Xuất khẩu cao su: Tăng mạnh, nhưng vẫn lo
So với cùng kỳ năm 2009, lượng cao su xuất khẩu đã tăng 2,3% và trị giá tăng tới 92,4%
Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam đang có những tín hiệu khả quan, so với cùng kỳ năm 2009, về lượng đã tăng 2,3% và trị giá tăng tới 92,4%.
Sang tuần đầu tháng 8/2010, giá cao su thiên nhiên đang tăng so với tháng 7/2010 do các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã quay lại thị trường tìm nguồn cung sau thời gian giảm nhập khẩu trong tháng 5 và 6/2010, đồng thời nhiều thị trường khác cũng gia tăng lượng cao su nhập khẩu như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ...
Trong khi đó, nguồn cung từ các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam đều tăng chậm do thời tiết không thuận lợi. Kể từ tháng 6/2009, giá cao su đã tăng liên tục và chạm mức kỷ lục 410 USD/tấn vào tháng 4/2010. Nhưng vào đầu tháng 5/2010, giá cao su đột ngột giảm mạnh cho đến giữa tháng 6/2010 thì mới đổi chiều tăng trở lại.
Bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, xuất khẩu cao su của Việt Nam đã giảm đáng kể về lượng và giảm cả về giá trong tháng 4 và 5/2010 do đó là thời điểm cao su bắt đầu vào vụ khai thác, cộng với yếu tố thời tiết không thuận lợi.
Một nguyên nhân chính nữa là do Trung Quốc – đối tác nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 60% thị phần xuất khẩu – có chính sách hạn chế và kiểm soát xuất khẩu mậu biên, đồng thời cũng bán ra lượng cao su tồn kho.
Sang tháng 6 và 7/2010, xuất khẩu cao su đã phục hồi trở lại. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, trong tháng 7/2010, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt khoảng 85 ngàn tấn, trị giá 237 triệu USD, tăng 46,7% về lượng và tăng 44,5% về trị giá so với tháng 6/2010. Nếu so với cùng kỳ năm 2009, lượng xuất khẩu đã tăng 2,3% và trị giá tăng tới 92,4%.
Như vậy, tính chung 7 tháng đầu năm, lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đạt khoảng 324 ngàn tấn, trị giá 893 triệu USD. Mặc dù có sự giảm nhẹ về lượng khoảng 3,4% nhưng tăng cao về trị giá, khoảng 85% so với cùng kỳ năm trước.
Trước những diễn biến này, Hiệp hội Cao su Việt Nam nhận định, xuất khẩu cao su nguyên liệu năm nay sẽ đạt được kế hoạch đề ra. Dự báo, với sản lượng cao su cả nước năm 2010 ước đạt 770 nghìn tấn mủ, tăng 6,4% so với năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2010 có thể đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng khoảng 22,3% so với năm 2009.
Tuy nhiên, bà Trần Thị Thúy Hoa chia sẻ rằng các doanh nghiệp trong ngành vẫn rất băn khoăn, chưa yên tâm về chính sách mậu biên của Trung Quốc, trong khi xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc theo đường mậu biên chiếm tới 80% tổng lượng cao su của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Để có thể giảm thiểu những tác động do chính sách mậu biên của Trung Quốc thay đổi khó lường, một mặt, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã khuyến cáo các doanh nghiệp trong ngành chủ động tăng cường chất lượng cao su để gia tăng việc xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng như mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như châu Âu, châu Mỹ và các nước châu Á khác. Những thị trường đang tăng nhập khẩu cao su Việt Nam là Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ...
Nhưng mặt khác, Hiệp hội cao su Việt Nam cũng đề xuất với các cơ quan hữu quan của Bộ Công Thương cũng như các Thương vụ của Việt Nam tại Trung Quốc có những thông tin và thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp Việt Nam về tình hình chính sách mậu biên của Trung Quốc để doanh nghiệp có những giải pháp ứng phó kịp thời.
Đáng chú ý là bên cạnh cao su nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam cũng đang có những tăng trưởng đáng kể. Trong 7 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu sản phẩm cao su đã đạt 145 triệu USD, tăng khoảng 87% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng giá trị của mặt hàng lốp xe xuất khẩu chiếm khoảng 70 – 80% tổng giá trị của sản phẩm cao su xuất khẩu.
Vấn đề đáng lưu tâm nữa là tình hình nhập khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2010 tuy có gia tăng, nhưng chỉ tăng khoảng 24,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều này có nghĩa là việc nhập siêu đối với sản phẩm cao su đã giảm đáng kể so với các năm trước, đồng thời cho thấy năng lực sản xuất của sản phẩm cao su trong nước đã tăng trưởng. Tuy nhiên, để đánh giá năng lực của ngành sản phẩm cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam cho rằng các cơ quan hữu quan cần có những số liệu thống kê cụ thể.
Do phía hải quan đã bóc tách được số liệu xuất khẩu sản phẩm cao su, nên tới đây, trong phần đánh giá các sản phẩm công nghiệp sản xuất trong nước, Bộ Công Thương nên có những số liệu đánh giá riêng về vấn đề sản xuất các sản phẩm cao su, đặc biệt là sản xuất săm lốp cao su đang có những bước tiến triển rất tốt, để khuyến khích phát triển ngành này. Bên cạnh cao su nguyên liệu và sản phẩm cao su, còn có một mặt hàng là gỗ cao su xuất khẩu cũng đã có tăng trưởng đáng kể trong những tháng đầu năm 2010.
Sang tuần đầu tháng 8/2010, giá cao su thiên nhiên đang tăng so với tháng 7/2010 do các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã quay lại thị trường tìm nguồn cung sau thời gian giảm nhập khẩu trong tháng 5 và 6/2010, đồng thời nhiều thị trường khác cũng gia tăng lượng cao su nhập khẩu như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ...
Trong khi đó, nguồn cung từ các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam đều tăng chậm do thời tiết không thuận lợi. Kể từ tháng 6/2009, giá cao su đã tăng liên tục và chạm mức kỷ lục 410 USD/tấn vào tháng 4/2010. Nhưng vào đầu tháng 5/2010, giá cao su đột ngột giảm mạnh cho đến giữa tháng 6/2010 thì mới đổi chiều tăng trở lại.
Bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, xuất khẩu cao su của Việt Nam đã giảm đáng kể về lượng và giảm cả về giá trong tháng 4 và 5/2010 do đó là thời điểm cao su bắt đầu vào vụ khai thác, cộng với yếu tố thời tiết không thuận lợi.
Một nguyên nhân chính nữa là do Trung Quốc – đối tác nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 60% thị phần xuất khẩu – có chính sách hạn chế và kiểm soát xuất khẩu mậu biên, đồng thời cũng bán ra lượng cao su tồn kho.
Sang tháng 6 và 7/2010, xuất khẩu cao su đã phục hồi trở lại. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, trong tháng 7/2010, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt khoảng 85 ngàn tấn, trị giá 237 triệu USD, tăng 46,7% về lượng và tăng 44,5% về trị giá so với tháng 6/2010. Nếu so với cùng kỳ năm 2009, lượng xuất khẩu đã tăng 2,3% và trị giá tăng tới 92,4%.
Như vậy, tính chung 7 tháng đầu năm, lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đạt khoảng 324 ngàn tấn, trị giá 893 triệu USD. Mặc dù có sự giảm nhẹ về lượng khoảng 3,4% nhưng tăng cao về trị giá, khoảng 85% so với cùng kỳ năm trước.
Trước những diễn biến này, Hiệp hội Cao su Việt Nam nhận định, xuất khẩu cao su nguyên liệu năm nay sẽ đạt được kế hoạch đề ra. Dự báo, với sản lượng cao su cả nước năm 2010 ước đạt 770 nghìn tấn mủ, tăng 6,4% so với năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2010 có thể đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng khoảng 22,3% so với năm 2009.
Tuy nhiên, bà Trần Thị Thúy Hoa chia sẻ rằng các doanh nghiệp trong ngành vẫn rất băn khoăn, chưa yên tâm về chính sách mậu biên của Trung Quốc, trong khi xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc theo đường mậu biên chiếm tới 80% tổng lượng cao su của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Để có thể giảm thiểu những tác động do chính sách mậu biên của Trung Quốc thay đổi khó lường, một mặt, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã khuyến cáo các doanh nghiệp trong ngành chủ động tăng cường chất lượng cao su để gia tăng việc xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng như mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như châu Âu, châu Mỹ và các nước châu Á khác. Những thị trường đang tăng nhập khẩu cao su Việt Nam là Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ...
Nhưng mặt khác, Hiệp hội cao su Việt Nam cũng đề xuất với các cơ quan hữu quan của Bộ Công Thương cũng như các Thương vụ của Việt Nam tại Trung Quốc có những thông tin và thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp Việt Nam về tình hình chính sách mậu biên của Trung Quốc để doanh nghiệp có những giải pháp ứng phó kịp thời.
Đáng chú ý là bên cạnh cao su nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam cũng đang có những tăng trưởng đáng kể. Trong 7 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu sản phẩm cao su đã đạt 145 triệu USD, tăng khoảng 87% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng giá trị của mặt hàng lốp xe xuất khẩu chiếm khoảng 70 – 80% tổng giá trị của sản phẩm cao su xuất khẩu.
Vấn đề đáng lưu tâm nữa là tình hình nhập khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2010 tuy có gia tăng, nhưng chỉ tăng khoảng 24,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều này có nghĩa là việc nhập siêu đối với sản phẩm cao su đã giảm đáng kể so với các năm trước, đồng thời cho thấy năng lực sản xuất của sản phẩm cao su trong nước đã tăng trưởng. Tuy nhiên, để đánh giá năng lực của ngành sản phẩm cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam cho rằng các cơ quan hữu quan cần có những số liệu thống kê cụ thể.
Do phía hải quan đã bóc tách được số liệu xuất khẩu sản phẩm cao su, nên tới đây, trong phần đánh giá các sản phẩm công nghiệp sản xuất trong nước, Bộ Công Thương nên có những số liệu đánh giá riêng về vấn đề sản xuất các sản phẩm cao su, đặc biệt là sản xuất săm lốp cao su đang có những bước tiến triển rất tốt, để khuyến khích phát triển ngành này. Bên cạnh cao su nguyên liệu và sản phẩm cao su, còn có một mặt hàng là gỗ cao su xuất khẩu cũng đã có tăng trưởng đáng kể trong những tháng đầu năm 2010.