Xuất khẩu lao động sang Trung Đông: Nhiều doanh nghiệp bị rút giấy phép
Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có công văn tạm thời đình chỉ một số doanh nghiệp đưa lao động sang Qatar
Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có công văn tạm thời đình chỉ một số doanh nghiệp đưa lao động sang Qatar.
Theo Cục, sẽ có khoảng 20 doanh nghiệp phải tạm thời ngừng đưa lao động sang nước này.
Qatar nằm tại Trung Đông - khu vực nhận nhiều lao động nước ngoài nhất thế giới từ trước đến nay. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, chuyện ý thức của lao động Việt Nam tại khu vực này được nhắc đến nhiều.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, để ngăn ngừa tình trạng vô ý thức, vô kỷ luật của người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa cử đoàn cán bộ sang kiểm tra, quán triệt và kiên quyết đưa về nước những lao động thiếu ý thức như đánh nhau, bỏ việc...
Ngoài ra, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã có công văn tạm thời "đình chỉ" một số doanh nghiệp đưa lao động sang Trung Đông, cho đến khi những doanh nghiệp này đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà Cục đề ra như: phải đầu tư bài bản, có đại diện tại nước sở tại, có cơ sở đào tạo nghề…
Ông Quỳnh cũng cho biết, sắp tới Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành đàm phán với cơ quan chức năng của các nước Trung Đông nhằm ký kết hiệp định, tạo khung pháp lý cho các doanh nghiệp đưa lao động vào thị trường này được thuận lợi.
Theo Cục, sẽ có khoảng 20 doanh nghiệp phải tạm thời ngừng đưa lao động sang nước này.
Qatar nằm tại Trung Đông - khu vực nhận nhiều lao động nước ngoài nhất thế giới từ trước đến nay. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, chuyện ý thức của lao động Việt Nam tại khu vực này được nhắc đến nhiều.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, để ngăn ngừa tình trạng vô ý thức, vô kỷ luật của người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa cử đoàn cán bộ sang kiểm tra, quán triệt và kiên quyết đưa về nước những lao động thiếu ý thức như đánh nhau, bỏ việc...
Ngoài ra, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã có công văn tạm thời "đình chỉ" một số doanh nghiệp đưa lao động sang Trung Đông, cho đến khi những doanh nghiệp này đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà Cục đề ra như: phải đầu tư bài bản, có đại diện tại nước sở tại, có cơ sở đào tạo nghề…
Ông Quỳnh cũng cho biết, sắp tới Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành đàm phán với cơ quan chức năng của các nước Trung Đông nhằm ký kết hiệp định, tạo khung pháp lý cho các doanh nghiệp đưa lao động vào thị trường này được thuận lợi.