Yêu cầu thay nhà thầu Trung Quốc tại dự án đường sắt trên cao
Sau tai nạn liên tiếp, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu thay giám đốc dự án và nhà thầu thi công 12 ga tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải vừa có chỉ đạo rà soát, tìm kiếm đơn vị khác để thay thế nhà thầu Trung Quốc thi công 12 nhà ga dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải với Tổng giám đốc Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tập đoàn Cục 6) về vấn đề an toàn và tiến độ của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu các cơ quan, đơn vị trước ngày 15/1 phải hoàn thành nội dung trên mà Bộ đưa ra.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng thông báo lại các kết luận của Bộ trưởng Đinh La Thăng trong cuộc họp chiều ngày 4/1 cho Tổng giám đốc Tập đoàn Cục 6 và đề nghị phía Tập đoàn có ý kiến về những vấn đề này để triển khai các công việc theo đúng quy định hiện hành và đảm bảo tốt cho dự án.
Về phía nhà thầu, Tổng giám đốc Tập đoàn Cục 6 Mã Giang Kiềm cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Tập đoàn Cục 6 đã họp bàn và chỉnh sửa các vấn đề liên quan để đảm bảo an toàn cho dự án, đồng thời sẽ xem xét chỉnh đốn lại phương pháp quản lý.
Đặc biệt, Tập đoàn Cục 6 cũng hứa sẽ không để tiếp tục xảy ra tình trạng như vậy.
“Về vấn đề an toàn, chúng tôi sẽ thành lập tổ giám sát an toàn kỹ thuật riêng cho dự án. Tập đoàn và bên phía công ty công trình hải ngoại sẽ thành lập một tổ chuyên gia riêng về thực hiện dự án này. Chúng tôi sẽ đảm bảo năng lực của các nhân viên giám sát an toàn. Căn cứ vào tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Thăng, Tập đoàn sẽ thay giám đốc dự án, sẽ cắt cử giám đốc dự án có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để sang bên Việt Nam làm Tổng chỉ huy”, ông Kiềm cho biết.
Phía Tập đoàn cũng sẽ kiểm tra quy mô lớn và chỉnh lý lại an toàn trên toàn tuyến; kiểm tra lại toàn bộ giàn giáo thi công của tất cả các nhà ga, lao lắp dầm…; thẩm tra lại bản vẽ thiết kế thi công, an toan lao động, con người của dự án; tính toán lại các chỉ số về an toàn và làm lại. Bất kỳ công tác thi công nào không tuân thủ biện pháp an toàn, biện pháp thi công thì phía Tập đoàn sẽ cho ngừng việc thi công.
Về nhà thầu phụ thi công, Tập đoàn tiến hành đào tạo và kiểm tra lại tư cách của nhà thầu phụ theo yêu cầu của Bộ; lựa chọn nhà thầu phụ mới mà Bộ Giao thông Vận tải và Ban Quản lý dự án đường sắt giới thiệu có đủ năng lực và trình độ chuyên môn vào thực hiện dự án.
Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, dự án được thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC nên vai trò của tổng thầu là hết sức quan trọng. Đồng thời, tổng thầu phải chịu trách nhiệm chính về dự án, về chất lượng, tiến độ cũng như hiệu quả của dự án.
Thứ trưởng yêu cầu: “Tổng thầu phải thay ngay giám đốc điều hành. Tổ chức các bộ phận thường trực thiết kế tại Việt Nam để đáp ứng thiết kế thi công. Đưa chuyên gia giỏi sang để thực hiện dự án. Tất cả thay đổi nhân sự và tổ chức phải báo cáo Bộ trước 10/1. Đề nghị ông Tổng giám đốc Mã Giang Kiềm trực tiếp ký nhân sự. Coi đó là lời hứa cơ bản nhất với Bộ trưởng. Tổng giám đốc ít nhất một quý phải sang họp tại Việt Nam, hàng tháng phải cử phó tổng giám đốc họp. 3 tháng họp một lần với Bộ, kiểm điểm mọi vấn đề”.
Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải với Tổng giám đốc Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tập đoàn Cục 6) về vấn đề an toàn và tiến độ của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu các cơ quan, đơn vị trước ngày 15/1 phải hoàn thành nội dung trên mà Bộ đưa ra.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng thông báo lại các kết luận của Bộ trưởng Đinh La Thăng trong cuộc họp chiều ngày 4/1 cho Tổng giám đốc Tập đoàn Cục 6 và đề nghị phía Tập đoàn có ý kiến về những vấn đề này để triển khai các công việc theo đúng quy định hiện hành và đảm bảo tốt cho dự án.
Về phía nhà thầu, Tổng giám đốc Tập đoàn Cục 6 Mã Giang Kiềm cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Tập đoàn Cục 6 đã họp bàn và chỉnh sửa các vấn đề liên quan để đảm bảo an toàn cho dự án, đồng thời sẽ xem xét chỉnh đốn lại phương pháp quản lý.
Đặc biệt, Tập đoàn Cục 6 cũng hứa sẽ không để tiếp tục xảy ra tình trạng như vậy.
“Về vấn đề an toàn, chúng tôi sẽ thành lập tổ giám sát an toàn kỹ thuật riêng cho dự án. Tập đoàn và bên phía công ty công trình hải ngoại sẽ thành lập một tổ chuyên gia riêng về thực hiện dự án này. Chúng tôi sẽ đảm bảo năng lực của các nhân viên giám sát an toàn. Căn cứ vào tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Thăng, Tập đoàn sẽ thay giám đốc dự án, sẽ cắt cử giám đốc dự án có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để sang bên Việt Nam làm Tổng chỉ huy”, ông Kiềm cho biết.
Phía Tập đoàn cũng sẽ kiểm tra quy mô lớn và chỉnh lý lại an toàn trên toàn tuyến; kiểm tra lại toàn bộ giàn giáo thi công của tất cả các nhà ga, lao lắp dầm…; thẩm tra lại bản vẽ thiết kế thi công, an toan lao động, con người của dự án; tính toán lại các chỉ số về an toàn và làm lại. Bất kỳ công tác thi công nào không tuân thủ biện pháp an toàn, biện pháp thi công thì phía Tập đoàn sẽ cho ngừng việc thi công.
Về nhà thầu phụ thi công, Tập đoàn tiến hành đào tạo và kiểm tra lại tư cách của nhà thầu phụ theo yêu cầu của Bộ; lựa chọn nhà thầu phụ mới mà Bộ Giao thông Vận tải và Ban Quản lý dự án đường sắt giới thiệu có đủ năng lực và trình độ chuyên môn vào thực hiện dự án.
Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, dự án được thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC nên vai trò của tổng thầu là hết sức quan trọng. Đồng thời, tổng thầu phải chịu trách nhiệm chính về dự án, về chất lượng, tiến độ cũng như hiệu quả của dự án.
Thứ trưởng yêu cầu: “Tổng thầu phải thay ngay giám đốc điều hành. Tổ chức các bộ phận thường trực thiết kế tại Việt Nam để đáp ứng thiết kế thi công. Đưa chuyên gia giỏi sang để thực hiện dự án. Tất cả thay đổi nhân sự và tổ chức phải báo cáo Bộ trước 10/1. Đề nghị ông Tổng giám đốc Mã Giang Kiềm trực tiếp ký nhân sự. Coi đó là lời hứa cơ bản nhất với Bộ trưởng. Tổng giám đốc ít nhất một quý phải sang họp tại Việt Nam, hàng tháng phải cử phó tổng giám đốc họp. 3 tháng họp một lần với Bộ, kiểm điểm mọi vấn đề”.