“Xử” gần 20 ngàn tỷ liên quan đến tín dụng, ngân hàng
Các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng (thường có giá trị lớn) kết quả thi hành đạt thấp
Trong năm 2016 đã thi hành xong 3.348 việc, thu được 19.654 tỷ đồng liên quan đến tín dụng, ngân hàng, Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thi hành án năm 2016, sáng 28/10.
Trình bày báo cáo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, tổng số việc trong thi hành án dân sự là 821.216 việc, đã thi hành xong 543.428 việc.
Riêng thi hành các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng thì con số nêu trên mới đạt tỷ lệ 17,35% về việc và 24,99 về tiền.
Các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng (thường có giá trị lớn) kết quả thi hành đạt thấp, Chính phủ nêu hạn chế.
Đánh giá tổng thể hạn chế, khó khăn, vướng mắc, báo cáo nêu rõ, số việc và tiền có điều kiện nhưng chưa thi hành xong phải chuyển kỳ sau tuy giảm so với năm 2015 (giảm 14,66% về việc và 19,05% về tiền) nhưng vẫn còn 145.001 việc với số tiền trên 57.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh một số vướng mắc như còn tương đối lớn lượng án chưa có điều kiện thi hành, án không thi hành được đã tồn đọng từ nhiều năm trước; đặc biệt, điều kiện để thi hành các án trọng điểm, phức tạp, kéo dài đã thay đổi so với thời điểm giải quyết, cần sự phối hợp, thống nhất nhiều cấp, nhiều ngành.
Ngoài ra, thị trường bất động sản chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt nên kết quả xử lý tài sản thi hành án đạt thấp; việc bán, giao tài sản cho người mua trúng đấu giá gặp nhiều khó khăn (từ chối mua, chống đối, không nhận tài sản.
Một số việc liên quan đến án kinh tế, tham nhũng có giá trị rất lớn nhưng không có điều kiện thi hành (tài sản bị che giấu, hợp lý hóa hoặc cố tình tẩu tán trong các vụ án kinh tế, tham nhũng).
Trong số các nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân đầu tiên được Chính phủ nhắc đến là số việc và tiền thụ lý ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước và cao nhất từ trước đến nay về tiền, nhất là án tín dụng ngân hàng tăng đột biến, trong khi biên chế của các cơ quan thi hành án dân sự còn chưa tương ứng với khối lượng công việc.
Bộ trường còn nêu nguyên nhân, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, các cơ quan có thẩm quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc truy tìm hoặc chưa kịp thời kê biên, phong tỏa tài sản của đương sự để bảo đảm thi hành án. Cơ chế quản lý, kiểm soát thu nhập còn chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho việc xác minh điều kiện thi hành án.
Đánh giá công tác thi hành án hình sự, không nêu con số cụ thể song Bộ trưởng đánh giá số lượng người bị kết án tù, án tử hình chưa giảm, tính chất phức tạp hơn.
“Có thể khẳng định công tác thi hành án tiếp tục có những chuyển biến tích cực, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội”, Bộ trưởng báo cáo Quốc hội.
Trình bày báo cáo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, tổng số việc trong thi hành án dân sự là 821.216 việc, đã thi hành xong 543.428 việc.
Riêng thi hành các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng thì con số nêu trên mới đạt tỷ lệ 17,35% về việc và 24,99 về tiền.
Các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng (thường có giá trị lớn) kết quả thi hành đạt thấp, Chính phủ nêu hạn chế.
Đánh giá tổng thể hạn chế, khó khăn, vướng mắc, báo cáo nêu rõ, số việc và tiền có điều kiện nhưng chưa thi hành xong phải chuyển kỳ sau tuy giảm so với năm 2015 (giảm 14,66% về việc và 19,05% về tiền) nhưng vẫn còn 145.001 việc với số tiền trên 57.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh một số vướng mắc như còn tương đối lớn lượng án chưa có điều kiện thi hành, án không thi hành được đã tồn đọng từ nhiều năm trước; đặc biệt, điều kiện để thi hành các án trọng điểm, phức tạp, kéo dài đã thay đổi so với thời điểm giải quyết, cần sự phối hợp, thống nhất nhiều cấp, nhiều ngành.
Ngoài ra, thị trường bất động sản chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt nên kết quả xử lý tài sản thi hành án đạt thấp; việc bán, giao tài sản cho người mua trúng đấu giá gặp nhiều khó khăn (từ chối mua, chống đối, không nhận tài sản.
Một số việc liên quan đến án kinh tế, tham nhũng có giá trị rất lớn nhưng không có điều kiện thi hành (tài sản bị che giấu, hợp lý hóa hoặc cố tình tẩu tán trong các vụ án kinh tế, tham nhũng).
Trong số các nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân đầu tiên được Chính phủ nhắc đến là số việc và tiền thụ lý ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước và cao nhất từ trước đến nay về tiền, nhất là án tín dụng ngân hàng tăng đột biến, trong khi biên chế của các cơ quan thi hành án dân sự còn chưa tương ứng với khối lượng công việc.
Bộ trường còn nêu nguyên nhân, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, các cơ quan có thẩm quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc truy tìm hoặc chưa kịp thời kê biên, phong tỏa tài sản của đương sự để bảo đảm thi hành án. Cơ chế quản lý, kiểm soát thu nhập còn chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho việc xác minh điều kiện thi hành án.
Đánh giá công tác thi hành án hình sự, không nêu con số cụ thể song Bộ trưởng đánh giá số lượng người bị kết án tù, án tử hình chưa giảm, tính chất phức tạp hơn.
“Có thể khẳng định công tác thi hành án tiếp tục có những chuyển biến tích cực, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội”, Bộ trưởng báo cáo Quốc hội.