Xuất khẩu lao động: Triển vọng Trung Đông 2008
Trung Đông sẽ là thị trường trọng tâm, là điểm nhấn của ngành xuất khẩu lao động trong năm nay?
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, Trung Đông sẽ là thị trường trọng tâm, là điểm nhấn của ngành xuất khẩu lao động trong năm nay.
Đây cũng là thị trường được nhiều doanh nghiệp và cơ quan quản lý xác định là thị trường tiềm năng từ năm 2006. Điều đó càng được khẳng định khi hiện nay chúng ta đã có quan hệ chính thức với tất cả các nước trong khu vực về hợp tác lao động và đã ký hiệp định về hợp tác lao động với Qatar đầu năm 2008.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại hàng không (Airseco), một trong những doanh nghiệp đang dẫn đầu về số lượng xuất khẩu lao động sang Trung Đông cho biết, trong khu vực này, Ả rập Xê-út là nước có nhu cầu lao động lớn nhất , mỗi năm cần khoảng 800- 900 nghìn lao động từ các quốc gia có nhu cầu về xuất khẩu lao động, thuộc nhiều ngành nghề. Hiện, Việt Nam đang có khoảng 1500 người làm việc tại đây.
Riêng Qatar, sau lễ ký kết hiệp định lao động, nước này đồng ý tiếp nhận 25.000 lao động Việt Nam trong năm nay. Nếu phía Việt Nam thực hiện được thì có thể đưa cả trăm ngàn lao động vào Qatar trong những năm tới.
Vì thế, vấn đề cốt yếu chỉ còn là liệu Việt Nam có đủ nguồn lao động bảo đảm tay nghề, ngoại ngữ và ý thức kỷ luật tốt để cung ứng cho thị trường này hay không?.
Được biết, hiện cả nước có khoảng 40 doanh nghiệp đã ký hợp đồng cung ứng lao động và chuyên gia sang thị trường Trung Đông. Tuy nhiên, số lao động mà các doanh nghiệp đưa đi hàng năm không nhiều. Duy chỉ có một vài doanh nghiệp đạt ngưỡng hàng nghìn, còn lại chỉ dừng ở con số hàng trăm hay hàng chục.
Trước thực trạng trên, các chuyên gia về xuất khẩu lo ngại, Trung Đông sẽ giống Malaysia, là thị trường bình dân, nhu cầu lớn, dễ đi nhưng người lao động lại không mặn mà.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động sau khi khảo sát thị trường Trung Đông cũng có chung nhận định này. Họ cho rằng, tuy khu vực Trung Đông có nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn, nhưng những trở ngại và khó khăn trong việc đưa người lao động Việt Nam đến đây làm việc lại tỷ lệ thuận với nhu cầu, nên nếu làm không khéo, Trung Đông sẽ là một "Malaysia" thứ hai.
Ông Nguyễn Đức Cường, Phó giám đốc Công ty Vinamex cho biết, thu nhập tại thị trường Trung Đông hiện không cao hơn so với Malaysia là mấy. Cụ thể lao động có tay nghề có mức lương từ 350-400 USD/người/tháng, lao động phổ thông mức lương chỉ từ 200-300 USD/người/tháng tùy theo loại công việc.
Trong khi đó, phong tục, tập quán, khí hậu, ngôn ngữ…của xứ sở đạo Hồi này lại là một khó khăn lớn cho lao động Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Xuân Vui, việc mở rộng thị trường bình dân, tiếp nhận số lượng lớn lao động như Trung Đông là điều rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, không nên xuất khẩu lao động một cách tràn lan, không đảm bảo chất lượng, bởi khi sang đó, nếu chất lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu, hoặc là sẽ bị trả về, hoặc lao động sẽ phải chịu mức thu nhấp thấp.
Trả lời VnEconomy về vấn đề làm thế nào để quản lý và bảo đảm quyền lợi cho người lao động cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu lao động với thị trường Trung Đông tiềm năng, ông Nguyến Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nói, hiện Bộ đã đề xuất Chính phủ xây dựng các cơ chế chính sách, ưu đãi làm cơ sở pháp lý cho việc đưa và quản lý lao động vào thị trường này.
Theo đó, ngoài việc giảm thấp nhất mức chi phí cho người lao động khi đi, Nhà nước sẽ có các quy định hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư, mở rộng thị trường này.
Đây cũng là thị trường được nhiều doanh nghiệp và cơ quan quản lý xác định là thị trường tiềm năng từ năm 2006. Điều đó càng được khẳng định khi hiện nay chúng ta đã có quan hệ chính thức với tất cả các nước trong khu vực về hợp tác lao động và đã ký hiệp định về hợp tác lao động với Qatar đầu năm 2008.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại hàng không (Airseco), một trong những doanh nghiệp đang dẫn đầu về số lượng xuất khẩu lao động sang Trung Đông cho biết, trong khu vực này, Ả rập Xê-út là nước có nhu cầu lao động lớn nhất , mỗi năm cần khoảng 800- 900 nghìn lao động từ các quốc gia có nhu cầu về xuất khẩu lao động, thuộc nhiều ngành nghề. Hiện, Việt Nam đang có khoảng 1500 người làm việc tại đây.
Riêng Qatar, sau lễ ký kết hiệp định lao động, nước này đồng ý tiếp nhận 25.000 lao động Việt Nam trong năm nay. Nếu phía Việt Nam thực hiện được thì có thể đưa cả trăm ngàn lao động vào Qatar trong những năm tới.
Vì thế, vấn đề cốt yếu chỉ còn là liệu Việt Nam có đủ nguồn lao động bảo đảm tay nghề, ngoại ngữ và ý thức kỷ luật tốt để cung ứng cho thị trường này hay không?.
Được biết, hiện cả nước có khoảng 40 doanh nghiệp đã ký hợp đồng cung ứng lao động và chuyên gia sang thị trường Trung Đông. Tuy nhiên, số lao động mà các doanh nghiệp đưa đi hàng năm không nhiều. Duy chỉ có một vài doanh nghiệp đạt ngưỡng hàng nghìn, còn lại chỉ dừng ở con số hàng trăm hay hàng chục.
Trước thực trạng trên, các chuyên gia về xuất khẩu lo ngại, Trung Đông sẽ giống Malaysia, là thị trường bình dân, nhu cầu lớn, dễ đi nhưng người lao động lại không mặn mà.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động sau khi khảo sát thị trường Trung Đông cũng có chung nhận định này. Họ cho rằng, tuy khu vực Trung Đông có nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn, nhưng những trở ngại và khó khăn trong việc đưa người lao động Việt Nam đến đây làm việc lại tỷ lệ thuận với nhu cầu, nên nếu làm không khéo, Trung Đông sẽ là một "Malaysia" thứ hai.
Ông Nguyễn Đức Cường, Phó giám đốc Công ty Vinamex cho biết, thu nhập tại thị trường Trung Đông hiện không cao hơn so với Malaysia là mấy. Cụ thể lao động có tay nghề có mức lương từ 350-400 USD/người/tháng, lao động phổ thông mức lương chỉ từ 200-300 USD/người/tháng tùy theo loại công việc.
Trong khi đó, phong tục, tập quán, khí hậu, ngôn ngữ…của xứ sở đạo Hồi này lại là một khó khăn lớn cho lao động Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Xuân Vui, việc mở rộng thị trường bình dân, tiếp nhận số lượng lớn lao động như Trung Đông là điều rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, không nên xuất khẩu lao động một cách tràn lan, không đảm bảo chất lượng, bởi khi sang đó, nếu chất lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu, hoặc là sẽ bị trả về, hoặc lao động sẽ phải chịu mức thu nhấp thấp.
Trả lời VnEconomy về vấn đề làm thế nào để quản lý và bảo đảm quyền lợi cho người lao động cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu lao động với thị trường Trung Đông tiềm năng, ông Nguyến Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nói, hiện Bộ đã đề xuất Chính phủ xây dựng các cơ chế chính sách, ưu đãi làm cơ sở pháp lý cho việc đưa và quản lý lao động vào thị trường này.
Theo đó, ngoài việc giảm thấp nhất mức chi phí cho người lao động khi đi, Nhà nước sẽ có các quy định hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư, mở rộng thị trường này.