WB dự báo bức tranh kinh tế Việt Nam năm nay
Với tăng trưởng GDP năm 2010 có thể đạt 7% và lạm phát ở mức 9%, Việt Nam sẽ có một năm tương đối thành công
Với tăng trưởng GDP năm 2010 có thể đạt 7% và lạm phát ở mức 9%, Việt Nam sẽ có một năm tương đối thành công.
Đó là nhận định tại báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam thực hiện, được giới thiệu chiều 3/6, tại buổi họp báo trước hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam.
Linh hoạt chính sách tiền tệ
Điểm đáng chú ý tại báo cáo này, là WB cho rằng Chính phủ đã đưa ra những giải pháp kịp thời ứng phó với các thay đổi điều kiện kinh tế.
Sau khi đạt đáy suy giảm vào quý 1/2009, cung tiền cho nền kinh tế đã tăng lên kể từ tháng 4 năm này. Chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng kéo dài trong phần còn lại của năm 2009 đã đưa nền kinh tế phục hồi ấn tượng, với lạm phát thấp hơn rất nhiều so với năm trước đó.
Tính toán theo thông lệ quốc tế, báo cáo của WB cho biết, thâm hụt ngân sách (bao gồm cả các khoản chi ngoài ngân sách) năm 2009 đã tăng lên mạnh mẽ do các chính sách kích cầu, đạt khoảng 8,4% GDP.
“Một tỷ lệ cao bất thường, nhưng thấp hơn so với mức dự báo đầu năm, khoảng 10%”, kinh tế trưởng WB, ông Martin Rama, cho biết.
Trong khi đó, để tài trợ cho khoản thâm hụt này, Chính phủ chỉ làm tăng nợ công ở mức “khiêm tốn”, hơn 3,1 điểm phần trăm và tới cuối năm 2009, nợ công đã chiếm khoảng 47,5% GDP.
Nhưng theo WB, nợ công vẫn có xu hướng bền vững với điều kiện các cơ quan nhà nước thắt chặt ngân sách trong những năm tới.
Điểm bất lợi duy nhất là lòng tin thị trường giảm sút. “Dự trữ ngoại tệ đã giảm mạnh trong năm 2009 khi kỳ vọng trong nước dự kiến VND sẽ mất giá nhanh”, báo cáo của WB cho biết.
Hầu như cả thời gian của năm 2009, tâm lý lo ngại VND mất giá đè nặng, khiến giá USD trên thị trường chợ đen tăng liên tục, đặc biệt vào giai đoạn cuối năm.
Thể hiện trong cán cân thanh toán, phần lỗi và sai sót đạt kỷ lục 13,1 tỷ USD (chủ yếu do doanh nghiệp và người dân găm giữ USD), đẩy cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt tới 8,8 tỷ USD.
Nhưng, tình hình cũng thay đổi nhanh chóng sau loạt chính sách điều chỉnh của Chính phủ. Từ khoảng tháng 12/2009, chính sách tiền tệ đã theo hướng thắt chặt hơn khi cung tiền và dư nợ tín dụng nền kinh tế liên tục giảm tỷ lệ tăng, trong so sánh với cùng kỳ.
Tính đến ngày 31/5, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 2,44% so với cuối tháng trước và tăng 7,5% so với tháng 12/2009. Trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng ước tăng 1,86% so với tháng trước và tăng 7,46% so với tháng 12/2009.
Kể từ tháng 4, lãi suất ngắn hạn thỏa thuận đã được áp dụng và khi lãi suất được tự do hóa thì tỷ giá thị trường tự do đã song hành với tỷ giá chính thức.
2010, nhiều chỉ tiêu sẽ được cải thiện
Theo dự báo của WB, nếu tiếp tục duy trì tình hình này, Việt Nam sẽ có một năm tương đối thành công với tăng trưởng có thể đạt khoảng 7% và lạm phát vẫn sẽ ở mức một con số trong năm 2010.
“Các chỉ báo khác về hoạt động kinh tế cho thấy xu hướng tốc độ tăng trưởng đang gia tăng chứ không giảm sút”, ông Martin Rama nói.
Về tiền tệ, WB dự báo, Việt Nam có thể vẫn phải “vật lộn” với sự giảm giá trị của VND, nhưng lãi suất chắc chắn sẽ giảm và các đối tượng trong nước có thể thay đổi danh mục đầu tư theo cách giảm tích lũy các tài sản bằng ngoại tệ.
“Quá trình này thực tế đang diễn ra, khi tín dụng ngân hàng đã được mở rộng, lãi suất qua đêm liên ngân hàng đã nới lỏng hơn”, vị kinh tế trưởng WB khẳng định.
Trước những thay đổi này, WB lưu ý rằng: “Ngân hàng Nhà nước nên mua USD từ các nguồn trong nước để củng cố dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, nếu cung cấp lượng phương tiện thanh toán nhiều hơn nhu cầu thì sẽ lại tạo áp lực lên VND”.
Trong kịch bản của Ngân hàng Thế giới, cán cân thanh toán năm nay sẽ có thặng dư khoảng 2,6 tỷ USD, mặc dù cán cân vãng lai thâm hụt tới 9,1 tỷ USD (năm 2009 khoảng 8 tỷ USD).
Nguyên nhân chủ yếu là do thâm hụt cán cân thương mại và dịch vụ tăng hơn, tương ứng khoảng 9,5 tỷ USD và 2,6 tỷ USD; kiều hối tiếp tục giảm chút ít, chỉ còn khoảng 6,8 tỷ USD.
Bù đắp cho mức thâm hụt trên, cán cân vốn thặng dư 11,7 tỷ USD. Trong con số này, đáng chú ý là đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) được cải thiện cùng với sự phục hồi của thị trường chứng khoán, đạt khoảng 1,5 tỷ USD (năm 2009 chỉ đạt 0,1 tỷ USD).
Nhưng, “Việt Nam không tranh thủ được sự phục hồi trở lại của các dòng vốn quốc tế mà các nước khác đang được hưởng”, WB cho biết.
Vốn FDI giải ngân thực tế thể hiện qua cán cân thanh toán có thể sẽ giảm chút ít trong năm 2010, đạt khoảng 7,3 tỷ USD; vốn vay trung và dài hạn chỉ bằng một nửa so với năm trước, đạt 2,4 tỷ USD…
Đó là nhận định tại báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam thực hiện, được giới thiệu chiều 3/6, tại buổi họp báo trước hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam.
Linh hoạt chính sách tiền tệ
Điểm đáng chú ý tại báo cáo này, là WB cho rằng Chính phủ đã đưa ra những giải pháp kịp thời ứng phó với các thay đổi điều kiện kinh tế.
Sau khi đạt đáy suy giảm vào quý 1/2009, cung tiền cho nền kinh tế đã tăng lên kể từ tháng 4 năm này. Chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng kéo dài trong phần còn lại của năm 2009 đã đưa nền kinh tế phục hồi ấn tượng, với lạm phát thấp hơn rất nhiều so với năm trước đó.
Tính toán theo thông lệ quốc tế, báo cáo của WB cho biết, thâm hụt ngân sách (bao gồm cả các khoản chi ngoài ngân sách) năm 2009 đã tăng lên mạnh mẽ do các chính sách kích cầu, đạt khoảng 8,4% GDP.
“Một tỷ lệ cao bất thường, nhưng thấp hơn so với mức dự báo đầu năm, khoảng 10%”, kinh tế trưởng WB, ông Martin Rama, cho biết.
Trong khi đó, để tài trợ cho khoản thâm hụt này, Chính phủ chỉ làm tăng nợ công ở mức “khiêm tốn”, hơn 3,1 điểm phần trăm và tới cuối năm 2009, nợ công đã chiếm khoảng 47,5% GDP.
Nhưng theo WB, nợ công vẫn có xu hướng bền vững với điều kiện các cơ quan nhà nước thắt chặt ngân sách trong những năm tới.
Điểm bất lợi duy nhất là lòng tin thị trường giảm sút. “Dự trữ ngoại tệ đã giảm mạnh trong năm 2009 khi kỳ vọng trong nước dự kiến VND sẽ mất giá nhanh”, báo cáo của WB cho biết.
Hầu như cả thời gian của năm 2009, tâm lý lo ngại VND mất giá đè nặng, khiến giá USD trên thị trường chợ đen tăng liên tục, đặc biệt vào giai đoạn cuối năm.
Thể hiện trong cán cân thanh toán, phần lỗi và sai sót đạt kỷ lục 13,1 tỷ USD (chủ yếu do doanh nghiệp và người dân găm giữ USD), đẩy cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt tới 8,8 tỷ USD.
Nhưng, tình hình cũng thay đổi nhanh chóng sau loạt chính sách điều chỉnh của Chính phủ. Từ khoảng tháng 12/2009, chính sách tiền tệ đã theo hướng thắt chặt hơn khi cung tiền và dư nợ tín dụng nền kinh tế liên tục giảm tỷ lệ tăng, trong so sánh với cùng kỳ.
Tính đến ngày 31/5, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 2,44% so với cuối tháng trước và tăng 7,5% so với tháng 12/2009. Trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng ước tăng 1,86% so với tháng trước và tăng 7,46% so với tháng 12/2009.
Kể từ tháng 4, lãi suất ngắn hạn thỏa thuận đã được áp dụng và khi lãi suất được tự do hóa thì tỷ giá thị trường tự do đã song hành với tỷ giá chính thức.
2010, nhiều chỉ tiêu sẽ được cải thiện
Theo dự báo của WB, nếu tiếp tục duy trì tình hình này, Việt Nam sẽ có một năm tương đối thành công với tăng trưởng có thể đạt khoảng 7% và lạm phát vẫn sẽ ở mức một con số trong năm 2010.
“Các chỉ báo khác về hoạt động kinh tế cho thấy xu hướng tốc độ tăng trưởng đang gia tăng chứ không giảm sút”, ông Martin Rama nói.
Về tiền tệ, WB dự báo, Việt Nam có thể vẫn phải “vật lộn” với sự giảm giá trị của VND, nhưng lãi suất chắc chắn sẽ giảm và các đối tượng trong nước có thể thay đổi danh mục đầu tư theo cách giảm tích lũy các tài sản bằng ngoại tệ.
“Quá trình này thực tế đang diễn ra, khi tín dụng ngân hàng đã được mở rộng, lãi suất qua đêm liên ngân hàng đã nới lỏng hơn”, vị kinh tế trưởng WB khẳng định.
Trước những thay đổi này, WB lưu ý rằng: “Ngân hàng Nhà nước nên mua USD từ các nguồn trong nước để củng cố dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, nếu cung cấp lượng phương tiện thanh toán nhiều hơn nhu cầu thì sẽ lại tạo áp lực lên VND”.
Trong kịch bản của Ngân hàng Thế giới, cán cân thanh toán năm nay sẽ có thặng dư khoảng 2,6 tỷ USD, mặc dù cán cân vãng lai thâm hụt tới 9,1 tỷ USD (năm 2009 khoảng 8 tỷ USD).
Nguyên nhân chủ yếu là do thâm hụt cán cân thương mại và dịch vụ tăng hơn, tương ứng khoảng 9,5 tỷ USD và 2,6 tỷ USD; kiều hối tiếp tục giảm chút ít, chỉ còn khoảng 6,8 tỷ USD.
Bù đắp cho mức thâm hụt trên, cán cân vốn thặng dư 11,7 tỷ USD. Trong con số này, đáng chú ý là đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) được cải thiện cùng với sự phục hồi của thị trường chứng khoán, đạt khoảng 1,5 tỷ USD (năm 2009 chỉ đạt 0,1 tỷ USD).
Nhưng, “Việt Nam không tranh thủ được sự phục hồi trở lại của các dòng vốn quốc tế mà các nước khác đang được hưởng”, WB cho biết.
Vốn FDI giải ngân thực tế thể hiện qua cán cân thanh toán có thể sẽ giảm chút ít trong năm 2010, đạt khoảng 7,3 tỷ USD; vốn vay trung và dài hạn chỉ bằng một nửa so với năm trước, đạt 2,4 tỷ USD…