Xài đồ hiệu kiểu Trung Quốc
Đàn ông Trung Quốc “kết” túi xách, còn phụ nữ ở nước này lại thích ném tiền vào rượu mạnh và siêu xe
Đàn ông Trung Quốc “kết” túi xách, còn phụ nữ ở nước này lại thích ném tiền vào rượu mạnh và siêu xe.
Thời gian này, các thương hiệu cao cấp của phương Tây đổ xô tới thị trường Trung Quốc với hy vọng xây dựng được một chỗ đứng trên thị trường đồ hiệu đang phát triển với tốc độ chóng mặt ở đây. Theo báo Financial Times, để đạt mục tiêu này, các thương hiệu cần “tạm quên” những quy tắc thông thường về giới tính đối với các sản phẩm mà họ cung cấp.
Chẳng hạn, nghiên cứu cho thấy, nữ giới ở Trung Quốc mua nhiều rượu whisky và ôtô tốc độ cao hơn so với phụ nữ phương Tây, trong khi nam giới lại chi nhiều cho sữa rửa mặt và túi xách hơn so với đàn ông Âu Mỹ. Theo hãng đồ da Coach của Mỹ, các khách hàng nam đóng góp 45% vào doanh số 1,7 tỷ USD của thị trường túi xách và phụ kiện cao cấp ở Trung Quốc, so với tỷ lệ 15% trên thị trường toàn cầu nói chung.
Tại một cửa hàng Prada ở Thượng Hải, quản lý cửa hàng lý giải, sở dĩ nam giới Trung Quốc mê túi xách một phần là do họ thường phải mang theo nhiều tiền mặt. “Nhiều nơi ở đây không chấp nhận thẻ tín dụng”, quản lý này cho biết. Giá một chiếc ví cầm tay bằng da màu đen trong cửa hàng này là 4.800 Nhân dân tệ, tương đương 745 USD, đòi hỏi khách mua phải mang theo một tệp Nhân dân tệ dày ít nhất 2,5 cm.
Chủ tịch phụ trách mảng thị trường quốc tế của Coach, ông Victor Luis, cho hay, túi xách nam giới rất phổ biến tại Trung Quốc vì vật dụng này thỏa mãn những nhu cầu thực tế mà không bị cho là kém nam tính.
Hãng mỹ phẩm Pháp L’Oréal cũng nhận thấy một xu hướng tương tự. Công ty này tiêu thụ được nhiều sản phẩm làm đẹp cho nam giới tại thị trường Trung Quốc hơn thị trường Tây Âu. L’Oréal cho hay, nam giới Trung Quốc xem ngoại hình là một chìa khóa cho thành công trong các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp. Đặc biệt, thuốc nhuộm tóc là một thứ mỹ phẩm mà nam giới Trung Quốc, nhất là những người ở lứa tuổi trung niên trở lên, ưa chuộng.
Theo hãng tư vấn McKinsey, tốc độ tăng chi tiêu cho đồ hiệu phụ nữ Trung Quốc thậm chí còn cao gấp đôi nam giới, khiến các công ty phương Tây phải ra sức tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra. Sự nổi lên của tầng lớp nữ doanh nhân Trung Quốc được xem là nguyên nhân phía sau xu hướng này. Tạp chí Hồ Nhuận cho biết, hơn một nửa số phụ nữ giàu có nhất thế giới là người Trung Quốc.
“Ở Trung Quốc, phụ nữ rất tham vọng… nên họ mua nhiều sản phẩm cao cấp hơn so với nữ giới ở Mỹ hay châu Âu. Mỗi phụ nữ ở đây đều có nhu cầu chứng tỏ sức mạnh của mình theo những cách mà phụ nữ phương Tây thường không cần tới”, ông Tom Doctoroff, Giám đốc công ty quảng cáo JWT tại Trung Quốc, nhận định.
Các hãng xe hạng sang đã “ngộ ra” rằng, sở thích lâu đời của tầng lớp giàu có đối với việc chạy một chiếc xe tốc độ cao là một sở thích chung của cả nam giới và nữ giới tại Trung Quốc. Hãng Maserati cho hay, 30% khách hàng của họ ở Trung Quốc là nữ giới, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chỉ vỏn vẹn 2-5% ở các nước châu Âu và Mỹ.
Hãng rượu mạnh Diageo thì cho hay, nhiều phụ nữ Trung Quốc uống rượu whisky Johnnie Walker hơn ở phương Tây. Bởi thế, hãng này có kế hoạch đưa hình ảnh thương hiệu của mình trở nên “lưỡng giới” hơn và đem nhiều phụ nữ hơn vào các chiến dịch truyền thông và quảng cáo tại Trung Quốc.
Thời gian này, các thương hiệu cao cấp của phương Tây đổ xô tới thị trường Trung Quốc với hy vọng xây dựng được một chỗ đứng trên thị trường đồ hiệu đang phát triển với tốc độ chóng mặt ở đây. Theo báo Financial Times, để đạt mục tiêu này, các thương hiệu cần “tạm quên” những quy tắc thông thường về giới tính đối với các sản phẩm mà họ cung cấp.
Chẳng hạn, nghiên cứu cho thấy, nữ giới ở Trung Quốc mua nhiều rượu whisky và ôtô tốc độ cao hơn so với phụ nữ phương Tây, trong khi nam giới lại chi nhiều cho sữa rửa mặt và túi xách hơn so với đàn ông Âu Mỹ. Theo hãng đồ da Coach của Mỹ, các khách hàng nam đóng góp 45% vào doanh số 1,7 tỷ USD của thị trường túi xách và phụ kiện cao cấp ở Trung Quốc, so với tỷ lệ 15% trên thị trường toàn cầu nói chung.
Tại một cửa hàng Prada ở Thượng Hải, quản lý cửa hàng lý giải, sở dĩ nam giới Trung Quốc mê túi xách một phần là do họ thường phải mang theo nhiều tiền mặt. “Nhiều nơi ở đây không chấp nhận thẻ tín dụng”, quản lý này cho biết. Giá một chiếc ví cầm tay bằng da màu đen trong cửa hàng này là 4.800 Nhân dân tệ, tương đương 745 USD, đòi hỏi khách mua phải mang theo một tệp Nhân dân tệ dày ít nhất 2,5 cm.
Chủ tịch phụ trách mảng thị trường quốc tế của Coach, ông Victor Luis, cho hay, túi xách nam giới rất phổ biến tại Trung Quốc vì vật dụng này thỏa mãn những nhu cầu thực tế mà không bị cho là kém nam tính.
Hãng mỹ phẩm Pháp L’Oréal cũng nhận thấy một xu hướng tương tự. Công ty này tiêu thụ được nhiều sản phẩm làm đẹp cho nam giới tại thị trường Trung Quốc hơn thị trường Tây Âu. L’Oréal cho hay, nam giới Trung Quốc xem ngoại hình là một chìa khóa cho thành công trong các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp. Đặc biệt, thuốc nhuộm tóc là một thứ mỹ phẩm mà nam giới Trung Quốc, nhất là những người ở lứa tuổi trung niên trở lên, ưa chuộng.
Theo hãng tư vấn McKinsey, tốc độ tăng chi tiêu cho đồ hiệu phụ nữ Trung Quốc thậm chí còn cao gấp đôi nam giới, khiến các công ty phương Tây phải ra sức tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra. Sự nổi lên của tầng lớp nữ doanh nhân Trung Quốc được xem là nguyên nhân phía sau xu hướng này. Tạp chí Hồ Nhuận cho biết, hơn một nửa số phụ nữ giàu có nhất thế giới là người Trung Quốc.
“Ở Trung Quốc, phụ nữ rất tham vọng… nên họ mua nhiều sản phẩm cao cấp hơn so với nữ giới ở Mỹ hay châu Âu. Mỗi phụ nữ ở đây đều có nhu cầu chứng tỏ sức mạnh của mình theo những cách mà phụ nữ phương Tây thường không cần tới”, ông Tom Doctoroff, Giám đốc công ty quảng cáo JWT tại Trung Quốc, nhận định.
Các hãng xe hạng sang đã “ngộ ra” rằng, sở thích lâu đời của tầng lớp giàu có đối với việc chạy một chiếc xe tốc độ cao là một sở thích chung của cả nam giới và nữ giới tại Trung Quốc. Hãng Maserati cho hay, 30% khách hàng của họ ở Trung Quốc là nữ giới, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chỉ vỏn vẹn 2-5% ở các nước châu Âu và Mỹ.
Hãng rượu mạnh Diageo thì cho hay, nhiều phụ nữ Trung Quốc uống rượu whisky Johnnie Walker hơn ở phương Tây. Bởi thế, hãng này có kế hoạch đưa hình ảnh thương hiệu của mình trở nên “lưỡng giới” hơn và đem nhiều phụ nữ hơn vào các chiến dịch truyền thông và quảng cáo tại Trung Quốc.