Xoá nghèo gian nan vì khủng hoảng tài chính
Do khủng hoảng tài chính, mục tiêu xoá đói nghèo mà Liên hiệp quốc đặt ra có thể không đạt được vào năm 2015
Trước thềm cuộc họp của Liên hiệp quốc về Mục tiêu thiên niên kỷ ngày 25/9, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon vừa cảnh báo, mục tiêu xoá đói nghèo mà Liên hiệp quốc đặt ra có thể không đạt được vào năm 2015. Các nỗ lực chống đói nghèo bị tác động do khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Xoá đói, giảm nghèo là một trong những nội dung quan trọng nhất của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG). Tuy nhiên, mục tiêu này đang trở nên xa vời do giá xăng dầu, lương thực, lạm phát tăng cao và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang làm chao đảo nhiều nền kinh tế.
Số người nghèo vẫn tăng mạnh vì lạm phát
Năm 2000, tất cả các nước đã đồng ý thực hiện và hoàn tất 8 MDG vào hạn chót là năm 2015, như cắt giảm một nửa số người sống dưới mức đói nghèo (1,25 USD/ngày) so với năm 1994; phổ cập giáo dục tiểu học, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, chống lại các bệnh dịch như HIV/AIDS...
Tuy nhiên, các nỗ lực của Liên hiệp quốc trong cuộc chiến chống đói nghèo có thể bị tác động nghiêm trọng do tình hình kinh tế thế giới khó khăn; số người nghèo đang gia tăng vì lạm phát, đặc biệt là ở châu Phi. Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, hiện 2/5 dân số châu Phi đang sống trong cảnh nghèo khổ với thu nhập dưới 1 USD/ngày.
Năm 2005, các nước công nghiệp phát triển G8 (gồm Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Italy, Canada và Nga) đã cam kết đến năm 2010 tăng thêm 50 tỷ USD viện trợ cho các nước nghèo, trong đó có 25 tỷ USD dành cho châu Phi. Tuy nhiên, các nước này đã không thực hiện đúng cam kết và sau nhiều lần xem xét, số tiền trên đã giảm xuống chỉ còn 21,8 tỷ USD.
Theo thống kê của Liên hiệp quốc và Liên minh châu Phi, đến nay số tiền viện trợ của các nước giàu cho châu Phi chỉ còn bằng 1/4 con số cam kết ban đầu. Tổng thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh, các nhà tài trợ lớn phải tăng viện trợ phát triển thêm 18 tỷ USD/năm, trong đó có 7,3 tỷ USD cho các quốc gia thuộc “lục địa đen”.
Quan ngại các nước giàu lơ là viện trợ
Tại hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về tình hình phát triển ở châu Phi, ngày 22/9, ông Ban Ki-moon đã kêu gọi các nước giàu thực hiện cam kết năm 2005 là: tăng hơn gấp đôi các khoản viện trợ cho châu Phi. Theo ông, cần phải có khoảng 72 tỷ USD/năm để hỗ trợ các nước châu Phi đạt được MDG vào năm 2015. Điều này có thể thực hiện được và nằm trong khoản tài chính mà các nước đã cam kết đóng góp.
Phát biểu tại hội nghị nói trên, Tổng thống Pháp Sarkozy khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) sẽ tôn trọng cam kết viện trợ của mình cho châu Phi. Châu Âu sẽ sát cánh với châu Phi để thúc đẩy phát triển, chống đói nghèo. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế EU và các nền kinh tế lớn khác đang lao đao vì khủng hoảng tài chính, phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” như hiện nay, các nước G8 khó thực hiện đầy đủ các cam kết viện trợ giúp châu Phi.
Tại Mỹ, sau khi một loạt ngân hàng, công ty bảo hiểm lớn thua lỗ và phá sản tuần trước, chính phủ đã phải lên kế hoạch chi 700 tỷ USD giải cứu cuộc khủng hoảng tài chính. Theo Tổng thống Bush, với khoản chi khổng lồ này, tổng số nợ của nước Mỹ sẽ lên đến 11,3 nghìn tỷ USD.
Trong khi đó, tại Nga, Thủ tướng Putin vừa tuyên bố bơm khẩn cấp 44 tỷ USD cho các ngân hàng vay và có kế hoạch bơm thêm 20 tỷ USD để giải cứu thị trường tài chính. Nga còn phải đối mặt với tình trạng các nhà đầu tư ồ ạt rút 35 tỷ USD khỏi nước này, sau cuộc chiến với Gruzia.
Tình hình của Nhật Bản và các nước G8 thuộc EU cũng không khả quan hơn, khi kinh tế đang lâm vào suy thoái và các Ngân hàng trung ương của châu Âu, Nhật Bản cũng đã phải bơm hàng chục tỷ USD giải cứu thị trường tài chính, sau cơn “địa chấn” tài chính từ Mỹ tuần qua. Các nhà phân tích cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ làm giảm luồng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển. Theo đó, giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và cản trở mục tiêu xoá đói, nghèo.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng, thực trạng kinh tế thế giới phát triển chậm lại cũng như những biến động trên thị trường tài chính có thể khiến các nước giàu lơ là việc thực hiện cam kết hỗ trợ Liên hiệp quốc trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AP, ông Ban Ki-moon nhấn mạnh: ''Chúng ta đang trải qua tình trạng khủng hoảng trong cuộc chiến chống đói nghèo. Khủng hoảng lương thực và tình trạng nghèo khổ chưa được cải thiện ở các nước đang phát triển.''
Xoá đói, giảm nghèo là một trong những nội dung quan trọng nhất của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG). Tuy nhiên, mục tiêu này đang trở nên xa vời do giá xăng dầu, lương thực, lạm phát tăng cao và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang làm chao đảo nhiều nền kinh tế.
Số người nghèo vẫn tăng mạnh vì lạm phát
Năm 2000, tất cả các nước đã đồng ý thực hiện và hoàn tất 8 MDG vào hạn chót là năm 2015, như cắt giảm một nửa số người sống dưới mức đói nghèo (1,25 USD/ngày) so với năm 1994; phổ cập giáo dục tiểu học, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, chống lại các bệnh dịch như HIV/AIDS...
Tuy nhiên, các nỗ lực của Liên hiệp quốc trong cuộc chiến chống đói nghèo có thể bị tác động nghiêm trọng do tình hình kinh tế thế giới khó khăn; số người nghèo đang gia tăng vì lạm phát, đặc biệt là ở châu Phi. Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, hiện 2/5 dân số châu Phi đang sống trong cảnh nghèo khổ với thu nhập dưới 1 USD/ngày.
Năm 2005, các nước công nghiệp phát triển G8 (gồm Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Italy, Canada và Nga) đã cam kết đến năm 2010 tăng thêm 50 tỷ USD viện trợ cho các nước nghèo, trong đó có 25 tỷ USD dành cho châu Phi. Tuy nhiên, các nước này đã không thực hiện đúng cam kết và sau nhiều lần xem xét, số tiền trên đã giảm xuống chỉ còn 21,8 tỷ USD.
Theo thống kê của Liên hiệp quốc và Liên minh châu Phi, đến nay số tiền viện trợ của các nước giàu cho châu Phi chỉ còn bằng 1/4 con số cam kết ban đầu. Tổng thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh, các nhà tài trợ lớn phải tăng viện trợ phát triển thêm 18 tỷ USD/năm, trong đó có 7,3 tỷ USD cho các quốc gia thuộc “lục địa đen”.
Quan ngại các nước giàu lơ là viện trợ
Tại hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về tình hình phát triển ở châu Phi, ngày 22/9, ông Ban Ki-moon đã kêu gọi các nước giàu thực hiện cam kết năm 2005 là: tăng hơn gấp đôi các khoản viện trợ cho châu Phi. Theo ông, cần phải có khoảng 72 tỷ USD/năm để hỗ trợ các nước châu Phi đạt được MDG vào năm 2015. Điều này có thể thực hiện được và nằm trong khoản tài chính mà các nước đã cam kết đóng góp.
Phát biểu tại hội nghị nói trên, Tổng thống Pháp Sarkozy khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) sẽ tôn trọng cam kết viện trợ của mình cho châu Phi. Châu Âu sẽ sát cánh với châu Phi để thúc đẩy phát triển, chống đói nghèo. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế EU và các nền kinh tế lớn khác đang lao đao vì khủng hoảng tài chính, phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” như hiện nay, các nước G8 khó thực hiện đầy đủ các cam kết viện trợ giúp châu Phi.
Tại Mỹ, sau khi một loạt ngân hàng, công ty bảo hiểm lớn thua lỗ và phá sản tuần trước, chính phủ đã phải lên kế hoạch chi 700 tỷ USD giải cứu cuộc khủng hoảng tài chính. Theo Tổng thống Bush, với khoản chi khổng lồ này, tổng số nợ của nước Mỹ sẽ lên đến 11,3 nghìn tỷ USD.
Trong khi đó, tại Nga, Thủ tướng Putin vừa tuyên bố bơm khẩn cấp 44 tỷ USD cho các ngân hàng vay và có kế hoạch bơm thêm 20 tỷ USD để giải cứu thị trường tài chính. Nga còn phải đối mặt với tình trạng các nhà đầu tư ồ ạt rút 35 tỷ USD khỏi nước này, sau cuộc chiến với Gruzia.
Tình hình của Nhật Bản và các nước G8 thuộc EU cũng không khả quan hơn, khi kinh tế đang lâm vào suy thoái và các Ngân hàng trung ương của châu Âu, Nhật Bản cũng đã phải bơm hàng chục tỷ USD giải cứu thị trường tài chính, sau cơn “địa chấn” tài chính từ Mỹ tuần qua. Các nhà phân tích cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ làm giảm luồng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển. Theo đó, giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và cản trở mục tiêu xoá đói, nghèo.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng, thực trạng kinh tế thế giới phát triển chậm lại cũng như những biến động trên thị trường tài chính có thể khiến các nước giàu lơ là việc thực hiện cam kết hỗ trợ Liên hiệp quốc trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AP, ông Ban Ki-moon nhấn mạnh: ''Chúng ta đang trải qua tình trạng khủng hoảng trong cuộc chiến chống đói nghèo. Khủng hoảng lương thực và tình trạng nghèo khổ chưa được cải thiện ở các nước đang phát triển.''