Xây đường bộ nối 2 tuyến đường cao tốc
Sẽ thực hiện dự án đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải và của UBND 2 địa phương Hưng Yên - Hà Nam, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý tổ chức thực hiện Dự án đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Về nguồn vốn thực hiện Dự án, trước mắt Bộ Giao thông Vận tải thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 709/VPCP-KTN. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối phân bổ trong kế hoạch vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho Bộ Giao thông Vận tải để thực hiện dự án, đồng thời nghiên cứu khả năng huy động thêm các nguồn vốn khác như vốn ODA,... để thực hiện dự án theo quy định.
Việc xét bổ sung Dự án vào danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015 sẽ được xem xét khi có chủ trương.
Theo báo cáo của tư vấn thiết kế, Hà Nam và Hưng Yên đều nằm trong vùng lõi kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là động lực phát triển khu vực đồng bằng sông Hồng. Cả 2 tỉnh đều thuộc trục tam giác kinh tế: Hưng Yên nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, Hà Nam nằm giữa Hà Nội và khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng tuyến đường nối 2 tuyến cao tốc lớn của khu vực phía Bắc là yêu cầu thiết yếu.
Thực tế hiện nay mới chỉ có 2 tuyến đường kết nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là QL 38 và QL 10. Điều đáng nói là cả 2 tuyến này là quốc lộ cũ có quy mô và tiêu chuẩn thấp, chưa đáp ứng được năng lực vận tải kết nối nhất là trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Vì vậy, việc Chính phủ đầu tư tuyến đường bộ mới nối 2 đường cao tốc trên là cần thiết, đáp ứng yêu cầu giao thông và phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Được biết, các cơ quan chức năng liên quan đã phối hợp xem xét về hướng tuyến và quy mô xây dựng như đề xuất điểm đầu tuyến là nút giao QL39 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thuộc tỉnh Hưng Yên; điểm cuối là nút giao Liêm Tuyền trên đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thuộc tỉnh Hà Nam.
Dự kiến, đường nối 2 tuyến đường cao tốc được thiết kế có quy mô hoàn chỉnh gồm 6 làn xe.
Gia Vi (Chinhphu.vn)
Về nguồn vốn thực hiện Dự án, trước mắt Bộ Giao thông Vận tải thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 709/VPCP-KTN. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối phân bổ trong kế hoạch vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho Bộ Giao thông Vận tải để thực hiện dự án, đồng thời nghiên cứu khả năng huy động thêm các nguồn vốn khác như vốn ODA,... để thực hiện dự án theo quy định.
Việc xét bổ sung Dự án vào danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015 sẽ được xem xét khi có chủ trương.
Theo báo cáo của tư vấn thiết kế, Hà Nam và Hưng Yên đều nằm trong vùng lõi kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là động lực phát triển khu vực đồng bằng sông Hồng. Cả 2 tỉnh đều thuộc trục tam giác kinh tế: Hưng Yên nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, Hà Nam nằm giữa Hà Nội và khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng tuyến đường nối 2 tuyến cao tốc lớn của khu vực phía Bắc là yêu cầu thiết yếu.
Thực tế hiện nay mới chỉ có 2 tuyến đường kết nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là QL 38 và QL 10. Điều đáng nói là cả 2 tuyến này là quốc lộ cũ có quy mô và tiêu chuẩn thấp, chưa đáp ứng được năng lực vận tải kết nối nhất là trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Vì vậy, việc Chính phủ đầu tư tuyến đường bộ mới nối 2 đường cao tốc trên là cần thiết, đáp ứng yêu cầu giao thông và phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Được biết, các cơ quan chức năng liên quan đã phối hợp xem xét về hướng tuyến và quy mô xây dựng như đề xuất điểm đầu tuyến là nút giao QL39 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thuộc tỉnh Hưng Yên; điểm cuối là nút giao Liêm Tuyền trên đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thuộc tỉnh Hà Nam.
Dự kiến, đường nối 2 tuyến đường cao tốc được thiết kế có quy mô hoàn chỉnh gồm 6 làn xe.
Gia Vi (Chinhphu.vn)