Xúc tiến đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ
Dù có nhiều lợi thế nhưng hoạt động đầu tư của khu vực Bắc Trung Bộ đến nay vẫn còn ở dạng "tiềm năng"
Dù có nhiều lợi thế về hạ tầng giao thông thuận tiện, nhiều khu kinh tế tập trung, dân số lớn và chính sách cởi mở, nhưng hoạt động đầu tư của khu vực Bắc Trung Bộ đến nay vẫn còn ở dạng "tiềm năng".
Để khơi dòng vốn vào khu vực này, sáng 29/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ đã tổ chức họp báo công bố chương trình Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17/10 tới đây tại Nghệ An.
Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, đây là Hội nghị xúc tiến đầu tư cấp quốc gia, được sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Các vấn đề được đề cập tại Hội nghị này bao gồm chính sách thu hút đầu tư, kết nối hạ tầng khu vực, phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực… là những nội dung nhà đầu tư hiện đang rất quan tâm.
Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tìm hiểu thông tin, xúc tiến các quan hệ hợp tác, đầu tư vào 6 địa phương Bắc Trung Bộ.
Khu vực Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, có tổng diện tích hơn 50 nghìn km2, dân số khoảng 10 triệu người, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ chế thu hút đầu tư…
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngài cho biết, tính đến nay toàn khu vực mới có 243 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng giá trị đầu tư đăng ký khoảng 19,9 tỷ USD, chiếm gần 10% vốn đăng ký FDI của cả nước. Mặc dù chưa thu hút được nhiều dự án FDI, nhưng đây là khu vực có nhiều dự án lớn về hóa dầu, điện, xi măng, thép…
Cục trưởng Hoàng nhận xét, nhìn vào con số về dự án đầu tư nước ngoài đến nay chênh lệch lớn so với cả nước, khoảng 13 nghìn dự án, thì 243 dự án với vốn đăng ký chỉ gần 10% cho thấy, dự án ở khu vực này quy mô vốn rất lớn và đây cũng là khu vực đầy tiềm năng.
Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại buổi họp báo, môi trường đầu tư tại khu vực Bắc Trung Bộ có rất nhiều lợi thế. Toàn khu vực có 5 khu kinh tế ven biển, 3 khu kinh tế cửa khẩu, nhiều sân bay, bến cảng… Theo quy định hiện nay, nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư vào các khu kinh tế sẽ được nhà nước hỗ trợ đầu tư đồng bộ về hạ tầng và được hưởng ưu đãi đặc biệt.
Ngoài ra, khu vực cũng khắc phục được khó khăn của các địa bàn đầu tư quen thuộc trước đây, chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Nam và phía Bắc, như ô nhiễm môi trường, thiếu lao động…
Tại thời điểm này, khu vực 6 tỉnh Bắc Trung Bộ đã hình thành những mũi nhọn công nghiệp riêng với Hà tĩnh nổi lên là công nghiệp thép; Thanh Hóa là hóa dầu, điện, xi măng; Thừa Thiên - Huế nổi tiếng với những địa danh văn hóa, du lịch…
Ông Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An thông tin thêm, địa phương này đang hình thành một trung tâm dịch vụ của khu vực, với nhiều lợi thế sân bay, bến cảng, dịch vụ tài chính, giáo dục, y tế…
Theo ban tổ chức, dự kiến Hội nghị sẽ đón khoảng 500 đại biểu đến tham dự, trong đó khoảng 400 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Để khơi dòng vốn vào khu vực này, sáng 29/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ đã tổ chức họp báo công bố chương trình Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17/10 tới đây tại Nghệ An.
Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, đây là Hội nghị xúc tiến đầu tư cấp quốc gia, được sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Các vấn đề được đề cập tại Hội nghị này bao gồm chính sách thu hút đầu tư, kết nối hạ tầng khu vực, phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực… là những nội dung nhà đầu tư hiện đang rất quan tâm.
Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tìm hiểu thông tin, xúc tiến các quan hệ hợp tác, đầu tư vào 6 địa phương Bắc Trung Bộ.
Khu vực Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, có tổng diện tích hơn 50 nghìn km2, dân số khoảng 10 triệu người, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ chế thu hút đầu tư…
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngài cho biết, tính đến nay toàn khu vực mới có 243 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng giá trị đầu tư đăng ký khoảng 19,9 tỷ USD, chiếm gần 10% vốn đăng ký FDI của cả nước. Mặc dù chưa thu hút được nhiều dự án FDI, nhưng đây là khu vực có nhiều dự án lớn về hóa dầu, điện, xi măng, thép…
Cục trưởng Hoàng nhận xét, nhìn vào con số về dự án đầu tư nước ngoài đến nay chênh lệch lớn so với cả nước, khoảng 13 nghìn dự án, thì 243 dự án với vốn đăng ký chỉ gần 10% cho thấy, dự án ở khu vực này quy mô vốn rất lớn và đây cũng là khu vực đầy tiềm năng.
Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại buổi họp báo, môi trường đầu tư tại khu vực Bắc Trung Bộ có rất nhiều lợi thế. Toàn khu vực có 5 khu kinh tế ven biển, 3 khu kinh tế cửa khẩu, nhiều sân bay, bến cảng… Theo quy định hiện nay, nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư vào các khu kinh tế sẽ được nhà nước hỗ trợ đầu tư đồng bộ về hạ tầng và được hưởng ưu đãi đặc biệt.
Ngoài ra, khu vực cũng khắc phục được khó khăn của các địa bàn đầu tư quen thuộc trước đây, chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Nam và phía Bắc, như ô nhiễm môi trường, thiếu lao động…
Tại thời điểm này, khu vực 6 tỉnh Bắc Trung Bộ đã hình thành những mũi nhọn công nghiệp riêng với Hà tĩnh nổi lên là công nghiệp thép; Thanh Hóa là hóa dầu, điện, xi măng; Thừa Thiên - Huế nổi tiếng với những địa danh văn hóa, du lịch…
Ông Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An thông tin thêm, địa phương này đang hình thành một trung tâm dịch vụ của khu vực, với nhiều lợi thế sân bay, bến cảng, dịch vụ tài chính, giáo dục, y tế…
Theo ban tổ chức, dự kiến Hội nghị sẽ đón khoảng 500 đại biểu đến tham dự, trong đó khoảng 400 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước.