WB: Việt Nam đang có dấu hiệu “bong bóng” tài sản
Việt Nam đang có dấu hiệu “bong bóng” tài sản khi giá cổ phiếu và giá bất động sản thời gian gần đây đang nóng lên
Việt Nam đang có dấu hiệu “bong bóng” tài sản khi giá cổ phiếu và giá bất động sản thời gian gần đây đang nóng lên.
Nhận định trên được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong bản báo cáo mới nhất về nền kinh tế Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2009, vừa được công bố sáng ngày 4/11.
Theo WB, tuy giá bất động sản và giá cổ phiếu chưa đạt đến đỉnh cao như thời kỳ trước, nhưng các nhà chính sách của Việt Nam không nên chỉ quan tâm đến giá cả hàng hóa tăng cao - nguy cơ lạm phát trở lại, mà còn cẩn trọng đến “bong bóng” tài sản, vì nó cũng có thể có nguy cơ trở lại.
Một nhận định quan trọng khác của WB trong bản báo cáo là tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2009 của Việt Nam có thể đạt 5,5%. Cơ sở của nhận định này là do những nỗ lực của Chính phủ nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế như gói kích thích kinh tế, hỗ trợ lãi suất, hoãn thuế và giải ngân thêm vốn.
Ông Ivailo Izvorski, chuyên gia kinh tế cao cấp khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của WB, tác giả chính của bản báo cáo, cho biết gói kích cầu thứ hai của Chính phủ Việt Nam là cần thiết và quan trọng để tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng kinh tế, nhưng vấn đề đặt ra là cần thiết phải thận trọng đến lãi suất tiền tệ và tài khóa vì Việt Nam đang thâm hụt về cán cân vãng lai.
Theo dự báo của WB, mức thâm hụt tài khoản vãng lai dự kiến giảm 5% so với cùng kỳ. “Tuy nhiên mức thâm hụt còn có thể cao hơn nếu kinh tế tiếp tục đẩy mạnh đà phục hồi như hiện nay”, báo cáo của WB cho hay.
Theo WB, mặc dù có thể quản lý được mức thâm hụt tài khoản vãng lai theo mức dự đoán nhưng dự trữ ngoại tệ lại sụt giảm từ mức 23 tỷ USD vào cuối năm 2008 xuống khoảng 16,5 tỷ USD vào tháng 8/2009 khi ngân hàng trung ương tác động vào thị trường hối đoái nhằm bình ổn tiền tệ.
"Do mức sụt giảm nguồn thu và mức chi tiêu tăng lên đáng kể nên thâm hụt tài chính của Việt Nam trong năm 2009 có khả năng lên đến 9,4% GDP", WB nhận định.
Nhận định trên được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong bản báo cáo mới nhất về nền kinh tế Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2009, vừa được công bố sáng ngày 4/11.
Theo WB, tuy giá bất động sản và giá cổ phiếu chưa đạt đến đỉnh cao như thời kỳ trước, nhưng các nhà chính sách của Việt Nam không nên chỉ quan tâm đến giá cả hàng hóa tăng cao - nguy cơ lạm phát trở lại, mà còn cẩn trọng đến “bong bóng” tài sản, vì nó cũng có thể có nguy cơ trở lại.
Một nhận định quan trọng khác của WB trong bản báo cáo là tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2009 của Việt Nam có thể đạt 5,5%. Cơ sở của nhận định này là do những nỗ lực của Chính phủ nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế như gói kích thích kinh tế, hỗ trợ lãi suất, hoãn thuế và giải ngân thêm vốn.
Ông Ivailo Izvorski, chuyên gia kinh tế cao cấp khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của WB, tác giả chính của bản báo cáo, cho biết gói kích cầu thứ hai của Chính phủ Việt Nam là cần thiết và quan trọng để tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng kinh tế, nhưng vấn đề đặt ra là cần thiết phải thận trọng đến lãi suất tiền tệ và tài khóa vì Việt Nam đang thâm hụt về cán cân vãng lai.
Theo dự báo của WB, mức thâm hụt tài khoản vãng lai dự kiến giảm 5% so với cùng kỳ. “Tuy nhiên mức thâm hụt còn có thể cao hơn nếu kinh tế tiếp tục đẩy mạnh đà phục hồi như hiện nay”, báo cáo của WB cho hay.
Theo WB, mặc dù có thể quản lý được mức thâm hụt tài khoản vãng lai theo mức dự đoán nhưng dự trữ ngoại tệ lại sụt giảm từ mức 23 tỷ USD vào cuối năm 2008 xuống khoảng 16,5 tỷ USD vào tháng 8/2009 khi ngân hàng trung ương tác động vào thị trường hối đoái nhằm bình ổn tiền tệ.
"Do mức sụt giảm nguồn thu và mức chi tiêu tăng lên đáng kể nên thâm hụt tài chính của Việt Nam trong năm 2009 có khả năng lên đến 9,4% GDP", WB nhận định.