Xiaomi sắp “vượt mặt” Samsung ở thị trường đông dân thứ hai thế giới
Tại Ấn Độ, trong khi Samsung khá trì trệ vài năm qua, Xiaomi lại tăng trưởng chóng mặt
Tại Ấn Độ, Samsung từ lâu đã là “vua” điện thoại di động thông minh (smartphone). Tuy nhiên, hiện hãng điện tử Hàn Quốc đang phải những thách thức lớn chưa từng thấy tại quốc gia 1,3 tỷ dân, một trong số đó đến từ đối thủ Xiaomi của Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh chóng, Tech In Asia cho biết.
Hiện tại, Samsung chiếm khoảng 24% thị phần smartphone tại Ấn Độ, trong khi đó thị phần của Xiaomi là 17% và đang tăng nhanh, theo dữ liệu của hãng nghiên cứu IDC mới công bố. Quý 2/2017, thị phần của Xiaomi tại Ấn Độ tăng vọt lên 17% từ mức khoảng 5% cùng kỳ năm trước.
Trong khi tại quê nhà Trung Quốc, Xiaomi hiện gặp khó bởi người dùng đang chuyển sang các dòng điện thoại có vẻ ngoài cao cấp hơn của các thương hiệu như Huawei và Oppo, ở Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ hai thế giới, cơ hội lại đang mở ra với hãng này.
Bắt đầu vào Ấn Độ từ giữa năm 2014, Xiaomi tăng trưởng và mở rộng nhanh chóng, trong khi đó Samsung lại khá trì trệ trong vài năm qua ở thị trường này.
Xiaomi hiện đã có 2 nhà máy sản xuất tại Ấn Độ. Trong 2 năm tới, hãng này dự định mở thêm 100 cửa hàng tại Ấn Độ, nhằm thúc đẩy doanh số tại các khu vực người dân không quen mua sắm trực tuyến - vốn là hình thức chủ đạo ban đầu của hãng ở thị trường này. Đến nay, khoảng 20% doanh số của Xiaomi đến từ cửa hàng bán lẻ.
Không chỉ tại thị trường Ấn Độ với hơn 50% thị phần, trên toàn cầu, smartphone thương hiệu Trung Quốc đang ngày càng thu hẹp khoảng cách với các “ông lớn” Samsung và Apple.
Theo một báo cáo của Counterpoint Research, trong quý 2/2017, các thương hiệu Trung Quốc chiếm gần 50% doanh số smartphone toàn cầu nhờ tiếp tục mở rộng mạnh mẽ tại thị trường đông dân nhất thế giới. Trong khi đó năm 2015, con số này chỉ là 38%.
“Các thương hiệu Trung Quốc không chỉ thành công trong việc khẳng định vị thế ở sân nhà, mà còn đang và sẽ tiếp tục mở rộng ngoài Trung Quốc trong nửa cuối năm 2017, trong đó Ấn Độ, Nam Á, châu Phi là trọng điểm”, Tarun Pathak, giám đốc Counterpoint Research, cho biết. “Việc đa dạng hóa thị trường cũng giúp các hãng này bù đắp lại những bất ổn trên thị trường quê nhà vốn đang ngày càng bão hòa”.
Còn theo Jin Di, trưởng nhóm phân tích tại IDC China: “Smartphone Trung Quốc từng bị cho chỉ là hàng nhái. Nhưng hiện nay tình thế đã thay đổi rất nhiều”. “Một mặt, các thương hiệu smartphone Trung Quốc không ngừng cải tiến để cải thiện chất lượng sản phẩm. Mặt khác, họ đẩy mạnh nâng cao hình ảnh thương hiệu”, Di nói thêm.
Hiện tại, Samsung chiếm khoảng 24% thị phần smartphone tại Ấn Độ, trong khi đó thị phần của Xiaomi là 17% và đang tăng nhanh, theo dữ liệu của hãng nghiên cứu IDC mới công bố. Quý 2/2017, thị phần của Xiaomi tại Ấn Độ tăng vọt lên 17% từ mức khoảng 5% cùng kỳ năm trước.
Trong khi tại quê nhà Trung Quốc, Xiaomi hiện gặp khó bởi người dùng đang chuyển sang các dòng điện thoại có vẻ ngoài cao cấp hơn của các thương hiệu như Huawei và Oppo, ở Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ hai thế giới, cơ hội lại đang mở ra với hãng này.
Bắt đầu vào Ấn Độ từ giữa năm 2014, Xiaomi tăng trưởng và mở rộng nhanh chóng, trong khi đó Samsung lại khá trì trệ trong vài năm qua ở thị trường này.
Biểu đồ cho thấy Xiaomi đang tăng trưởng nhanh chóng và có khả năng sớm vượt qua Samsung tại Ấn Độ.
Xiaomi hiện đã có 2 nhà máy sản xuất tại Ấn Độ. Trong 2 năm tới, hãng này dự định mở thêm 100 cửa hàng tại Ấn Độ, nhằm thúc đẩy doanh số tại các khu vực người dân không quen mua sắm trực tuyến - vốn là hình thức chủ đạo ban đầu của hãng ở thị trường này. Đến nay, khoảng 20% doanh số của Xiaomi đến từ cửa hàng bán lẻ.
Không chỉ tại thị trường Ấn Độ với hơn 50% thị phần, trên toàn cầu, smartphone thương hiệu Trung Quốc đang ngày càng thu hẹp khoảng cách với các “ông lớn” Samsung và Apple.
Theo một báo cáo của Counterpoint Research, trong quý 2/2017, các thương hiệu Trung Quốc chiếm gần 50% doanh số smartphone toàn cầu nhờ tiếp tục mở rộng mạnh mẽ tại thị trường đông dân nhất thế giới. Trong khi đó năm 2015, con số này chỉ là 38%.
“Các thương hiệu Trung Quốc không chỉ thành công trong việc khẳng định vị thế ở sân nhà, mà còn đang và sẽ tiếp tục mở rộng ngoài Trung Quốc trong nửa cuối năm 2017, trong đó Ấn Độ, Nam Á, châu Phi là trọng điểm”, Tarun Pathak, giám đốc Counterpoint Research, cho biết. “Việc đa dạng hóa thị trường cũng giúp các hãng này bù đắp lại những bất ổn trên thị trường quê nhà vốn đang ngày càng bão hòa”.
Còn theo Jin Di, trưởng nhóm phân tích tại IDC China: “Smartphone Trung Quốc từng bị cho chỉ là hàng nhái. Nhưng hiện nay tình thế đã thay đổi rất nhiều”. “Một mặt, các thương hiệu smartphone Trung Quốc không ngừng cải tiến để cải thiện chất lượng sản phẩm. Mặt khác, họ đẩy mạnh nâng cao hình ảnh thương hiệu”, Di nói thêm.