Xuất khẩu gạo cán ngưỡng 1 tỷ USD
Thị trường xuất khẩu gạo thế giới đang trong giai đoạn ảm đạm cả về giá lẫn giao dịch do nguồn cung dư thừa
Giá trị xuất khẩu gạo của cả nước từ đầu năm đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Lúa gạo trong nước tuần qua tiếp tục xu hướng giảm giá trong bối cảnh nguồn cung gạo toàn cầu dư dật.
Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1-16/5, xuất khẩu gạo cả nước đạt mức 233.645 tấn, trị giá FOB 95,756 triệu USD, trị giá CIF 105,798 triệu USD. Tính từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã đạt 2,385 triệu tấn, trị giá FOB 1,038 tỷ USD, trị giá CIF 1,087 tỷ USD.
Như vậy, tính đến nay, khối lượng xuất khẩu gạo đã đạt khoảng 30% so với mức mục tiêu 7,5 triệu tấn mà VFA đề ra từ đầu năm. Trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu được 7,72 triệu tấn gạo.
Thị trường xuất khẩu gạo thế giới đang trong giai đoạn ảm đạm cả về giá lẫn giao dịch do nguồn cung dư thừa.
“Nguồn cung gạo trên toàn cầu đang dư thừa nhiều và thị trường hiện thuộc về người mua. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục cho tới cuối năm nay”, ông Samarendu Mohanty, chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế tại Philippines, phát biểu với hãng tin tài chính Bloomberg. “Thái Lan sẽ xả gạo ở mức giá thấp để giảm lượng gạo dự trữ và thu hút một số thị trường gạo giá rẻ ở châu Phi và Trung Đông mà hiện Ấn Độ đang chiếm lĩnh”, ông Mohanty nói.
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế, năm nay Ấn Độ sẽ chỉ xuất khẩu được 7 triệu tấn gạo, giảm 32% so với mức kỷ lục 10,25 triệu tấn gạo trong năm ngoái. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho rằng, Ấn Độ sẽ xuất khẩu được 9 triệu tấn gạo trong năm 2013. Hiện Ấn đang là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế cho rằng, Thái Lan sẽ xuất khẩu được từ 8,5-9 triệu tấn gạo trong năm nay, so với mức xuất 6,95 triệu tấn của năm 2012. Việt Nam được tổ chức này dự báo sẽ xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong năm 2013, bằng với mức dự báo dành cho Ấn Độ.
Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), sản lượng gạo toàn cầu sẽ tăng 2,1% trong năm nay lên mức 497,7 triệu tấn. Lượng gạo tồn kho dự báo sẽ đạt 171,8 triệu tấn do nguồn cung vượt nhu cầu.
Theo dữ liệu của FAO được Bloomberg trích dẫn, giá FOB của gạo Việt Nam loại 25% tấm, một loại gạo tiêu chuẩn ở châu Á, đã giảm xuống mức 361 USD/tấn trong tháng 4 từ mức 373 USD/tấn trong tháng 1. Trong khi đó, giá gạo cùng loại của Ấn Độ tăng lên 418 USD/tấn từ mức 398 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm của Pakistan trong tháng 4 là 378 USD/tấn.
Tại thị trường nội địa, giá lúa gạo tuần qua tiếp tục giảm nhưng chỉ giảm nhẹ. Giá lúa gạo tại ĐBSCL giảm 50 đồng/kg đối với một số loại và đứng yên so với tuần trước đối với một số loại khác.
VFA cho biết, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 4.900 - 5.050 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.100 - 5.250 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.600 - 6.700 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.400 - 6.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.550 - 7.650 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.250 - 7.350 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.050 - 7.150 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1-16/5, xuất khẩu gạo cả nước đạt mức 233.645 tấn, trị giá FOB 95,756 triệu USD, trị giá CIF 105,798 triệu USD. Tính từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã đạt 2,385 triệu tấn, trị giá FOB 1,038 tỷ USD, trị giá CIF 1,087 tỷ USD.
Như vậy, tính đến nay, khối lượng xuất khẩu gạo đã đạt khoảng 30% so với mức mục tiêu 7,5 triệu tấn mà VFA đề ra từ đầu năm. Trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu được 7,72 triệu tấn gạo.
Thị trường xuất khẩu gạo thế giới đang trong giai đoạn ảm đạm cả về giá lẫn giao dịch do nguồn cung dư thừa.
“Nguồn cung gạo trên toàn cầu đang dư thừa nhiều và thị trường hiện thuộc về người mua. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục cho tới cuối năm nay”, ông Samarendu Mohanty, chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế tại Philippines, phát biểu với hãng tin tài chính Bloomberg. “Thái Lan sẽ xả gạo ở mức giá thấp để giảm lượng gạo dự trữ và thu hút một số thị trường gạo giá rẻ ở châu Phi và Trung Đông mà hiện Ấn Độ đang chiếm lĩnh”, ông Mohanty nói.
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế, năm nay Ấn Độ sẽ chỉ xuất khẩu được 7 triệu tấn gạo, giảm 32% so với mức kỷ lục 10,25 triệu tấn gạo trong năm ngoái. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho rằng, Ấn Độ sẽ xuất khẩu được 9 triệu tấn gạo trong năm 2013. Hiện Ấn đang là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế cho rằng, Thái Lan sẽ xuất khẩu được từ 8,5-9 triệu tấn gạo trong năm nay, so với mức xuất 6,95 triệu tấn của năm 2012. Việt Nam được tổ chức này dự báo sẽ xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong năm 2013, bằng với mức dự báo dành cho Ấn Độ.
Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), sản lượng gạo toàn cầu sẽ tăng 2,1% trong năm nay lên mức 497,7 triệu tấn. Lượng gạo tồn kho dự báo sẽ đạt 171,8 triệu tấn do nguồn cung vượt nhu cầu.
Theo dữ liệu của FAO được Bloomberg trích dẫn, giá FOB của gạo Việt Nam loại 25% tấm, một loại gạo tiêu chuẩn ở châu Á, đã giảm xuống mức 361 USD/tấn trong tháng 4 từ mức 373 USD/tấn trong tháng 1. Trong khi đó, giá gạo cùng loại của Ấn Độ tăng lên 418 USD/tấn từ mức 398 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm của Pakistan trong tháng 4 là 378 USD/tấn.
Tại thị trường nội địa, giá lúa gạo tuần qua tiếp tục giảm nhưng chỉ giảm nhẹ. Giá lúa gạo tại ĐBSCL giảm 50 đồng/kg đối với một số loại và đứng yên so với tuần trước đối với một số loại khác.
VFA cho biết, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 4.900 - 5.050 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.100 - 5.250 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.600 - 6.700 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.400 - 6.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.550 - 7.650 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.250 - 7.350 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.050 - 7.150 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.