WB dự báo gì về kinh tế Việt Nam năm nay?
Những điểm chính trong báo cáo mới nhất của WB về tình hình kinh tế khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam
Những điểm chính trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) về tình hình kinh tế khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam.
Đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2007
Theo WB, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007 đạt 8,5%, như vậy đây là năm thứ ba liên tiếp kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trên 8%.
Báo cáo của WB nhận xét hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vẫn tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế đạt 40,4% so với GDP. Sự tăng trưởng đã được thúc đẩy bởi nhân tố tư nhân, trong đó có 59 nghìn doanh nghiệp được thành lập trong năm qua, tăng 26% so với năm trước. Vốn đầu cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng gần gấp đôi, lên 20,3 tỷ USD.
Trong khi đó tính đến năm 2007, vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 43% GDP (hai năm trước mới đạt 1,5% GDP). Mức dự trữ ngoại hối đã tăng từ 10 tỷ lên 21,6 tỷ USD, tương đương 30,2 % GDP hay 3,3 tháng nhập khẩu.
Xuất khẩu (không tính dầu thô) tăng 27%, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,5 tỷ USD, đạt hơn 68% GDP.
Tuy nhiên, WB cũng nêu lên một số vấn đề “nóng bỏng” của nền kinh tế như lạm phát, cán cân thanh toán thiếu hụt, sự tăng nóng của lĩnh vực tín dụng, mức tăng trưởng nhanh của thị trường chứng khoán và sự tăng mạnh của thị trường bất động sản đang tạo ra nguy cơ “bong bóng”.
Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2008
WB dự báo kinh tế Việt Nam năm 2008 sẽ giảm 0,5% so với năm 2007 nhưng sẽ tăng trở lại vào năm 2009.
Cụ thể, theo phương án dự báo cơ bản, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 ước tính đạt 8% và 8,5% vào năm 2009. Theo phương án thấp, các con số này lần lượt là 7,5% và 8,1%.
Đáng chú ý, dự báo của WB về mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2008 sẽ bằng năm 2007 với mức 12,6% và sẽ giảm xuống còn 9% vào năm 2009.
Đề cập đến cán cân thương mại, WB dự báo mức thâm hụt trong cán cân thương mại năm 2008 là 15,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu dự kiến đạt 59,2 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 75,2 tỷ USD.
Về nhân tố nợ nước ngoài, theo WB, năm 2008 nợ nước của ngoài của Việt Nam là 24,8 tỷ USD, tăng 2,4 tỷ USD so với năm 2007 và sẽ tăng thêm 2 tỷ USD vào năm 2009. Như vậy, theo dự báo của WB, tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2008 sẽ bằng 30,5% GDP, giảm 1,1% so với năm 2007.
Cuối cùng, mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam năm 2008 sẽ đạt 22,1 tỷ USD, tăng 0,5 tỷ USD so với năm 2007. Trong khi đó mức dự báo tăng trưởng tín dụng của Việt Nam sẽ ở mức 30,0% năm nay và năm 2009, dù năm ngoái, mức tăng trưởng tín dụng lên đến 53,9%.
Tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương
(Đơn vị: %)
Các chỉ tiêu chính của Việt Nam
Đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2007
Theo WB, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007 đạt 8,5%, như vậy đây là năm thứ ba liên tiếp kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trên 8%.
Báo cáo của WB nhận xét hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vẫn tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế đạt 40,4% so với GDP. Sự tăng trưởng đã được thúc đẩy bởi nhân tố tư nhân, trong đó có 59 nghìn doanh nghiệp được thành lập trong năm qua, tăng 26% so với năm trước. Vốn đầu cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng gần gấp đôi, lên 20,3 tỷ USD.
Trong khi đó tính đến năm 2007, vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 43% GDP (hai năm trước mới đạt 1,5% GDP). Mức dự trữ ngoại hối đã tăng từ 10 tỷ lên 21,6 tỷ USD, tương đương 30,2 % GDP hay 3,3 tháng nhập khẩu.
Xuất khẩu (không tính dầu thô) tăng 27%, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,5 tỷ USD, đạt hơn 68% GDP.
Tuy nhiên, WB cũng nêu lên một số vấn đề “nóng bỏng” của nền kinh tế như lạm phát, cán cân thanh toán thiếu hụt, sự tăng nóng của lĩnh vực tín dụng, mức tăng trưởng nhanh của thị trường chứng khoán và sự tăng mạnh của thị trường bất động sản đang tạo ra nguy cơ “bong bóng”.
Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2008
WB dự báo kinh tế Việt Nam năm 2008 sẽ giảm 0,5% so với năm 2007 nhưng sẽ tăng trở lại vào năm 2009.
Cụ thể, theo phương án dự báo cơ bản, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 ước tính đạt 8% và 8,5% vào năm 2009. Theo phương án thấp, các con số này lần lượt là 7,5% và 8,1%.
Đáng chú ý, dự báo của WB về mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2008 sẽ bằng năm 2007 với mức 12,6% và sẽ giảm xuống còn 9% vào năm 2009.
Đề cập đến cán cân thương mại, WB dự báo mức thâm hụt trong cán cân thương mại năm 2008 là 15,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu dự kiến đạt 59,2 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 75,2 tỷ USD.
Về nhân tố nợ nước ngoài, theo WB, năm 2008 nợ nước của ngoài của Việt Nam là 24,8 tỷ USD, tăng 2,4 tỷ USD so với năm 2007 và sẽ tăng thêm 2 tỷ USD vào năm 2009. Như vậy, theo dự báo của WB, tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2008 sẽ bằng 30,5% GDP, giảm 1,1% so với năm 2007.
Cuối cùng, mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam năm 2008 sẽ đạt 22,1 tỷ USD, tăng 0,5 tỷ USD so với năm 2007. Trong khi đó mức dự báo tăng trưởng tín dụng của Việt Nam sẽ ở mức 30,0% năm nay và năm 2009, dù năm ngoái, mức tăng trưởng tín dụng lên đến 53,9%.
Tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương
(Đơn vị: %)
Nền kinh tế | 2007 | 2008E | 2009E |
Nhật Bản | 2,1 | 1,5 | 2,0 |
Trung Quốc | 11,4 | 9,4 | 9,2 |
Hàn Quốc | 4,9 | 4,6 | 5,0 |
Hồng Kông | 6,3 | 4,8 | 5,1 |
Singapore | 7,7 | 5,2 | 5,9 |
Đài Loan (Trung Quốc) | 5,7 | 4,3 | 4,6 |
Indonesia | 6,3 | 6,0 | 6,4 |
Malaysia | 6,3 | 5,5 | 5,9 |
Philipinnes | 7,3 | 5,9 | 6,1 |
Thái Lan | 4,8 | 5,0 | 5,4 |
Việt Nam | 8,5 | 8,0 | 8,5 |
Các nền kinh tế nhỏ khác | 6,6 | 6,4 | 6,1 |
Nguồn: WB / Ghi chú: E là ước tính; Các nền kinh tế nhỏ bao gồm các nước: Lào, Campuchia, Đông Timor, Mông Cổ, Fuji, Kiribati, Marshall Islands, Micronesia, Palau, Papua New Guinea, Samoa, Solomon Islands, Tonga, Vanuatu. |
Các chỉ tiêu chính của Việt Nam
Chỉ tiêu | 2006 | 2007 | 2008E | 2009E |
Tăng trưởng GDP (%) | 8,2 | 8,5 | 8,0 | 8,5 |
Chỉ số sản xuất công nghiệp (%) | 17,0 | 17,1 | 16,8 | 17,2 |
Tỷ lệ thất nghiệp (% khu vực thành phố) | 4,8 | 4,6 | 4,5 | 4,5 |
Chỉ số giá tiêu dùng (%) | 7,5 | 12,6 | 12,6 | 9,0 |
Cán cân thương mại (tỷ USD) | -5,1 | -14,2 | -16,0 | -17,6 |
Xuất khẩu (tỷ USD) | 39,8 | 48,5 | 59,2 | 72,3 |
Nhập khẩu (tỷ USD) | 44,9 | 62,7 | 75,2 | 89,9 |
Nợ nước ngoài (tỷ USD) | 19,2 | 22,4 | 24,8 | 26,8 |
% tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP | 31,5 | 31,6 | 30,5 | 30,2 |
Dự trữ, bao gồm vàng (tỷ USD) | 11,5 | 21,6 | 22,1 | 22,7 |
Tăng trưởng tín dụng (%) | 25,4 | 53,9 | 30,0 | 30,0 |
Lãi suất ngắn hạn (%-3 tháng) | 7,9 | 8,9 | 9,0 | 8,5 |
Nguồn: WB - GSO,SBV,IMF / Ghi chú: E là ước tính. |