Yêu cầu cấp điện cho Hà Nội ở chế độ ưu tiên
UBND thành phố Hà Nội vừa có chỉ thị về việc sử dụng và cấp điện trên phạm vi thành phố trong thời gian tới
UBND thành phố Hà Nội vừa có chỉ thị về việc sử dụng và cấp điện trên phạm vi thành phố trong thời gian tới, liên quan đến vấn đề căng thẳng cấp điện mùa khô năm 2010.
Cụ thể, tại chỉ thị số 10/CT-UBND được ban hành ngày 4/5, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội được yêu cầu cấp điện cho thành phố ở chế độ ưu tiên.
Chỉ thị nêu rõ, Tổng công ty phải ưu tiên cấp điện phục vụ các sự kiện chính trị - xã hội, các sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn thủ đô Hà Nội; thực hiện điều hòa tiết giảm điện phải theo nguyên tắc luân phiên, công bằng, tránh tình trạng kéo dài ở một khu vực; bố trí kế hoạch cải tạo lưới điện hợp lý, hạn chế sự cố và giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất...
Ngoài ra, văn bản cũng yêu cầu các cơ quan, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố nghiêm túc thực hiện các biện pháp sử dụng điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Đối với các cơ sở sản xuất, chỉ thị yêu cầu phải xây dựng định mức tiêu hao năng lượng cho mỗi đơn vị sản phẩm, xây dựng chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng làm cơ sở thực hiện và để kiểm tra, giám sát; bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị sử dụng điện công suất lớn vào giờ cao điểm, các thiết bị hoạt động ở chế độ không tải; kiểm tra thường xuyên việc sử dụng điện, tắt các thiết bị điện, đèn chiếu sáng khi không có nhu cầu sử dụng…
Đặc biệt, với các cơ sở sản xuất có mức tiêu thụ điện lớn (công suất sử dụng điện trung bình từ 500 KW trở lên hoặc tiêu thụ điện hàng năm từ 3.000.000 kWh trở lên) cần bố trí cán bộ quản lý năng lượng chuyên trách; định kỳ thực hiện kiểm toán năng lượng...
Đối với các tòa nhà và trụ sở làm việc, phải có phương án đảm bảo cách nhiệt khi sử dụng máy điều hòa, tận dụng tối đa ánh sáng ngoài trời; tắt các thiết bị sử dụng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc; chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết và chỉ để chế độ làm mát từ 25 độ C trở lên, tắt điều hòa 30 phút trước khi hết giờ làm việc…
Các cơ sở kinh doanh có sử dụng đèn quảng cáo phải hạn chế việc sử dụng đèn có công suất lớn; thay thế các loại đèn sợi đốt có hiệu suất sử dụng thấp bằng các loại đèn tiết kiệm điện.
Với chiếu sáng đô thị, cần điều chỉnh thời gian bật, tắt chiếu sáng công cộng hợp lý, đảm bảo không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trật tự an ninh công cộng của thành phố…
Các hộ gia đình được yêu cầu hạn chế tối đa sử dụng các thiết bị điện trong giờ cao điểm; lựa chọn các sản phẩm đèn chiếu sáng tiết kiệm điện; tận dụng ánh sáng, thông gió tự nhiên; tắt các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng…
UBND thành phố cũng giao Sở Công Thương tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, không thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trên địa bàn.
Cụ thể, tại chỉ thị số 10/CT-UBND được ban hành ngày 4/5, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội được yêu cầu cấp điện cho thành phố ở chế độ ưu tiên.
Chỉ thị nêu rõ, Tổng công ty phải ưu tiên cấp điện phục vụ các sự kiện chính trị - xã hội, các sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn thủ đô Hà Nội; thực hiện điều hòa tiết giảm điện phải theo nguyên tắc luân phiên, công bằng, tránh tình trạng kéo dài ở một khu vực; bố trí kế hoạch cải tạo lưới điện hợp lý, hạn chế sự cố và giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất...
Ngoài ra, văn bản cũng yêu cầu các cơ quan, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố nghiêm túc thực hiện các biện pháp sử dụng điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Đối với các cơ sở sản xuất, chỉ thị yêu cầu phải xây dựng định mức tiêu hao năng lượng cho mỗi đơn vị sản phẩm, xây dựng chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng làm cơ sở thực hiện và để kiểm tra, giám sát; bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị sử dụng điện công suất lớn vào giờ cao điểm, các thiết bị hoạt động ở chế độ không tải; kiểm tra thường xuyên việc sử dụng điện, tắt các thiết bị điện, đèn chiếu sáng khi không có nhu cầu sử dụng…
Đặc biệt, với các cơ sở sản xuất có mức tiêu thụ điện lớn (công suất sử dụng điện trung bình từ 500 KW trở lên hoặc tiêu thụ điện hàng năm từ 3.000.000 kWh trở lên) cần bố trí cán bộ quản lý năng lượng chuyên trách; định kỳ thực hiện kiểm toán năng lượng...
Đối với các tòa nhà và trụ sở làm việc, phải có phương án đảm bảo cách nhiệt khi sử dụng máy điều hòa, tận dụng tối đa ánh sáng ngoài trời; tắt các thiết bị sử dụng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc; chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết và chỉ để chế độ làm mát từ 25 độ C trở lên, tắt điều hòa 30 phút trước khi hết giờ làm việc…
Các cơ sở kinh doanh có sử dụng đèn quảng cáo phải hạn chế việc sử dụng đèn có công suất lớn; thay thế các loại đèn sợi đốt có hiệu suất sử dụng thấp bằng các loại đèn tiết kiệm điện.
Với chiếu sáng đô thị, cần điều chỉnh thời gian bật, tắt chiếu sáng công cộng hợp lý, đảm bảo không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trật tự an ninh công cộng của thành phố…
Các hộ gia đình được yêu cầu hạn chế tối đa sử dụng các thiết bị điện trong giờ cao điểm; lựa chọn các sản phẩm đèn chiếu sáng tiết kiệm điện; tận dụng ánh sáng, thông gió tự nhiên; tắt các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng…
UBND thành phố cũng giao Sở Công Thương tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, không thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trên địa bàn.