Yêu cầu kiểm tra tin Việt Nam đầu bảng thế giới về kháng thuốc
Một trong những nguyên nhân quan trọng của việc kháng thuốc kháng sinh là do bác sỹ lạm dụng trong việc kê thuốc kháng sinh liều cao
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ Y tế kiểm tra nội dung phản ánh trên báo chí về tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đứng đầu thế giới, báo cáo trước ngày 15/12 tới.
Theo phản ánh của báo chí, mặc dù thuốc kháng sinh là thuốc bán theo đơn của bác sĩ, nhưng tại Việt Nam thuốc kháng sinh được bán ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào mà không cần chỉ định đã gây nên tình trạng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến việc người sử dụng khi có bệnh bị kháng thuốc, phải chịu chi phí cao để được điều trị bằng những dòng thuốc mới.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn cầu. Đáng báo động hơn, trong số các quốc gia có tình trạng kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng thì Việt Nam là một trong số những nước đứng đầu.
Trao đổi với báo chí mới đây, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê, khẳng định kháng thuốc hiện không của riêng quốc gia nào mà là vấn đề y tế toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển. WHO xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới.
Đáng báo động khi ở Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn kháng đa thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng đặc biệt ở nhóm vi khuẩn gram âm, thường xuất hiện trong các bệnh viện (BV) đã có vi khuẩn biến đổi gen đa kháng với carbapenem thế hệ mới.
Thậm chí có những chủng vi khuẩn đã biến đổi gien và kháng với tất cả loại kháng sinh hiện có. Vì thế, WHO nhận định dịch tễ lao ở Việt Nam còn diễn biến phức tạp.
Năm 2015, Việt Nam vẫn đứng thứ 12 trong 22 nước có số người bệnh lao cao và đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc. Tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 2,7% trong số bệnh nhân lao mới (khoảng 4.800 bệnh nhân) và chiếm 19% trong số bệnh nhân lao điều trị lại (khoảng 3.400 bệnh nhân).
Đại diện Bộ Y tế, cho hay một trong những nguyên nhân quan trọng của việc kháng thuốc kháng sinh là do bác sỹ lạm dụng trong việc kê thuốc kháng sinh liều cao, thế hệ mới hoặc không phù hợp cho các bệnh nhân.
Theo phản ánh của báo chí, mặc dù thuốc kháng sinh là thuốc bán theo đơn của bác sĩ, nhưng tại Việt Nam thuốc kháng sinh được bán ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào mà không cần chỉ định đã gây nên tình trạng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến việc người sử dụng khi có bệnh bị kháng thuốc, phải chịu chi phí cao để được điều trị bằng những dòng thuốc mới.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn cầu. Đáng báo động hơn, trong số các quốc gia có tình trạng kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng thì Việt Nam là một trong số những nước đứng đầu.
Trao đổi với báo chí mới đây, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê, khẳng định kháng thuốc hiện không của riêng quốc gia nào mà là vấn đề y tế toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển. WHO xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới.
Đáng báo động khi ở Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn kháng đa thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng đặc biệt ở nhóm vi khuẩn gram âm, thường xuất hiện trong các bệnh viện (BV) đã có vi khuẩn biến đổi gen đa kháng với carbapenem thế hệ mới.
Thậm chí có những chủng vi khuẩn đã biến đổi gien và kháng với tất cả loại kháng sinh hiện có. Vì thế, WHO nhận định dịch tễ lao ở Việt Nam còn diễn biến phức tạp.
Năm 2015, Việt Nam vẫn đứng thứ 12 trong 22 nước có số người bệnh lao cao và đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc. Tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 2,7% trong số bệnh nhân lao mới (khoảng 4.800 bệnh nhân) và chiếm 19% trong số bệnh nhân lao điều trị lại (khoảng 3.400 bệnh nhân).
Đại diện Bộ Y tế, cho hay một trong những nguyên nhân quan trọng của việc kháng thuốc kháng sinh là do bác sỹ lạm dụng trong việc kê thuốc kháng sinh liều cao, thế hệ mới hoặc không phù hợp cho các bệnh nhân.