày 17/8/2021 với giá trị trúng đấu giá là 11.512.000.000 đồng. Tuy nhiên, đến nay Nhóm Công ty chưa nắm giữ được tài sản đảm bảo này. Năm 2023, Nhóm Công ty đã nộp hồ sơ khởi kiện bà Hồng Thanh và ngày 23/01/2024, Toà án nhân dân thành phổ Long Xuyên đã ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử và ngày 12/3/2024, Toà mở phiên toà xét xử sơ thẳm và buộc Bà Hồng Thanh có trách nhiệm phải trả số tiền 24.500.000.000 đồng cho Công ty.

Ngoài ra, tại ngày 24/3/2022, Nhóm Công ty đã chuyển tiền cho ông Lê Quang Nhuận (TP.HCM) số tiền 20.000.000.000 đồng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất có diện tích là 11.300 m2 tại xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tuy nhiên, đến nay ông Lê Quang Nhuận đã không tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên cho Nhóm Công ty cũng không hoàn trả lại số tiền đã nhận ứng trước. Ngày 15/3/2024, Công ty đã làm đơn tố cáo gửi Cơ quan cảnh sát điều tra — Công an tinh An Giang và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang để xử lý vụ việc.

Bên cạnh đó, ngày 18/01/2023, HĐQT công ty đã thông qua việc chuyển nhuợng 100% vốn góp của Nhóm Công ty tại Công ty TNHH Dịch vụ Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp (Công ty con). Vào ngày 10/3/2023, công ty đã ký Hợp dồng chuyển nhượng 98% vốn góp nêu trên trên cho Công ty TNHH Khánh Tây Đô. Tại ngày 31/12/2023, Công ty TNHH Dịch vụ Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp (Dasco) không còn là công ty con của Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang. Tuv nhiên, đến ngày 31/12/2023, Công ty TNHH Khánh Tây Dô đã chưa thực hiện thanh toán đầy đủ khoản chuyển nhượng vốn góp theo thoả thuận với sổ tiền còn nợ là 17.000.000.000 đồng, tương đương 34% giá mua. Ngày 08/01/2024, Nhóm Công ty nộp đơn tố giác tội phạm đối với Công ty TNHH Khánh Tây Đô đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp. Trường hợp Công ty TNHH Khánh Tây Đô vẫn không thanh toán nợ, Nhóm Công ty sẽ thu hồi phần vốn góp tại Công ty TNHH Dịch vụ Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp tương ứng với số nợ không đòi được.

Trên thị trường, sau khi được giao dịch trở lại vào phiên giao dịch ngày 21/03, giá cổ phiếu AGM ngay lập tức tăng trần 19,9%, lên mức 7.530 đồng/cổ phiếu và sang phiên ngày 22/03, cổ phiếu AGM tiếp tục tăng trần 6,91%, lên mức 8.050 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, 5 phiên liên tiếp liền sau đó cổ phiếu AGM “lao dốc” mạnh. Kết phiên giao dịch ngày 29/03, giá cổ phiếu AGM ở mức 6.710 đồng/cổ phiếu, giảm 0,45% so với phiên giao dịch trước đó.