WB hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu
WB dự báo, GDP của toàn thế giới sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2013, thấp hơn so với mức tăng 2,3% đạt được trong năm ngoái
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu, cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm nay so với năm ngoái. Cơ sở cho nhận định này là suy thoái sâu hơn dự kiến ở châu Âu và sự giảm tốc gần đây của một số nền kinh tế mới nổi.
Hãng tin Reuters cho biết, trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Prospects) công bố 2 lần mỗi năm, WB cảnh báo rằng, những nền kinh tế đang phát triển có quy mô lớn - vốn là động lực tăng trưởng toàn cầu trong những năm gần đây - sẽ không có được tốc độ tăng trưởng bùng nổ như đã từng có trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. WB cũng cho rằng, những nền kinh tế thuộc nhóm này sẽ phải tập trung vào các cải cách cơ cấu để duy trì sự tăng trưởng.
WB dự báo, GDP của toàn thế giới sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2013, thấp hơn so với mức tăng 2,3% đạt được trong năm ngoái. Trong lần dự báo gần nhất hồi tháng 1 năm nay, WB nhận định, GDP toàn cầu tăng 2,4% trong năm 2013.
Ông Andrew Burns, tác giả chính bản báo cáo của WB, đánh giá, nền kinh tế toàn cầu trong những năm sắp tới sẽ ít biến động hơn, nhưng tăng trưởng sẽ chậm lại. Theo định chế này, năm nay sẽ là năm mà tăng trưởng kinh tế toàn cầu chạm đáy. Sau đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng tốc lên mức 3% trong năm 2014 và 3,3% trong năm 2015.
“Tăng trưởng không giảm tốc vì nhu cầu yếu. Theo quan điểm của chúng tôi, đó là do mức tăng trưởng rất mạnh mà chúng ta đã chứng kiến trong thời gian trước khủng hoảng là sản phẩm của hiện tượng bong bóng”, ông Burns phát biểu trước báo giới.
“Những gì mà chúng ta nhìn thấy hiện nay là phù hợp hơn với tiềm năng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Bởi thế, đây là lúc mà thế giới hướng tới một giai đoạn bình thường mới sau cuộc khủng hoảng”, ông Burns nhận xét.
WB đánh giá, một phần của “giai đoạn bình thường mới” này sẽ là tốc độ tăng trưởng chậm lại của những nền kinh tế như Brazil, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc vì giá hàng hóa cơ bản chững lại và các quốc gia tái cân bằng nền kinh tế của mình.
Triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển đã bị WB cắt giảm trong lần dự báo này xuống còn 5,1% từ mức 5,5% đưa ra trong lần dự báo hồi đầu năm. Năm ngoái, các nền kinh tế đang phát triển có mức tăng trưởng chậm nhất trong 1 thập kỷ. WB nhận định, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế này sẽ nhích lên 5,6% trong năm tới và 5,7% trong năm 2015.
Trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, nhóm các nước đang phát triển đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7,5% mỗi năm, trong đó Trung Quốc tăng trưởng trung bình khoảng 10% mỗi năm.
Trong mấy tuần gần đây, đã xuất hiện thêm nhiều bằng chứng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang mất xung lực tăng trưởng mạnh. Các chuyên gia kinh tế cũng đang dần từ bỏ những dự báo phục hồi tươi sáng đối với kinh tế Trung Quốc, đồng thời bắt đầu dự báo về khả năng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này sẽ tăng trưởng chậm nhất trong 23 năm.
Ông Burns cho biết, ông không lo ngại về sự giảm tốc tăng trưởng của Trung Quốc, vì từ lâu giới quan sát đã kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của nước này sẽ đến lúc chậm lại khi nền kinh tế Trung Quốc tái cân bằng từ mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư sang tập trung nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa.
WB cũng cho rằng, khủng hoảng ở khu vực sử dụng đồng Euro và những bất ổn về tài khóa của Mỹ sẽ không còn là những rủi ro chính đối với nền kinh tế toàn cầu trong tương lai. Thay vào đó, các nước đang phát triển sẽ phải theo dõi những tác dụng phụ từ chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của các nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản.
Hãng tin Reuters cho biết, trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Prospects) công bố 2 lần mỗi năm, WB cảnh báo rằng, những nền kinh tế đang phát triển có quy mô lớn - vốn là động lực tăng trưởng toàn cầu trong những năm gần đây - sẽ không có được tốc độ tăng trưởng bùng nổ như đã từng có trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. WB cũng cho rằng, những nền kinh tế thuộc nhóm này sẽ phải tập trung vào các cải cách cơ cấu để duy trì sự tăng trưởng.
WB dự báo, GDP của toàn thế giới sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2013, thấp hơn so với mức tăng 2,3% đạt được trong năm ngoái. Trong lần dự báo gần nhất hồi tháng 1 năm nay, WB nhận định, GDP toàn cầu tăng 2,4% trong năm 2013.
Ông Andrew Burns, tác giả chính bản báo cáo của WB, đánh giá, nền kinh tế toàn cầu trong những năm sắp tới sẽ ít biến động hơn, nhưng tăng trưởng sẽ chậm lại. Theo định chế này, năm nay sẽ là năm mà tăng trưởng kinh tế toàn cầu chạm đáy. Sau đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng tốc lên mức 3% trong năm 2014 và 3,3% trong năm 2015.
“Tăng trưởng không giảm tốc vì nhu cầu yếu. Theo quan điểm của chúng tôi, đó là do mức tăng trưởng rất mạnh mà chúng ta đã chứng kiến trong thời gian trước khủng hoảng là sản phẩm của hiện tượng bong bóng”, ông Burns phát biểu trước báo giới.
“Những gì mà chúng ta nhìn thấy hiện nay là phù hợp hơn với tiềm năng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Bởi thế, đây là lúc mà thế giới hướng tới một giai đoạn bình thường mới sau cuộc khủng hoảng”, ông Burns nhận xét.
WB đánh giá, một phần của “giai đoạn bình thường mới” này sẽ là tốc độ tăng trưởng chậm lại của những nền kinh tế như Brazil, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc vì giá hàng hóa cơ bản chững lại và các quốc gia tái cân bằng nền kinh tế của mình.
Triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển đã bị WB cắt giảm trong lần dự báo này xuống còn 5,1% từ mức 5,5% đưa ra trong lần dự báo hồi đầu năm. Năm ngoái, các nền kinh tế đang phát triển có mức tăng trưởng chậm nhất trong 1 thập kỷ. WB nhận định, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế này sẽ nhích lên 5,6% trong năm tới và 5,7% trong năm 2015.
Trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, nhóm các nước đang phát triển đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7,5% mỗi năm, trong đó Trung Quốc tăng trưởng trung bình khoảng 10% mỗi năm.
Trong mấy tuần gần đây, đã xuất hiện thêm nhiều bằng chứng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang mất xung lực tăng trưởng mạnh. Các chuyên gia kinh tế cũng đang dần từ bỏ những dự báo phục hồi tươi sáng đối với kinh tế Trung Quốc, đồng thời bắt đầu dự báo về khả năng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này sẽ tăng trưởng chậm nhất trong 23 năm.
Ông Burns cho biết, ông không lo ngại về sự giảm tốc tăng trưởng của Trung Quốc, vì từ lâu giới quan sát đã kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của nước này sẽ đến lúc chậm lại khi nền kinh tế Trung Quốc tái cân bằng từ mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư sang tập trung nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa.
WB cũng cho rằng, khủng hoảng ở khu vực sử dụng đồng Euro và những bất ổn về tài khóa của Mỹ sẽ không còn là những rủi ro chính đối với nền kinh tế toàn cầu trong tương lai. Thay vào đó, các nước đang phát triển sẽ phải theo dõi những tác dụng phụ từ chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của các nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản.